"Tôi không có sự lựa chọn nhưng phải làm như vậy để bảo vệ bức tượng lâu dài", Hòa thượng Chisen Inoshita, 70 tuổi, trụ trì chùa Seitaiji tại thành phố phía tây Nhật Bản này cho biết. "Mọi người có thể viếng chùa để cầu nguyện khi pho tượng - mặc dù là một bản sao - vẫn còn đó".
Tượng Phật lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Wakayama
- những bức tượng này đã bị đánh cắp trước đó - Ảnh: Yoshiko Sato
Seitaiji không phải là ngôi chùa duy nhất dùng các biện pháp đặc biệt trong bối cảnh thay đổi nhân khẩu tại Nhật Bản và gia tăng các tên trộm vô liêm sỉ.
Theo Vụ Văn hóa, ít nhất 105 vụ trộm cắp tài sản văn hóa đã được báo cáo giữa các năm 2007 và 2009 trên khắp Nhật Bản, trong đó có 20 trường hợp ở tỉnh Wakayama, 13 ở tỉnh Shiga, và 11 vụ ở các tỉnh Gunma và Shizuoka.
Hầu hết các tài sản không được chỉ định là báu vật văn hóa và đã được đưa ra khỏi các khu vực có ít dân vì đất đai chật hẹp.
Chùa Seitaiji đã quyết định không đánh liều với bức tượng Phật A Di Đà cao 90cm của mình, một tài sản văn hóa có niên đại từ thời kỳ Kamakura (1192-1333). Bức tượng đã được lưu giữ tại Bảo tàng Shimane của Ancient Izumo vì mục đích an toàn kể từ năm ngoái.
Chùa Seitaiji đã không có trụ trì sau khi người tiền nhiệm của Hòa thượng Inoshita không còn trụ trì hơn 30 năm trước đây. Mặc dù ngôi chùa hiện đang được quản lý bởi thầy Inoshita, nhưng Hòa thượng có thể không luôn luôn ở đó vì còn phải có nhiệm vụ tại một ngôi chùa khác.
Dân số Gotsu đã giảm 2/3 so với năm 1956, khi đó là 37.000. Số lượng tín đồ địa phương tại Seitaiji đã giảm đến 20 hộ gia đình từ con số 50 trước Thế chiến thứ II.
Bảo tàng Shimane cho biết họ đã được yêu cầu lưu giữ 4 pho tượng Phật giáo và các phương tiện khác của nhà chùa trong 5 năm qua vì nhà chùa không thể tự giữ các tài sản được bởi tình trạng thu hẹp và lão hóa dân số địa phương.
Trong 20 năm kể từ năm 1995, các chùa và cộng đồng địa phương đã tìm cách bảo vệ tài sản quan trọng, gửi hoặc tặng 164 bức tượng Phật cho các bảo tàng lớn cho chính quyền các tỉnh.
13 trong số 52 viện bảo tàng lịch sử trực thuộc tỉnh đã lưu trữ các tài sản văn hóa theo yêu cầu của 61 ngôi chùa và các cá nhân khác.
Kết quả khảo sát cho thấy 62 trong những bức tượng được chỉ định là tài sản văn hóa, trong đó có 3 tài sản quan trọng cấp nhà nước và 25 di sản văn hóa cấp tỉnh.
Bức tượng Phật A Di Đà cao 90cm tại chùa Seitaiji được tạo ra bằng công nghệ 3-D
Kensuke Nedachi, giáo sư sử học nghiên cứu các tác phẩm điêu khắc Nhật Bản tại Đại học Kyoto, cho biết cơ quan chức năng nên giới thiệu các thiết bị và hệ thống để bảo vệ các bức tượng Phật.
"Một giải pháp là giới thiệu các thiết bị lưu trữ tạm thời các bức tượng", Nedachi nói. "Cũng quan trọng khi thiết lập các hệ thống bảo vệ các bức tượng Phật giáo trong cộng đồng địa phương bằng việc nhờ những người về hưu và tình nguyện viên khác tuần tra các ngôi chùa".
Theo Asahi Shimbun