Dẫn
nhập
Nghiên cứu
về triết học Ấn Độ, chúng ta thấy rằng, không phải vì sự nhận
định hay công nhận của toàn thể học giả, duy chỉ là do dựa vào ý
kiến của một số đông mà triết học Ấn Độ được chia làm 6 phái.
Danh từ Sïadïarsùana là chỉ cho 6 phái triết học, tức 6 tư tưởng
hệ của 6 triết thuyết được kể như sau: Pùrva-Mìmàmïsà (tiền Di
Man Tác), Sàmïkhya (Số Luận), Yoga (Du Già), Vaisùesïika (Thắng Luận),
Nyàya (Chánh Lý) và Vedànta (Phệ Đàn Đa).
Tuy chia làm 6, nhưng kỳ thực tư tưởng
hệ của 6 phái triết học này có nhiều điểm trùng hợp nhau. Theo bộ Trung Quán Tâm luận cho biết, luận sư
Thanh Biện (Bhàvaviveka) đã vạch ra những điểm trùng hợp của các
triết thuyết này, như: nhiều tư tưởng hệ của Sàmïkhya lại nằm ở
trong Yoga, hay của Vaisùesïika lại nằm cả ở nơi Nyàya. Chính vì
lý do này, trong bộ Trung Quán Tâm luận, Thanh Biện đã phủ nhận
sự hiện diện của 6 phái triết học trong ngôi nhà Triết học Ấn Độ.
Nguyên do khiến Triết học
Ấn Độ không phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa 6 triết thuyết,
phần lớn do Vàcaspati Misùra gây nên. Chỉ một mình nhân vật này
vừa san định, vừa trước tác, vừa chú thích kinh điển của cả 6 phái
nên không làm sao tránh khỏi sự trùng hợp. Với triết thuyết Sàmïkhya,
ông viết bộ
Sàmïkhya-tattva-kaumudi; với triết thuyết Yoga, ông viết bộ
Tattvavaisùàradì để giải thích lại ý nghĩa bộ Yoga sùtra của
Vyasa; với triết thuyết Nyàya, ông dựa vào bộ Nyàyavarttika của
Uddyotakara rồi viết ra bộ Nyàyavarttika-tatparya-tika; với
Mimàmïsà, ông viết bộ Nyàyakanïikà để giải thích bộ Viddhiviveka
của Manïdïanammisùra; với Vedantà, ông viết bộ Bhàmatì để giải
thích bộ Vedànta chú giải của Sanïkara. Như vậy, trong 6 phái
triết học Ấn Độ, riêng về kinh điển của triết phái Vaisùesïika là không
bị bàn tay của Vàcaspati Misùra nhúng vào mà thôi.
Một dẫn chứng rõ ràng là
khi Vàcaspati Misùra viết bộ
Nyàyavarttika-tatparya-tika cho triết thuyết Nyàya, ta thấy có nhiều
điểm tương đồng rất đậm đà với triết thuyết Vaisùesùika. Bởi vì
sự trùng hợp này, hậu đại đã phủ bác sự phân chia triết học Ấn Độ
ra làm 6 phái, mà lỗi chính vì Vàcaspati Misùra đã không đủ sức
tạo cho mỗi triết thuyết một sắc thái độc đáo riêng biệt. Ông chỉ
có một cái công duy nhất là mạch lạc hóa tư tưởng hệ của mỗi
triết thuyết và chia nó ra thành mấy đầu dây, thế thôi. Do sự thể
này khiến 6 phái triết học Ấn Độ dù đã được phân chia, nhưng
chúng cứ vẫn triền miên nằm chung trong một hệ thống tư tưởng.
Vàcaspati Misùra sinh năm 800 và mất
vào khoảng 870. Sở dĩ có danh từ “Sáu phái Triết học Ấn Độ” cũng chính
là do ông đặt lấy; sự việc này được ghi trong chương
Nyàya-Sùcì-Nibhanda của bộ
Nyàya-sùtra, do ông biên soạn vào năm 841 Tây lịch.
Ngoài ra, sự sắp đặt 6 phái triết học
Ấn Độ không được thống nhất. Như bộ Astasahasari của Vidyananda trong phái Anga (Bạch Y) thuộc
Jaina (Kỳ Na giáo) viết vào khoảng năm 800, thì không sắp triết
thuyết Nyàya vào 6 phái, mà Phật giáo lại được đặt thay ở đây.
Đến học giả Haribhadra, thuộc thế kỷ thứ IX, trong phái Anga của
Jaina giáo, khi viết bộ Sáu phái triết học tập
(Sadïdarsùana-Samuccaya) thì 6 phái triết học gồm có trước hết là
Phật giáo, rồi đến Nyàya, Samïkhya, Jaina, Vaisùesika và
Mimàmïsà.
Lịch sử hình thành sáu phái Triết học Ấn Độ
còn nhiều, nhưng với vài dòng giới thiệu đơn giản này cũng đủ để
chúng ta có một khái niệm về sự tổ chức của 6 triết thuyết mà
chúng ta sẽ nghiên cứu sau này.
Phật lịch 2546 - 2002
THÍCH
MÃN GIÁC