Tịnh niệm chính là không khởi các
vọng niệm, chỉ nhất tâm niệm Phật, không có
niệm gì khác. Niệm niệm tương tục, không có
gián đoạn, niệm Phật niệm đến
niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, mỗi niệm
chẳng rời tịnh niệm, tâm tâm tương ưng
với tâm Phật, chính là “tức tâm tức Phật,
tức Phật là tâm” tâm Phật nhất như mà
đắc thành chánh định. Cho nên tôi nói pháp môn
“niệm Phật” là đệ nhất.
Lúc Phật A Di Đà còn là Chuyển Luân Thánh Vương,
Ngài Quán Thế Âm là con trưởng, Ngài Đại Thế
Chí là con kế. Hai vị đại Bồ tát này đang
ở thế giới Cực lạc đứng hai bên trái
phải để phụ trợ cùng Phật A Di Đà
cứu độ chúng sanh. Sau khi đức Phật A Di
Đà nhập Niết bàn, chánh pháp trụ ở đời
trải qua vô lượng kiếp, đến nửa
đêm sau khi Phật A Di Đà nhập diệt, Bồ tát
Quán Thế Âm lại thành Phật, tên là “Phổ Quang Công
Đức Sơn Như Lai”. Chánh pháp trải qua vô
lượng kiếp thì vào nửa đêm Ngài nhập
Niết bàn, lúc đó Bồ tát Đại Thế Chí lại
thành Phật, tên là “Thiện Trụ Công Đức Bảo
Vương Như Lai”.
Bồ tát Đại Thế Chí tu pháp môn niệm Phật
chỉ một câu Phật hiệu mà nhiếp thâu “sáu
căn” nên đưa đến giác ngộ. Từ niệm
Phật đến khi chứng đạo phải trải
qua năm mươi hai giai đoạn là thập tín,
thập trụ, thập hạnh, thập hồi
hướng, thập địa, rồi đến
đẳng giác, diệu giác, cho nên Bồ tát Đại
Thế Chí cùng với năm mươi hai vị Bồ tát
cũng là đại biểu năm mươi hai giai
đoạn.
Theo Kinh Lăng Nghiêm, trong chương “Đại Thế
Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông”, Bồ tát Đại
Thế Chí nói: “Ta nhớ lại trong vô lượng kiếp
trước, có Phật ra đời tên là Vô Lượng
Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang Phật, Diệm
Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan
Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất Đoạn
Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xưng Quang Phật,
Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Trong kiếp đầu
tiếp nối mười hai vị Phật ra đời,
vị Phật sau cùng là Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang,
dạy ta niệm pháp môn niệm Phật, ta nhập vào chánh
định, nên gọi là niệm Phật tam muội ”.
Pháp môn niệm Phật có hai hạng người, một là
hạng chuyên nhớ niệm, một người chuyên quên,
hai hạng người này cũng từng gặp qua
rồi. Một người chuyên niệm là chỉ cho
Phật, một người chuyên quên là chỉ cho phàm phu.
Phật thì luôn thương nhớ chúng sanh, chúng sanh thì
thường quên Phật. Nếu chúng sanh nghĩ
đến Phật thì hay biết mấy, nhưng ngặt
nỗi là ở đâu họ cũng quên, không có tâm thanh
tịnh, tâm giác ngộ.
Phật vì sao lại nhớ đến chúng sanh? Bởi vì
Phật biết tất cả chúng sanh trong quá khứ là cha
mẹ mình, vị lai sẽ thành Phật và cùng chư
Phật hiện tại đồng một thể giác
ngộ bình đẳng, cho nên nói “tất cả chúng sanh
đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật”.
Đây là chỗ vĩ đại của Phật giáo
cũng là giáo nghĩa tối cao của Phật giáo.
Phật giáo nói năm giới, cấm sát sanh, trộm
cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu chính là
thương yêu bảo hộ tất cả chúng sanh,
chuyển hóa chúng sanh bỏ mê sớm trở về nhà.
Nhưng tất cả chúng sanh khi sanh đến thế
giới này thì bỏ gốc theo ngọn, quay lưng với
tánh giác của mình làm những điều hợp với
trần tục, nhận giả làm chân, ngay cả quê
hương chính mình cũng quên tất cả; quên cả
chư Phật, Bồ tát, cha mẹ hiền từ, cũng
quên hết. Tu pháp môn niệm Phật có bốn cách như
sau: một là trì danh niệm Phật, hai là quán tượng
niệm Phật, ba là quán tưởng niệm Phật,
bốn là thật tướng niệm Phật. Chỉ
sợ người không đủ đức hạnh, không
đủ đạo tâm, khi công phu bị cảnh giới
ma làm cho mê hoặc. Như hồi tôi gặp một
trường hợp tại Hồng Kông, có một vị
xuất gia ở chùa Từ Hưng, tu phép “Ban chu tam
muội”. “Ban chu tam muội” là thường hành tam muội,
ông ấy ở trong phòng như thế đến chín mươi
ngày, chẳng ngồi, chẳng nằm chỉ đứng
và đi mà thôi. Một hôm, tôi nghe ông ta niệm càng lúc
tiếng càng lớn rồi nghe tiếng chân chạy gấp
gáp ở trong phòng với tiếng la hét là Phật A Di Đà
đã đến rồi, Phật đến rồi … Tôi
thấy hơi kỳ lạ, ghé mắt nhìn vào phòng xem
thử, biết không ổn, tôi bèn hét lên một tiếng thì
ông mới tỉnh ngộ và ở lại trạng thái bình
thường. Chuyện gì xảy ra với ông vậy? Là khi
đang công phu ông ta thấy đức Phật A Di Đà
đến quỳ trước mặt ông ta. Thấy
vậy, ông ta tưởng Phật A Di Đà đến
đón mình nên liền chạy đến quỳ
trước Phật, nhưng thật tế Phật sao
lại quỳ trước mặt ông ta chứ? Thực ra,
đó chỉ là một con trâu nước biến ra
Phật A Di Đà để đến dắt ông ta đi
mà thôi. Mà chính vị Tỳ kheo này đời trước là
một con trâu, có công cày ruộng ở chùa nên khi chết
mới đầu thai lại làm thân người xuất
gia tu đạo. Nhưng tánh trâu chưa hết tập khí
cũ vẫn còn, cang cường khó điều phục. Nhưng
do ông ta tu pháp Ban chu tam muội có thể dứt trừ
tập khí xấu ác đó đi. Tuy vậy, đạo
đức chưa đủ, định lực chưa kiên
cố nên ông bị lạc vào cảnh giới ma.
Nếu như hai người cùng nhau nhớ niệm,
mọi người cùng nhau chí thiết nhớ niệm,
chẳng buông lơi, chẳng thất niệm thì sẽ theo
nhau như bóng với hình, không bao giờ rời xa
được. Mọi người ai cũng không quên Phật
thì ngay đời này có thể gặp Phật, sau khi vãng
sanh thường gần Phật nghe pháp, tu tập,
chẳng bao lâu sẽ thành quả vị giác ngộ.
Mười phương chư Phật ngày đêm
thương xót hộ trì cho tất cả chúng sanh,
giống như mẹ luôn nhớ nghĩ đến con. Còn
con không nghe lời cha mẹ, bỏ đi không trở
về nhà, để cha mẹ ngày đêm trông đợi
nhớ thương. Đến khi con nhớ nghĩ
đến cha mẹ khẩn thiết như thế,
mọi người trong gia đình mới gặp gỡ
đoàn tụ được.
Nếu như tất cả chúng sanh trong tâm lúc nào cũng
nghĩ đến Phật, nhớ đến Phật, dù
bây giờ chẳng thấy Phật, nhưng tương lai
nhất định cũng gặp Phật. Bởi vì chúng
ta cách Phật quá xa, mà không niệm Phật thì càng xa cách
hơn nữa. Người tu pháp môn niệm Phật
chẳng phải nhọc công tốn sức phương
cách hoặc bí quyết gì cả, chỉ cần chuyên tâm
niệm Phật. Khi tâm hành giả và tâm Phật tương
ứng thì trí huệ phát sanh, sẽ được giải
thoát tự tại.
Người đời dùng những thứ hương
thơm để bôi hoa lên thân thể cho thơm,
người niệm Phật thì dùng câu Phật hiệu xông
lên mảnh đất tâm của mình để tương
ưng với pháp thân và trí huệ của Phật, cho tánh
giác nơi tự tâm hiển lộ Phật tánh. Vì thế
nên nói “Hương quang trang nghiêm”.
Bồ tát Đại Thế Chí nói: “Khi ta mới phát tâm tu,
chuyên lòng niệm Phật, tâm tâm tương tiếp, không
gián đoạn, rồi thể nhập vào vô sinh pháp
nhẫn. Hiện bây giờ ta trở lại thế
giới Ta bà này, thường hay gia hộ và nhiếp
thọ những ai chuyên tâm niệm Phật cầu vãng sanh
về thế giới Tây phương Cực lạc. Bây
giờ Phật hỏi về pháp môn viên thông, con chẳng
chọn những điều gì khác, chỉ chuyên thâu
nhiếp thân tâm, không bị các duyên trần xoay chuyển,
tinh tấn thâu nhiếp sáu căn không bị khởi
bởi các duyên trần”.
Tịnh niệm chính là không khởi các vọng niệm,
chỉ nhất tâm niệm Phật, không có niệm gì khác.
Niệm niệm tương tục, không có gián đoạn,
niệm Phật niệm đến niệm mà vô niệm, vô
niệm mà niệm, mỗi niệm chẳng rời tịnh
niệm, tâm tâm tương ưng với tâm Phật, chính là
“tức tâm tức Phật, tức Phật là tâm” tâm
Phật nhất như mà đắc thành chánh định.
Cho nên tôi nói pháp môn “niệm Phật” là đệ nhất.