Phật Học Online

Thông cảm cho thói xấu của người

Sự nhận định không qua suy xét bằng lý trí không chỉ dẫn đến chúng ta hành động mù quáng mà nó còn khiến chúng ta sanh phiền não khi thấy người khác không có cùng nhận định với mình.


 
Có một cặp vợ chồng nọ, cứ mỗi lần ăn táo thì đều cãi nhau. Bà vợ thì sợ vỏ táo có dính thuốc trừ sâu cho nên bắt buộc phải gọt bỏ vỏ. Còn ông chồng thì cho rằng vỏ táo có dinh dưỡng, nếu gọt bỏ đi thì uổng lắm. Rốt cuộc hai người đem việc này đến nhờ Tôi phân xử. Tôi nói:
Cách tốt nhất để tránh khỏi sự tranh cãi đó chính là hai người đừng có ăn táo nữa.

Về sau hai người cũng thừa nhận, vì một chút chuyện nhỏ này mà cãi nhau thiệt là không đáng.

Cho nên Tôi nói với bà vợ rằng: 

Tôi đang đợi bà nói câu này. Chồng bà ăn nhiều vỏ táo như vậy nhưng vẫn khỏe đâu có sao đâu, bà lo lắng làm gì? Tôi lại nói với ông chồng:

Vợ ông không có thích ăn vỏ táo, nếu ông chê bà ấy lãng phí thì ông hãy lấy lại mà ăn đi! Như vậy là đâu có việc gì.

Ý của câu chuyện này là nói, mỗi người có thói quen khác nhau. Có một số thói quen được hình thành từ nhiều đời trước; có một số thì do ảnh hưởng môi trường gia đình khác nhau, cho đến hình thành bởi bị ảnh hưởng trong quá trình trưởng thành khác nhau. Do đó đừng nên bắt ép người khác phải chiều theo thói quen của mình, đồng thời mình cũng nên thông cảm cho thói xấu của người khác.

(PGVN)


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage