Kinh Bát Ðại Nhân
Giác
Thích Viên Giác dịch và giảng
Trường Cơ Bản Phật
Học Long An -- Giáo Án, 1998
Dàn Bài
Chương I -
Nhận Thức Tổng Quát
I. Tác giả soạn dịch kinh Bát Ðại Nhân
Giác.
II. Xuất xứ của kinh.
III. Liên hệ kinh Bát Ðại Nhân Giác và kinh Bát Niệm.
1. Những điểm giống nhau.
2. Những điểm khác nhau.
IV. Giới thiệu nội dung Kinh Bát Niệm
của Trung A- Hàm.
V. Vài điều giải thích
1. Ðối với Tăng Chi
2. Ðối với kinh Di Giáo
3. Vấn đề vô dục
4. Vấn đề đời sống viễn ly
5. Vấn đề không hý luận.
Chương II -
Kinh Bát Ðại Nhân Giác
A. Phần Mở Ðầu
Bài I: Trách nhiệm của người Phật tử
B. Phần Nội Dung
Bài II: Ðiều giác ngộ thứ nhất - Tu Tứ
Niệm Xứ
Bài III: Ðiều giác ngộ thứ hai - Tu Hạnh Thiểu Dục
Bài IV: Ðiều giác ngộ thứ ba - Tu Hạnh Tri Túc
Bài V: Ðiều giác ngộ thứ tư - Tu Hạnh Tinh Tấn
Bài VI: Ðiều giác ngộ thứ năm - Tu Hạnh Trí Tuệ
Bài VII: Ðiều giác ngộ thứ sáu - Tu Hạnh Bố Thí
Bài VIII:Ðiều giác ngộ thứ bảy - Tu Hạnh Ly Nhiễm
Bài IX: Ðiều giác ngộ thứ tám - Tu Hạnh Lợi Tha Tuyệt Ðối
C. Phần Kết Thúc
Bài X: Lời khích lệ tu tập
Chương III.
Thay Lời Kết Luận
Giới thiệu mẫu người lý tưởng
IV.
Phụ
lục
Bản chữ Hán.
Lời Giới
Thiệu
Hơn 2542 năm tồn tại và phát triển cùng
nhân loại, triết lý Phật giáo được hình dung như một cội cây đang
phát triển với đầy đủ cội gốc, thân, cành lá và hoa trái. Như thế
khi truyền bá giảng dạy Kinh điển Phật giáo phải thể hiện tính
chất thống nhất, dung thông các hệ tư tưởng Phật giáo và hướng đến
giác ngộ giải thoát cho mọi người.
Những giáo án giảng dạy như thế ở
Việt Nam ta còn rất hiếm. Thường do chúng ta chưa tổ chức được nhân
sự chuyên trách hoặc do người làm công tác giảng dạy chưa được đào tạo
đầy đủ, thiếu tài liệu, phương tiện và thiếu công phu
để soạn giáo án. Vì tinh thần trách nhiệm, Ðại đức Viên Giác lại
dành nhiều tâm huyết để soạn thảo giáo án giảng dạy Kinh Bát
Ðại Nhân Giác cho Tăng Ni sinh Trường Cơ Bản Phật học Long An. Ban giám
hiệu chúng tôi đã tham khảo và nhất trí chọn giáo án nầy với những
đặc điểm sau:
1- Nội dung bố cục có khoa học, văn dịch
sáng sủa, nghĩa lý súc tích, giáo lý kết hợp phong phú.
2- Qua chương một tác giả trình bày xuất
xứ Kinh và so sánh với Kinh điển tương đồng, thể hiện tính chất
dung thông các hệ tư tưởng Phật giáo.
3- Phần giảng dạy nghĩa lý Kinh thể
hiện tính chất triết lý ứng dụng vào đời sống hằng ngày.
4- Tài liệu có thể phổ biến rộng
rãi cho Tăng Ni, Phật tử nghiên cứu, học hỏi áp dụng tu tập.
Vậy chúng tôi xin tán dương công đức
người biên soạn và trân trọng giới thiệu đến quí vị Tăng Ni,
Phật tử đồng hưởng ứng tham khảo và cảm nhận điều lợi ích.
Mùa An Cư Kiết Hạ PL. 2542 -
DL. 1998
Hiệu Phó Học Vụ,
Trường Cơ bản Phật học Long An
Tỳ Kheo Thích Minh Thiện