Phật Học Online

Cá nhảy khỏi lưới mới hay
Thích Thiện Hữu

Chuyện kể rằng có một ngư dân đi đánh cá. Ông thả lưới suốt buổi sáng mà không bắt được con nào, tức quá ông ta bao lưới xung quanh khúc sông rồi đập nước ầm ầm. Nhiều con cá hốt hoảng chạy loạn xạ nên bị dính vào lưới.

Có một con cá đang bơi thong thả thì gặp một bầy cá khác đang chạy hoảng loạn và kêu lớn rằng: “ Hãy cứu chúng tôi với, vì con người đang tìm cách bắt chúng tôi dưới nhiều hình thức”.

Con cá kia lại bảo: “Các bạn hãy bình tĩnh lặn sâu xuống đáy”. Nói xong cá kia liền thong thả trầm mình lặn sâu xuống đáy.Bầy cá bây giờ đã có chỗ trú ẩn an ổn nên lại hỏi: “Tại sao hồi nãy anh không chạy cuống lên như chúng tôi vậy?”

Con cá kia trả lời: “Khi có sự cố xãy ra con nào chạy trong hoảng loạn là sẽ bị mắc vào lưới. Chúng ta là những loài ở trong biển lúc nào cũng gặp sóng gió và biến cố do loài người gây ra, nếu không biết giữ bình tĩnh thì sẽ mắc lưới của họ.

Trong khi đó ông ngư dân kéo lưới lên, bắt được một số cá và bỏ hết chúng vô một cái lu lớn. Lúc này trong lu có hai con cá đang nói chuyện với nhau: “Mày biết không? Lúc nãy do mình hốt hoảng nên mới chạy loạn mà bị dính vào lưới, còn mấy con cá kia nó bình tĩnh nên thoát được.

Bây giờ chúng ta đã bị bắt rồi, đành phải chịu thôi, con kia mới hỏi bây giờ chị còn sợ không? Con này nói: Bây giờ tôi đã hết sợ, nhưng đã bị loài người bắt rồi.

Chuyện ngụ ngôn trên là một ẩn dụ sâu sắc để nói lên sự tu hành của chúng ta, cần phải có hàng rào giới luật, cây cung thiền định và lưỡi kiếm trí tuệ.

Quý vị thấy không? Thế gian rất nhiều cái bẫy, nếu mình không bình tĩnh và sáng suốt thì sẽ bị dòng đời cuốn trôi bởi cái bẫy tiền tài, bẫy sắc đẹp, bẫy danh vọng, bẫy ăn ngon mặc đẹp, quyền lực và khủng bố.

Giới luật là hàng rào có công năng giúp cho chúng ta không rơi vào hố sâu của tội lỗi. Thiền định giúp ta dừng lắng các vọng niệm xấu ác mà sống với tâm Phật sáng suốt.

Thiền quán và soi xét để chúng ta phát sinh trí tuệ mà biết rõ thật giả thân tâm hoàn cảnh, nhằm biết cách buông xả các tham ái chấp trước ở đời.

Một hômcó hai huynh đệ muốn thoát tục lìa trần nên quyết tâm tiếp nối con đường của Phật. Họ thấy thế gian vui ít, khổ nhiều, nên sớm xuất gia học đạo. Trên đường tầm sư, hai người đi ngang qua một dòng sông, thấy người trên ghe đang kéo chiếc lưới lên, và một con cá nhảy vọt ra khỏi lưới.

     Vị sư huynh thấy thế, liền vỗ tay khen, “hay quá, hay quá! Con cá giống người tu.

     Tiểu sư đệ mới nói, “có gì đâu mà hay.Cá ở ngoài lưới mới hay”.

     Vị sư huynh nói, “sư đệ chưa hiểu hết thâm ý của ta”.

     Câu chuyện trên là bài học đạo lý sống thiết thực trong cuộc đời. Ta học chuyện xưa để cùng nhau suy ngẫm, thấy được sự đam mê luyến ái dục vọng làm ta buồn rầu, lo lắng, khổ đau. Ai trong cuộc đời chưa một lần nếm trải trái đắng của khổ đau?Vậy cá ở ngoài lưới mới hay, hay là cá bị mắc lưới mà nhảy ra được mới hay?

    Nếu cá ở ngoài lưới thì còn gì để bàn cãi ở đây nữa, cá đã vào lưới mà còn biết cách nhảy ra được mới thật là hay. Đạo lý nhà Phật dạy cho chúng ta ngay nơi vòng lẫn quẫn của sự luyến ái buộc ràng, bởi vợ chồng, con cái, gia đình, người thân, mà ta thoát ra được quả là điều phi thường hiếm có.

Ta đang sống trong sự cám dỗ của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn sung, mặc sướng, bởi chiếc lưới ái ân và dục vọng; nó làm cho ta mê muội, đắm say, giống như cục nam châm gặp sắt tự động hít vào. Ái dục cũng lại như thế.Từ vô thủy kiếp đến nay, con người lúc nào cũng khao khát, thèm muốn, quyến luyến giống như dòng nước đã thấm ướt.

Dù không ai chỉ dạy mà con người vẫn tự cảm biết, nên khi gặp người khác phái thì trái tim ta xao xuyến, rung động, thổn thức, làm ta rạo rực trong lòng dẫn đến hò hẹn yêu thương và kết tình chồng vợ. Cứ như thế, từ đời này sang kiếp nọ, nghiệp nhân tình ái luyến mến yêu thương được phát triển mạnh mẽ ngày thêm sâu kín, đậm đà, khó rời xa.

    Phật dạy, trong đời này, có hai hạng người đáng được tán thán, ca ngợi và cung kính cúng dường. Hạng người thứ nhất từ nhỏ đến lớn chưa từng vi phạm lỗi lầm, lại hay thương yêu, bình đẳng, giúp đỡ mọi người. Hạng người thứ hai đam mê hưởng thụ dính mắc hay làm các điều xấu xa tội lỗi, để làm tổn hại cho người và vật. Nhưng họ nhờ gặp các thiện hữu tri thức hướng dẫn chỉ dạy, biết ăn năn sám hối chừa bỏ những thói quen tật xấu, mà làm mới lại chính mình, để vươn lên, vượt qua số phận tối tăm.

     Hình ảnh cá nhảy khỏi lưới là chỉ cho hạng người thứ hai, đã vào lưới, mắc lưới rồi, mà còn nhảy ra được. Vậy không phải hay là gì?

    Cũng như đức Phật của chúng ta trước khi thành tựu đạo pháp, Ngài đã có tất cả cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan, thần dân, thiên hạ, quyền hành cao nhất trong tay. Vậy mà Phật vẫn hiên ngang, dũng mãnh, vượt qua được lưới ái dục khi tuổi đời đang sung mãn và hưng phấn nhất.

Chính vì vậy, ngày hôm nay ta tôn kính Phật, thờ Phật, lạy Phật suốt đời, suốt kiếp, để bắt chước, học hỏi, tu tập, cho được bằng Phật mới thôi. Thật ra, ta đi tu hiện giờ đâu có gì để buông xả, và dính mắc nặng nề như đức Phật ngày xưa.Nhất là các thầy tu trẻ đâu có gì để ôm giữ, chất chứa trong lòng.Vậy mà thầy tu như bông xoài, thấy thì dường như quá nhiều, nhưng đến khi thành trái xoài chẳng còn được mấy trái.

    Ở đây, chúng ta đã thấy cũng đồng là cá, nhưng biết bao con cá khác khi bị dính vào lưới rồi thì chỉ nằm chờ chết, không khi nào đủ sức để vùng vẫy thoát ra.

Riêng chú cá kia hiên ngang dũng mãnh nhảy ra khỏi lưới, quả thật là quá tuyệt vời. Như vậy không giống người tu là gì?Nếu mới sinh ra ai cũng là Thánh hết thì chúng ta đâu cần phải vào chùa tu làm gì cho mệt và uổng công vô ích.

   Thái tử chấp nhận bỏ hết tình riêng với tuổi đời đang còn hưng phấn mãnh liệt nhất về tình dục, thật ra cũng đắng cay chua xót lắm chứ, cái mà nhiều người mong muốn được như Ngài mà không bao giờ có được.

Ngài đã vô lượng kiếp tu tâm từ rộng mở, muốn tìm ra nguồn gốc và thân phận của tất cả chúng sinh để tìm ra giải pháp giúp cho con người thoát ly sinh, già, bệnh, chết. Nhờ có lý tưởng cao cả và lập trường vững chắc đó, thái tử mới thoát ra được lưới ái, lìa buộc ràng, để ra đi tìm đạo giải thoát. Nếu Ngài không có tâm nguyện cao cả, lớn lao, để cứu khổ chúng sinh, thì cũng khó mà vượt qua khỏi chiếc lưới luyến ái vợ đẹp, con xinh.

    Con người sống muốn làm được việc gì lớn lao, quan trọng cần phải có lý tưởng cao cả để phục vụ. Ta phải biết bỏ tình riêng để làm việc chung. Chính vì vậy, những người làm cách mạng thường sống độc thân để hoạt động, vì khi sống độc thân, họ có can đảm nói và làm những điều họ cho là đúng, để đem lại an vui, lợi ích cho đất nước.

Cuộc sống độc lập đó cho phép họ sống thực sự là một người có bản lĩnh, dám chấp nhận xả thân, hy sinh để phục vụ, vì lợi ích đất nước, mà không bị vướng bận bởi sự đam mê luyến ái vợ chồng, con cái.

Những người ngoài đời muốn làm cách mạng còn phải xa lìa ái dục như thế, huống hồ là người có chí hướng cao thượng như thái tử Sĩ Đạt Ta, đã phát tâm vì lợi ích của tất cả chúng sinh.  

Chính vì vậy, ngày hôm nay ta tôn kính Phật, thờ Phật, lạy Phật suốt đời, suốt kiếp, để bắt chước, học hỏi, tu tập, cho được bằng Phật mới thôi. Thật ra, ta đi tu hiện giờ đâu có gì để buông xả, và dính mắc nặng nề như đức Phật ngày xưa.Nhất là các thầy tu trẻ đâu có gì để ôm giữ, chất chứa trong lòng.Vậy mà thầy tu như bông xoài, thấy thì dường như quá nhiều, nhưng đến khi thành trái xoài chẳng còn được mấy trái.

    Ở đây, chúng ta đã thấy cũng đồng là cá, nhưng biết bao con cá khác khi bị dính vào lưới rồi thì chỉ nằm chờ chết, không khi nào đủ sức để vùng vẫy thoát ra.

Riêng chú cá kia hiên ngang dũng mãnh nhảy ra khỏi lưới, quả thật là quá tuyệt vời. Như vậy không giống người tu là gì?Nếu mới sinh ra ai cũng là Thánh hết thì chúng ta đâu cần phải vào chùa tu làm gì cho mệt và uổng công vô ích.

   Thái tử chấp nhận bỏ hết tình riêng với tuổi đời đang còn hưng phấn mãnh liệt nhất về tình dục, thật ra cũng đắng cay chua xót lắm chứ, cái mà nhiều người mong muốn được như Ngài mà không bao giờ có được.

Ngài đã vô lượng kiếp tu tâm từ rộng mở, muốn tìm ra nguồn gốc và thân phận của tất cả chúng sinh để tìm ra giải pháp giúp cho con người thoát ly sinh, già, bệnh, chết. Nhờ có lý tưởng cao cả và lập trường vững chắc đó, thái tử mới thoát ra được lưới ái, lìa buộc ràng, để ra đi tìm đạo giải thoát. Nếu Ngài không có tâm nguyện cao cả, lớn lao, để cứu khổ chúng sinh, thì cũng khó mà vượt qua khỏi chiếc lưới luyến ái vợ đẹp, con xinh.

    Con người sống muốn làm được việc gì lớn lao, quan trọng cần phải có lý tưởng cao cả để phục vụ. Ta phải biết bỏ tình riêng để làm việc chung. Chính vì vậy, những người làm cách mạng thường sống độc thân để hoạt động, vì khi sống độc thân, họ có can đảm nói và làm những điều họ cho là đúng, để đem lại an vui, lợi ích cho đất nước.

Cuộc sống độc lập đó cho phép họ sống thực sự là một người có bản lĩnh, dám chấp nhận xả thân, hy sinh để phục vụ, vì lợi ích đất nước, mà không bị vướng bận bởi sự đam mê luyến ái vợ chồng, con cái.

Những người ngoài đời muốn làm cách mạng còn phải xa lìa ái dục như thế, huống hồ là người có chí hướng cao thượng như thái tử Sĩ Đạt Ta, đã phát tâm vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

Dưới cội Bồ Đề với đủ thứ loại ma uy hiếp, khủng bố tinh thần, nhưng thái tử vẫn bất động trước những hình thù quỷ quái nhất, cùng những lời hăm dọa khủng khiếp nhất.Ngay đến tuyệt chiêu cuối cùng của chúa ma là hóa hiện ra hình ảnh của các cung phi mỹ nữ và công chúa Da Du Đà La thật xinh đẹp đến trước mặt thái tử.

Một trang tuyệt sắc giai nhân sà vào lòng chàng ôm khóc nức nở, trông hết sức tội nghiệp và đáng thương làm sao.Nếu giả sử lúc đó bạn là người đang trong hoàn cảnh như vậy, liệu bạn sẽ xử trí ra sao? Hay là bạn đành chấp nhận quay gót trở về theo tiếng gọi con tim, mà vùi dập lý trí..

Nước mắt đàn bà sắc đẹp nghiêng thành, đổ nước và những lời tỏ tình âu yếm, ngọt ngào thì khó ai mà chịu nổi bỏ qua. Vậy mà, đức Phật của ta vẫn bình tĩnh, sáng suốt, thấu rõ hết mọi vấn đề, nên vẫn như như bất động, mặc cho người đẹp khổ sở khóc lóc, van xin.

     Một phàm phu bình thường sao có đủ can đảm ngoảnh mặt làm ngơ, khi người vợ yêu thương, đầu ấp tay gối thuở nào, nhất là bây giờ nàng lại xinh đẹp dễ thương hơn xưa rất nhiều, bởi sự biến hóa tài tình của ma vương.

Giờ đây, nàng đang nằm gọn trong lòng chàng, kể lễ khóc thương tha thiết, “thiếp năn nỉ, van lạy chàng, hãy về sống với thiếp và con.Bao năm rồi, thiếp phòng the gối chiếc một mình, mòn mỏi trông ngóng đợi chờ chàng.

Bao nhiêu vương công, tôn tử con nhà quý phái đến xin cầu hôn, thiếp đều một mực từ chối hết, vì thiếp hy vọng chàng sẽ là con người rộng mở trái tim yêu thương, quay về với thiếp và con. Chàng ơi, con mình nó cứ hỏi thiếp hoài “cha con đâu rồi mẹ?”, thiếp chỉ nói “cha con bận học đạo hiền Thánh, để giúp dân, cứu nước. Con yên chí đi, cha con sẽ về trong một ngày gần đây nhất con ạ”.

Thiếp và con lúc nào cũng cần có tình yêu thương của chàng bên cạnh, để được chàng thương yêu, bảo bọc, chở che cho những tháng ngày còn lại.

Chàng ơi, thiếp van lạy chàng mà, chàng hãy quay về với thiếp và con đi, hỡi chàng yêu dấu! Nếu chàng không chấp nhận đoái hoài đến thiếp thì cũng phải thương nhớ đến đứa con trai của chàng chứ. Giờ đây thiếp không còn thiết tha để sống nữa vì không có chàng bên cạnh, thiếp sẽ chết liền tức khắc cho chàng coi”.

    Nói xong, nàng liền rút cây trâm trên đầu ra đưa thẳng vào tim. Lúc bấy giờ, không gian như ngưng đọng, vạn vật đều im lặng chờ xem thái tử giải quyết ra sao.

    “Đi đi, ta không dùng đâu, đồ đãi da hôi thúi”.

    Chỉ một câu nói nhẹ nhàng, tất cả lũ ma thảy đều biến mất.   

Vậy lúc ấy, thái tử đã xử dụng độc chiêu gì để vượt qua luyến ái tình dục chứ? Ngài chỉ dùng cây cung thiền định, cùng lưỡi kiếm trí tuệ, để quét sạch mọi ma mị trong tâm, nên ma quỷ bên ngoài không thể nào xâm nhập nổi.Đó là phương pháp độc nhất vô nhị, có một không hai trên cõi đời này, để chuyển hóa ham muốn luyến ái tình dục.

 Hình ảnh con cá nhảy khỏi lưới và hình ảnh thái tử từ bỏ cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan nói lên việc chúng ta quyết tâm dứt khoát xa lìa ái ân khi biết được sự tác hại của nó. Đức Phật đã ví dụ sự si mê luyến ái, ham muốn khoái lạc ngũ dục, giống như chiếc lưới ái ân, chiếc lưới dục vọng, một khi ai đã dính vào lưới này, thì khó bề thoát ra.  

   Người thật tâm muốn vượt qua lưới ái buộc ràng, thì trước tiên phải có niềm tin vào Tam bảo, tin vào chính mình, có chí nguyện thoát ly sinh tử, có thầy lành, bạn tốt và gìn giữ giới luật oai nghi, cùng với cây cung thiền định và lưỡi kiếm trí tuệ.

Kế đến, họ phải điều phục ngay nơi tâm ý của mình để thanh lọc nội tâm, dẹp hết tâm ma bên trong thì tâm ma bên ngoài không thể xâm nhập nổi. Cũng như chú cá kia, khi bị mắc vào lưới mà nhảy ra khỏi lưới mới thật là hay.

Đúng thế! Đúng thế! Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay.Vượt cạn lên bờ được mấy ai?Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chí và quyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này. Tuy nhiên, mọi người đều có tâm Phật sáng suốt, nên ai cũng có khả năng vượt thoát vòng luyến ái trần tục.

 


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage