Phật Học Online

NGƯỜI NGOẠI QUỐC NHẬN XÉT VỀ CÔNG NĂNG CỦA THIỀN ĐỊNH

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thời đại tân tiến về mặt khoa học kỹ thuật, một thời đại có thể nói mang lại rất nhiều thuận lợi cho đời sống vật chất của con người. Song, trên thực tế liệu sự văn minh của vật chất có mang lại niềm hạnh phúc và an lạc thực sự cho nhân loại hay không? Để có được niềm an lạc và hạnh phúc thực sự chỉ có bằng con đường duy nhất là thực hành thiền định-con đường chứng ngộ mà đức Phật đã kinh qua. Vậy giá trị và vai trò của thiền định ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của chúng ta? Chúng ta hãy lắng nghe những nhận xét của một số người ngoại quốc đã tham dự khóa tu tại trung tâm thiền định quốc tế tại Inyamyaing, Rangoon.

Sau khi tham dự khóa thiền, tôi không còn đau khổ như trước nữa và cảm thấy nguồn sinh lực tươi mát và hân hoan hiện hữu trong tôi mà ngôn từ không thể diễn tả được trạng thái này. Thiền định là một lối thoát và là một nơi nương tựa cho tất cả những khổ đau, những phiền muộn trong cuộc sống hằng ngày. Thiền định quá là vĩ đại để mà hiểu được khi chưa được kinh qua. Và niềm hạnh phúc lớn lao nhất là mọi người có thể đạt được trạng thái này miễn là vị ấy sống trong tỉnh giác, tâm thanh tịnh, sống có chánh định, chánh tư duy và dù sao anh ta vẫn thử sống một cuộc đời thanh tịnh tuỳ theo khả năng của mình.

Một điều quan trọng nữa là, tôi không sợ bất cứ một ai và hoàn toàn tin tưởng vào vị thầy hướng dẫn mình tu tập. Tôi hy vọng với tất cả tấm lòng rằng Vị thầy U Ba Khin sẽ thâu nhận ngày càng nhiều vị đệ tử xuất gia cũng như tại gia trong một ngày gần đây.

Ông J.Van Amersfoort, Chủ tịch Hiệp Hội Phật giáo Hà Lan, số 38, Adelheidstraat, The Hague, Holland.

 Theo tôi đây là phần thú vị hấp dẫn và tiết lộ nhất trong cuộc hành trình của chúng ta vòng quanh thế giới. Thật là thú vị vô cùng khi tìm thấy  những con người không chỉ quan tâm vào thực hành mà còn lý thuyết- U Ba Khin là người thầy đầu tiên tôi đã gặp trong chuyến đi này. Người thầy này không chỉ nói: “Hãy thảo luận” mà còn  dạy chúng ta: “Hãy làm một điều gì đó”. Chúng tôi đã gặp một vị thầy thật độ lượng và từ ái ở tại nơi đây và chúng tôi thật là biết ơn.

Tiến sĩ Huston Smith

Masssachusetts Institute of Technology, Cambridge 39, Mass, U.S.A.

Việc thực hành thiền quán tại trung tâm này đóng một vai trò độc nhất trong sự tiến hóa kinh nghiệm tâm linh và Thầy U Ba Khin, vị thầy nổi tiếng lừng lẫy và xứng đáng được mọi người kính trọng của chúng ta là người đề xướng hiệu quả nhất trong lĩnh vực thiền định. Riêng bản thân tôi, thật khó để mà đền đáp công ơn những gì mà người thầy này đã chỉ dạy và những lợi ích không thể đo lường mà tôi đã có được nhờ vào thời gian tu tập thiền định tại trung tâm này và từ mối quan hệ này.

Tiến sĩ Leon. E Wright

Giáo sư Tôn giáo học trường đại học Harward, Washington và American.

Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời và đáng trân trọng khi tôi được tham gia tu tập thiền định cùng với Thầy và một số vị đệ tử của Thầy.

Mỗi lần khi tôi đến tu tập tại đây, tôi cảm thấy như tâm mình tràn dầy sự an lạc và tâm từ vô biên. Những người cùng đến tu tập với Thầy tại đây rất là thân thiện và tử tế hơn là những nơi nào khác trong suốt những tháng ngày hạnh phúc nhất của tôi tại Miến Điện.

Mặc dù tôi không thể học được hết những điều thậm thâm vi diệu trong giáo lý của đức Phật, song tôi cũng đã học được từ Thầy và từ trung tâm tu tập này cách tìm ra một niềm an lạc, hạnh phúc trong cuộc sống đời thường đầy dẫy những hoạt động phức tạp. Nhờ vào những lời dạy về tính kiên nhẫn trong cuộc sống của Thầy, bây giờ tôi có thể tu tập và đạt được một trạng thái như thế trong cuộc sống.

Tiến sĩ Elizabeth K. Nottingham, giáo sư môn xã hội học, số 1 Ascon Avenue, Forest Hills, New York, USA.

Thế giới đang đương dầu với những vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng và những sự hỗn loạn đang đe doạ mạng sống của nhân loại. Thầy đang mở ra một con đường, bằng cách chỉ ra cho mỗi cá nhân phương pháp tìm cầu hạnh phúc và tự mãn, và phương pháp giúp cho cá nhân từng cá nhân và những người khác sống cuộc đời hoàn hảo hơn. Chính bản thân Thầy là một tấm gương trong sáng và điển hình giúp cho nhân loại noi theo và thực hành trong cuộc sống.

Là một thiền sinh ngoại quốc tham gia tu tập tại Miến Điện, người ta không thể quen với đất nước, cuộc sống và tư tưởng và con người Miến Điện mà không cần nghiên cứu về khía cạnh này của tính cách con người Miến Điện.

Ông Walter Nagel, Tây Đức, chuyên gia về thị trường lúa gạo tại Tây Đức. 

Thầy đã chỉ cho chúng ta con đường và đã mang lại cho chúng ta sức mạnh để thực hành những gì thầy đã truyền trao. Trong cuộc sống này không có một kinh nghiệm nào có thể được so sánh là vĩ đại hơn những kinh nghiệm trong suốt thời gian tu tập tại nơi đây.

Ông Richard Kelly, Cố vấn về thương mãi, C/o Trade Division, Kualalumpur, Malaysia.

Tôi không thể tìm ra một từ ngữ nào để bày tỏ tấm lòng biết ơn vô hạn của tôi về những gì mà Thầy đã truyền trao cho tôi trong suốt thời gian tu tập tại đây. Tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ quên thâm ân của thầy và những người đồng tu thật tuyệt vời tại nơi đây.

Bà K.A. Stutes. Route I, Box 103, Fairbanks, Texas, USA.

Ngôn từ không đủ để diễn tả tấm lòng biết ơn vô hạn của tôi đối với một sự ban phúc lành cao cả mà Ngài đã truyền trao cho tôi. Đó là một nhân duyên tốt lành đưa tôi đến gặp Thầy bởi vì tôi không có một dự định về chuyến viếng thăm này. Có lẽ chính nhờ vào sức mạnh về lòng từ toả ra từ chính nơi Ngài khiến tôi đến đây. Trong một chu kỳ của sanh tử luân hồi không bao giờ chấm dứt, một tuần hay hai tuần lễ trong sự tu tập tìm cầu chân lý, Niết-bàn không thể như là một giọt nước rơi vào tạo thành biển cả. Song thưa Ngài! Khi thân ngũ uẩn này tiêu tan không còn nữa, chỉ còn lại trong tôi những ý niệm khi tu tập cùng với Ngài, những kinh nghiệm quý giá nhất trong cuộc đời tôi để duy trì mạng sống của tôi mãi cho đến khi tôi đạt đến mục đích cuối cùng. Cầu nguyện cho hạt giống bồ đề này càng ngày càng trăng trưởng trong tôi.

Thật là một sư đau buồn khi tôi phải rời xa cái nơi an lành này sau những ngày tháng sống và tu tập trong tình thương và sự hướng dẫn tận tình của Ngài. Tôi sẽ mang theo mình rất nhiều những kỷ niệm ngọt ngào, nhưng Thầy, tôi sẽ mãi mãi cầu nguyện cho Thầy hoàn thành sứ mệnh hoằng dương chánh pháp độ sanh cao quý này.

Tiến sĩ P.S. Jaini, TRIPITAKACRYA, Giảng sư bộ môn cổ ngữ Pàli và Phạn, Schools of Oriental and African Studies, University of London, Anh quốc.

Đã đến lúc chúng ta phải chia tay với Thiên đường nơi mà Chân lý được tìm thấy. Dường như chúng ta đã lưu lại nơi một hành tinh đầy ánh sáng và trú tại nơi đây cũng như người ta sẽ  hy vọng tìm ra một thế giới ở cấp độ cao hơn.

Chúng ta mang theo chính mình món quà vô giá của Vô thường và món quà này sẽ là chỗ dựa chính của chúng ta trong quá trình tiến đến sự cân bằng của cuộc sống. Họ đã nói về thời đại Vàng son hàng triệu năm trước đây, nhưng chúng ta có thể có được cái thời đại đó ngay bây giờ, nếu nhân loại trên thế giới thực hành những lời dạy của Ngài.

Cho dù trong quá khứ Ngài như thế nào, trong hiện tại và tương lai Ngài sẽ như thế nào đi nữa, tôi cuối đầu đảnh lễ và bày tỏ tấm lòng tôn kính Ngài.

Bà Foerlla Landie, 3761, Round Top Drive, Honolulu 14 Hawaii.

Khía cạnh mới trong việc tạo ra nền hòa bình thế giới

Những tín ngưỡng phổ biến giúp con người tiến lại gần nhau hơn

Do vậy, tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc làm hài hòa xã hội loài người.

Tuy nhiên, Phật giáo không phải chỉ là một hệ thống triết lý hoặc là một lối sống, hoặc chỉ là những sự chỉ dẫn cho một xã hội có trật tự, song Phật giáo cũng đóng một vai trò làm thanh tịnh hoá quyền lực có thể tạo ra một xã hội thực sự hoà bình và hạnh phúc.

Mục đích tối hậu

Nhân loại khắp mọi nơi trên thế giới đang tìm kiếm cho sự chỉ dẫn trong cuộc sống và tìm mọi giải pháp có thể nhằm tạo ra sự hoà bình thực sự cho quốc gia họ và những quốc gia khác trên toàn thế giới. Phật giáo là một tôn giáo mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra một phương cách sống hoà bình an lạc không chỉ cho tín đồ của tôn giáo này mà còn cho cả những người không tin vào tôn giáo. Phật giáo dạy con người thanh tịnh hóa tư tưởng, lời nói và hành động của họ, và thực hành thiền định để nâng cao đời sống tâm linh chứng đắc sự an lạc giải thoát, Niết Bàn. Như thế, đạo Phật đã mở rộng phạm vi truyền bá của mình từ nguyên gốc tại Ấn Độ, Nepal, Pakistan lan truyền khắp tất cả các nước Á Châu. Hiện nay tại Aâu Châu, Mỹ Châu, Uùc Châu, Phật giáo có khuynh hướng phát triển rất mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu tu tập và nghiên cứu Phật Pháp tại các quốc gia này.

Phật giáo đã trở thành một tôn giáo quốc giáo của nhiều quốc gia cho dù những cản trở đối với việc phổ biến tôn giáo này đã diễn ra vào những thời đại trong quá khứ. Không chỉ tại các quốc gia Á châu mà còn nhiều quốc gia trên thế giới Phật giáo ngày càng phát triển rộng rãi với   không ngoài mục đích nào khác hơn là nhằm tạo ra nền hòa chung cho thế giới.

Chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tâm linh

Phổ biến sự phát triển về đời sống tâm linh là tạo cho con người những cái gì tinh tuý nhất và tốt nhất. Khoa học-kỹ thuật rõ ràng đang phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, sự phát triển của chủ nghãi vật chất thực sự không đáp ứng một cách đầy đủ những nhu cầu của con người trong thế giới hiện đại. Chính điều đó đã tạo ra sự bối rối, trở ngại và những vấn đề nan giải trong xã hội, dẫn đến hậu quả là những người khác sẽ lợi dụng những người ở cấp thấp hèn hơn mình. Những cuộc xung đột về kinh tế và chính trị giữa các quốc gia diễn ra trên bình diện rộng, để lại hậu quả là những cuộc chiến tranh, xung đột thường xảy ra trên khắp nhiều nước. Nhân loại lầm hiểu rằng họ có quyền điều khiển và kiểm soát môi trường sống tự nhiên do vậy, những nguồn tài nguyên thiên nhiên đang được tiêu thụ mà không cần màng đến sự hạn chế về số lượng. Mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội và giữa các quốc gia do đó được căn cứ trên cơ sở lợi nhuận và thua thiệt, mất mát. Những giá trị của con người như sự chia sẻ, cảm thông và chân thành đã bị đánh mất khỏi hệ thống giá trị của con người. Do đó, Phật giáo rất cần thiết trong việc phát triển đời sống tâm linh nhằm giúp cho con người có được những phương tiện hướng đến một lối sống an lạc và hạnh phúc.

Thống nhất trên tinh thần tạo ra nền hòa bình cho thế giới

Vào thời đại cổ xưa, con người sợ về những hiện tượng tự nhiên như sấm chớp, giông tố. Ngày nay, những nỗi sợ hãi này đã được thay thế bằng những hình thức khiếp sợ khác mà tất cả những sự thật của nó đều xuất phát từ tâm của chính họ. Phật giáo, do đó, hướng dẫn nhân loại đi tìm hiểu chính bản thân mình bởi vì chúng ta có thể hiểu rằng tất cả những lời dạy của đức Phật chú trọng vào sự thanh tịnh hóa tâm, mang lại sự an lạc cho thân, khẩu và ý. Chúng ta cuối cùng có thể tìm thấy rằng hệ thống luân lý Phật giáo có thể nâng cao đời sống con người từ một đời sống vô minh, tham ái tiến lên một đời sống thanh tịnh, an lạc và dần dần đạt đến một điểm mà họ có thể hoàn thành mục đích tối hậu của cuộc đời. Con người đã trở nên giác ngộ cái vô minh, ích kỷ của mình. Xuất phát từ tinh thần cá nhân của mỗi người, sự thực hành những lời dạy của đức Phật giúp chúng ta hiểu nhau hơn, thông cảm nhau và sống tron tinh thần hoà hợp vì một mục đích chung nhất là sự hoà bình cho nhân loại.

Tất cả chúng ta cùng bắt tay nhau để đương đầu và chinh phục những chướng ngại và vấn đề trong cuộc sống.

Tương lai của Phật giáo là nằm trong bàn tay của chúng ta

Sự hiện hữu của đức Phật cách đây hơn 2500 năm mang lại một nguồn sáng hòa bình cho nhân loại. Phật giáo dạy con người về mặt lý thuyết và thực hành chính vì thế có thể giúp cho hàng tín đồ của tôn giáo này có thể duy trì những lời dạy luân lý đạo đức của đức Phật mãi cho đến ngày nay mặc dù bậc thầy của tôn giáo này đã nhập diệt cách đây mấy nghìn năm. Mãi cho đến ngày nay, những lời dạy của Ngài rất khớp với những phát minh của khoa học hiện đại và đóng một vai trò rất ý nghĩa đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tương lai của đạo Phật tuỳ thuộc rất nhiều vào sự quyết định của hàng đệ tử của đức Phật trong thời đại ngày nay bởi vì trách nhiệm truyền bá, phổ biến đạo Phật là vô cùng quan trọng. Do vậy, chúng là những người con Phật phải nhiệt tâm vì sứ mệnh truyền bá những lời dạy của đức Phật phổ biến khắp thế giới. Giải pháp cho vấn đề Phật giáo sẽ tồn tại trong bao lâu, phần lớn tuỳ thuộc vào sự đóng góp tích cực của chúng ta, sự hành trì và duy trì hệ thống luân lý của đức Phật trong xã hội ngày nay.

Thích Quảng Bảo tổng hợp từ Internet


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage