Phật Học Online

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Trí tuệ cho con người sự tin tưởng vào cuộc đời và những điều mình đang làm là hoàn toàn đúng đắn.
Một lần Đức Phật và các đệ tử của ngài đang ở Savatthi – một thành phố thuộc nước Ấn Độ cổ. Trong giờ giảng đạo, có một đệ tử tên là Ananda hỏi ngài các quy tắc để có được một cuộc sống an lành và luôn đi đúng mục tiêu mà mỗi người lựa chọn.

Trong giờ giảng đạo, có một đệ tử tên là Ananda hỏi Đức Phật về cách làm thế nào để có được một cuộc sống an lành và luôn đi đúng mục tiêu đã chọn.

Một lần Đức Phật và các đệ tử của ngài đang ở Savatthi – một thành phố thuộc nước Ấn Độ cổ. Trong giờ giảng đạo, có một đệ tử tên là Ananda hỏi ngài các quy tắc để có được một cuộc sống an lành và luôn đi đúng mục tiêu mà mỗi người lựa chọn.

 Ananda hỏi: "Thưa đức Phật, ngài có thể cho chúng con biết làm thế nào để luôn sống tử tế, hào phóng, hài lòng với cuộc sống, luôn tin tưởng và tập trung tinh thần?"

Đức Phật lúc này đang niệm và giảng đạo, đột nhiên ngài nói: "Ta nghĩ có một ai đó ở đây trong lòng đang còn nhiều mối âu lo và không thể tập trung tinh thần cho buổi giảng này, vì vậy, ta muốn người đó bước ra ngoài trước khi ta bắt đầu trả lời câu hỏi đó."

Và quả thật, có một đệ tử trong lòng đang không tin tưởng vào những điều đức Phật giảng trong buổi giảng đó, người này được yêu cầu rời khỏi phòng.

Phương thức sống an lành theo lời Phật dạy

Trí tuệ cho con người sự tin tưởng vào cuộc đời và những điều mình đang làm là hoàn toàn đúng đắn.

Ảnh minh họa.Khi người đệ tử đó bước ra ngoài, Đức Phật bắt đầu trả lời câu hỏi của Ananda bằng hình ảnh của đại dương rộng lớn. 

Ngài nói hãy nhìn đại dương để hiểu những quy tắc dẫn dắt một cuộc sống an lành và hiểu biết về thế giới xung quanh:

“Với ta, đại dương tuyệt vời có tám phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu mà con người rất nên học tập: Một là, đại dương trở nên sâu và rộng lớn sau rất nhiều thời gian bồi đắp, không phải tự nhiên mà thành.

Thứ hai, hãy nhìn vào sự ổn định của đại dương: nước biển luôn luôn nằm trong giới hạn, không bao giờ vượt quá dòng thủy triều cao nhất dâng lên bãi biển hàng ngày.

Thứ ba, nếu có một xác chết trên đại dương rộng lớn, đại dương sẽ rửa sạch xác chết và trả lại nó vào bờ.

Thêm nữa, khi những con sông lớn, như sông Hằng, sông Yamuna và sông Sarubhu chảy vào biển, chúng sẽ không còn là những dòng sông với tên riêng và dòng nước riêng nữa, mà trở thành một phần của đại dương rộng lớn.

Thứ năm, mặc dù tất cả các con sông trên thế giới chảy vào đại dương và mưa rơi xuống từ bầu trời, mực nước biển không tăng hoặc giảm mà vẫn giữ nguyên.

Sáu là, đại dương ở khắp nơi nhưng chỉ có một hương vị - vị của muối.

Không chỉ vậy, đại dương chứa những thứ quý giá như ngọc trai, san hô, tinh thể, ruby, vàng và bạc. 

Và cuối cùng, đại dương thẳm sâu là nơi trú ngụ của nhiều sinh vật tuyệt vời khó tưởng tượng, như cá voi, rắn độc và những con cá khổng lồ màu sắc sặc sỡ."

Ananda hỏi: "Thưa ngài, những nguyên tắc này sẽ giúp con người có cuộc sống an lành và hiểu biết về thế giới xung quanh như thế nào ạ?"

Đoạn, đức Phật tiếp lời:

"Như đại dương trở nên sâu rộng sau thời gian dài bồi đắp, con người cũng tiến bộ sau từng nỗ lực, từng bước đi nhỏ. Không ai bỗng nhiên hiểu biết hay thành công sau chỉ một ngày.

Như giới hạn bởi thủy triều lúc lên cao nhất, con người dù ở đâu cũng phải giữ được cho mình những quy tắc dẫn dắt một lối sống tử tế, luôn biết hài lòng, luôn tin tưởng và tập trung tinh thần.

Như những xác chết giữa đại dương mênh mông vẫn chỉ trôi vào bờ biển, con người khi không giữ được những nguyên tắc sống tử tế thì không thể theo đuổi cuộc sống an nhiên và hiểu biết trọn vẹn về cuộc đời.

Như những dòng sông mang tên và từ những vùng địa lý khác nhau đều nhập thành một khi hòa vào đại dương, con người – bất kể giàu, nghèo hay sự khác biệt xuất thân, màu da – đều bình đẳng khi họ bước trên con đường chinh phục những kiến thức này.

Như cách mà đại dương luôn ổn định dù cho bao nhiêu con sông đổ về phía biển hay mưa từ trên trời rơi xuống, mặc dù mỗi người có con đường riêng, lối đi riêng để chinh phục kiến thức và hiểu biết, nhưng trí tuệ hay sự hiểu biết thật sự luôn luôn chỉ có một, và không thay đổi.

Đại dương ở nơi đâu cũng đều mang vị muối, cũng giống như vậy, trí tuệ và sự nhận thức về cuộc sống luôn chỉ mang một màu – màu của sự tự do.

Đại dương ẩn chứa trong mình bao thứ quý giá, cũng như sự thông tuệ này, ẩn chứa trong nó những điều quý giá nhất như cách sống tử tế, sự hài lòng với cuộc đời, sự tập trung tinh thần và những nguyên tắc để diệt khổ trong tâm – sự bình yên, trí tuệ và niềm vui sống.

Và còn điều này con người có thể học từ đại dương sâu thẳm: Trong lòng đại dương có một thế giới sống động của những con cá sặc sỡ sắc màu, những sinh vật biển lạ lùng và đẹp đẽ, cũng như con người khi đã có trí tuệ và hiểu cuộc đời, họ sẽ nhận ra còn nhiều điều để khám phá và tìm hiểu hơn nhiều nữa, những điều mà hiện tại ta chưa thể tưởng tượng ra.”

Trí tuệ cho con người sự tin tưởng vào cuộc đời và những điều mình đang làm là hoàn toàn đúng đắn.

Trí tuệ ở đây không chỉ là kiến thức sách vở hay trường lớp mà là mối quan tâm của mỗi người đến thế giới mình đang sống, tự làm giàu sự hiểu biết của mình mỗi ngày và tin tưởng vào con đường đang bước đi.

Làm được thế, tự mỗi người cũng đã trở thành một đại dương rộng lớn cho chính mình và giúp đỡ những người sống xung quanh mình vậy.

Nguồn: Clear-vision

phatgiao.org.vn


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage