Economic Times, Dec 20, 2008 New Delhi, India --
Ngày xưa tại nước Nhật có một vị tướng quân rất là thiện chiến. Vị tướng quân này có một người con gái cưng duy nhất và ông ta sẳn sàng làm mọi điều cho cô công chúa này. Một
ngày nọ, khi công chúa ngắm trận mưa rào như trút sau vườn nhà, từng
giọt rồi từng giọt mưa long lanh chiếu sáng như những hạt ngọc, rơi
xuống trên mặt hồ sau nhà, khơi dậy sự tưởng tượng và ao ước của vị công
chúa nhỏ mong được một chuổi ngọc xỏ bằng những giọt thủy trai lóng
lánh.
Công chúa ngỏ ý cùng cha. Vị tướng quân vì quá thương con bèn triệu tập tất cả những danh sư ngành thủ công trong nước lại. Những
danh nghệ thủ công này chăm chú quan sát những giọt nước lóng lánh rơi
trên mặt hồ và đồng nhìn nhau cùng một ánh mắt sợ hãi. Cho
dù họ có cố gắng thế nào đi nữa, họ cũng không thể vớt được những viên
ngọc nước này, đừng nói chi là kết chúng lại với nhau. Họ đã bó tay chịu thua, không tìm ra phương cách và chuẩn bị mổ bụng tự sát. (Xin chú thích, hara-kiri: các anh hùng Nhật bản thời bấy giờ, nếu họ không hoàn thành được sứ mệnh thì họ sẽ mổ bụng tự sát để tạ tội.)
Trong
lúc tình trạng đang căng thẳng và ngượng ngùng trước hồ thì bất chợt có
một anh hề làm trò trong cung điện đánh liều lên tiếng “Việc này cũng
không lấy làm khó lắm”, lời nói của anh hề làm cho các vị thượng điện
quý tộc và danh sĩ có mặt đều rùng mình kinh ngạc. (Cũng
xin chú thích là địa vị mãi nghệ như anh hề làm trò trong cung là giai
cấp hạ lưu, không được tự do ngôn luận chứ đừng nói chi là lên tiếng cho
rằng vấn đề này không khó lắm nên làm cho các vị thượng điện ngạc nhiên
nhưng cũng rất là tự ái.)
“Vậy thì nhà ngươi có cách gì để xâu được chuỗi thủy trân này?” Vị tướng quân hỏi với giọng khinh bỉ, “Ai là người có thể làm được việc này cho công chúa?”. Anh
hề quay qua (với cử chỉ pha trò) như tiu nghỉu trong nghi lễ đám ma,
nhưng bất chợt thẳng người nghiêm nghị nói: “Vậy thì công chúa phải tự
mình chọn và vớt những viên thủy trân rồi trao những viên ngọc vừa ý này
cho chúng tôi. Còn những việc còn lại, chúng tôi sẽ xâu chuỗi lại một cách rất nhanh chóng,”.
Vị công chúa nhỏ bé đến bên bờ hồ, cho dù có cố gắng cở nào cô cũng không vớt được những viên thủy trân này. Vớt
được những viên ngọc nước này cũng tựa như dùng lưới để vớt ánh trăng
chiếu rọi từ mặt hồ vậy – làm sao được, những hạt thủy trân đều vỡ ra
khi cô ta vừa chạm tay vào.
“Có lẽ công chúa đã thay đổi ý định?” anh hề khiêm tốn lên tiếng giải vây. “Công chúa chắc không còn thích món trang sức rẻ tiền này nửa rồi phải không ạ?”
Để che dấu sự ngượng ngùng và mất mặt, công chúa bèn nhanh chóng tán thành lời nói của anh hề: “Đúng vậy, ta bây giờ chỉ muốn một bó hoa thơm đẹp nhất thôi.”
Chân
lý của truyện ngụ ngôn Nhật này phỏng theo Phật thuyết về vòng luân hồi
và thuyết vô thường (sanskrit: Anicca): Mọi người mọi việc đều có thể
được nhìn một cách đơn giản khách quan; cái nhân, cái quả cũng tựa như
những giọt nước rơi bừa bãi trên mặt hồ. Chúng ta cứ mãi mê chìm đắm trong bể vô tình và quan trọng hóa mọi sự vật và mọi tình huống . Để
rồi thật ra, tất cả chỉ là cơn gíó thoảng hay những đợt sóng dạt vào bờ
liên tục thay đổi không ngừng - đến rất lẹ và đi cũng rất nhanh.
Ảo tưởng, dục vọng, ganh tị, hỷ nộ ái ố mọi căn cơ đều quy về Ngủ Trược. Chỉ có kiên nhẫn rèn luyện tu thân mới có thể từ từ vượt qua được kiếp trầm luân này.
SOURCE: Remember, change is the only constant
Adiđàphật - Cầu chư Phật hộ trì cho người thiện tâm
Virginia – những ngày cuối năm 2008