Ðể được giác ngộ giải thoát khỏi dòng
bộc lưu sanh tử và khổ ưu, Phật đã dạy rất nhiều trong các kinh điển về
pháp học cũng như pháp hành. Ðiều quan trọng là phải trau giồi phẩm hạnh
tức giới luật nghiêm minh và rèn luyện trí tuệ. Trong việc tu tập sự
rèn luyện trí tuệ là thiết yếu soi sáng vô minh u tối để mở ra con đường
sáng chiếu rọi cho gới luật rõ ràng mà thúc liểm thân tâm miêm mật mới
có thể thoát khỏi mọi cám dỗ của dục lạc và vô minh là gốc luân hồi.
Ðạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản cho việc tu tập. Trong vấn đề
tự giác và giác tha đó, khi người tu sĩ tự mình giác ngộ rồi mới có cơ
may giúp ích được người khác. Từ Bi là hình thức tu sĩ phải lột bỏ cái
bản ngã của mình có mà phục vụ tha nhân. Thiền định là con đường tối ưu
thanh lọc và đoạn tận các lậu hoặc cũng như các việc bất thiện khác để
trở thành tâm thánh thiện an tịnh vượt khỏi mọi hệ lụy đến sanh tử ưu
khổ của thế gian.Trong các pháp tu tập ấy, Phật dạy trước tiên phải dẹp
bỏ tự ngã của mình mà trau dồi phẩm hạnh và rèn luyện tâm trí, đó là
pháp tu vô tự ngã và bước đầu tập thiền định.
I. Chọn Tri Kiến để Nhận Thức
1. Tưởng Tri (tri kiến phàm phu: tà kiến,vô minh)
Tưởng tri là tiến trình
nhận thức không chính xác của dòng tâm thức đang trôi chảy từng sát na
sanh diệt liên tục. Cái Tâm là dòng tâm thức lưu chuyển từ đời nầy sang
đời khác. Nó không có khởi đầu cũng không có chấm dứt vì sự nhận thức
không đến từ sự bất động hay không có nguyên nhân. Như vậy, đặc tánh của
tâm là vô thường, biến hoại và hay thay đổi. Tưởng thức
là sự suy nghĩ, tưởng nhớ, tưởng tượng, ký ức, thuộc loại Mạt- Na- thức
hay trong A-Lại-Da-thức, là những hình ảnh được khôi phục lại, có cái
trung thực, có cái sai lạc và ngay cả có cái tương tự lẫn lộn với hình
ảnh đối tượng cũ, nhưng không phải đối tượng cũ. Đã là những hình ảnh cũ
khôi phục lại là những ảo ảnh của những đối tượng khiếm diện (kể như
không có đối tượng). Do đó tưởng tri là biết do tưởng thức hoặc suy nghĩ
lại những ý tưởng so đo, tưởng tượng những đối tượng không thật có do
tiền ngũ căn trực tiếp nhận thức, nên sự nhận thức chấp trước, lệch lạc,
còn sanh diệt biến đổi và không chơn thật của tri kiến phàm phu của chúng sanh còn gọi là tà kiến.là cái sở tri, chấp ngã cái bị sanh.
2. Tuệ Tri (Chánh Niệm, Thượng trí, Chơn Trí: Thắng Tri, Liểu Tri): Tri Kiến Hữu Học và Giác Ngộ
Bài học này đã được Phật day tôn giả
Nandaka, nên tôn giả giáo giới lại cho các vi Tỳ-kheo-ni về nhản căn
sắc trần và nhãn thức theo chơn trí. Chúng ta nhìn một vật thì thấy và
biết như chơn mắt, thấy biết như chơn các sắc, thấy biết như chơn nhãn
thức vì chúng ta đã hiểu được chơn mắt, chơn các sắc, và chơn nhãn thức
theo thật tướng của chúng như đã trình bày trên. Chơn mắt, chơn sắc, và
chơn nhãn thức là một khi nhìn một vật gì thì sử dụng một lần mà thôi
(vô thời gian). Nếu không kéo dài thời gian thì vật đó còn nguyên thủy:
nó-là-nó tại đó và lúc đó, vô thời không hay mắt, sắc (vật), hay thấy
(nhãn thức) vẫn còn chơn nguyên, thấy biết không bị xúc thọ ái lăn trôi
theo thời gian mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy biết không thay
đổi, cố định. Nói chung, nhận thức trong Trí (hay Tâm) chúng ta đều có
chứa sẵn biểu hiện Trí Năng, Tình Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh
dẩn truyền lên não hình ảnh của chơn các căn, từ chơn các căn đồng thời
đã xúc chạm dây thần kinh, có nhân căn xúc; do duyên căn xúc này khởi
lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vì chúng ta thấy biết
(tuệ tri) chơn cảm thọ không có thời gian, nên không có ái trước (trong A
Lại Da thức) đối với các căn (không lập lại), không có ái trước đối
với các căn (hình ảnh các căn có sẵn tích tụ) và ái trước đối với căn
xúc (Xúc có sẵn trong A-Lai-Da Thức: ký ức). Từ đó do duyên căn xúc này
khởi lên lạc thọ, khổ thọ , bất khổ bất lạc thọ mà không có ái trước đối
với cảm thọ ấy. Vị hữu học, bậc A la Hán và Ðấng Như Lai thì tri kiến
được chính xác hơn, cái biết sáng suốt như suy nghĩ rõ ràng, không đối
chiếu lệch lạch mà nhìn thẳng vào sự vật. Thắng tri hay liễu tri sự vật
mà không so đo, không suy nghĩ vẩn vơ, tưởng tượng và không dục hỷ mà
dùng chơn trí bằng pháp thượng trí, là vô tự ngã, cái vô sanh.
Hành giả cần phải khéo thấy như thật như
chơn, với chánh trí hay chơn trí, cái bất biến, thường còn hay pháp
chánh tri kiến. Hành giả phải đoạn tận các lậu hoặc, để được tự mình
chứng tri trong hiện tại, đạt đươc chánh trí, và an trú vô lậu tâm giải
thoát, huệ giải thoát, tức là an trú vào không tánh vậy.
II. Pháp Học
1. Vô Tự Ngã Lậu Hoặc và Việc Bất Thiện Khác:
Vô tự ngã là tiến trình thanh lọc hay
đoạn tận gốc rể lậu hoặc vốn che mờ tâm giác ngộ. Trong kinh Căn Bản
Phật dạy rất rõ, tri kiến phàm phu dùng tưởng tri dể nhận thức sư việc
theo sở tri và tự ngã của minh nên hệ lụy đến ái thủ hữu là gốc của sanh
tử luân hồi. Như Phật thuyết giảng: (trong kinh Pháp M ôn Căn Bản: trí phàm phu)
-- Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ
phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp
các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc
Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp
các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì
tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự
ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy
nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy
không liễu tri địa đại. v.v....
Vậy chúng ta không nên tu tập với tà
kiến (tưởng tri) mà phải dùng chánh trí như thấy biết đối tượng như chơn
như thật, tức là tuệ tri hay biết sát-na hiện tiền, liễu tri là biết
đối tựợng vô thời không (không trụ) nên không có ái thủ hữu không có
dính dáng gì đến sở tri và tự ngã. Như Phật dạy, cũng trong kinh Pháp M
ôn Căn Bản, dùng thắng tri hay tuệ tri cho vị hữu học tu tập như sau:
- Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn, khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: "Địa đại là của ta", - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại. v.v....
2. Ðoạn Trừ Lậu Hoặc
Chỉ người tu sĩ thấy biết như chơn như
thật mới có thể diệt tận lậu hoặc có như lý tác ý. Không thể cho người
không thấy không biết tu tập theo tà kiến làm cho lậu hoặc tăng trưởng.
Dùng tri kiến rõ ràng (chánh kiến) soi sáng các tà kiến và vô tự ngã
chúng ta mới giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục để cho tâm được an
tịnh. Phải đoạn trừ lậu hoặc bằng tri kiến, bằng phòng hộ, bằng thọ
dụng, bằng kham nhẫn, bằng tránh né, bằng trừ diệt, hoặc bằng tu tập.
Như Phật dạy trong kinh Tất Cả Lậu Hoặc:
– Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt
tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người
không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự diệt
tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có như lý tác ý và
không như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc
chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này
các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi,
và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Này các Tỷ-kheo, có những lậu
hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ
được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ, có
những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải
do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn
trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ....
-Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo
những lậu hoặc nào phải do tri kiến được đoạn trừ đã được tri kiến đoạn
trừ, những lậu hoặc nào phải do phòng hộ được đoạn trừ đã được phòng hộ
đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do thọ dụng dược đoạn trừ đã được thọ
dụng đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do kham nhẫn được đoạn trừ đã
được kham nhẫn đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tránh né được đoạn
trừ đã được tránh né đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do trừ diệt được
đoạn trừ đã được trừ diệt đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tu tập
được đoạn trừ đã được tu tập đoạn trừ; này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được
gọi là đã sống phòng hộ với sự phòng hộ tất cả lậu hoặc, đã đoạn diệt
khát ái, đã thoát ly kiết sử, đã chánh quán kiêu mạn, đã diệt tận khổ
đau...
3. Bước Ðầu Học Thiền Ðịnh
Đức Phật giảng cho Sa-di Rahula, con trai của Ngài thực tập Thiền như trong Ðại Kinh Giới Giới La Hầu La.
Một thời, Thế Tôn ở
Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá Ànathapindika. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng
đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Tôn giả Rahula vào buổi
sáng cũng đắp y, cầm y bát, đi sau lưng Thế Tôn. Rồi Thế Tôn, sau khi
đưa mắt ngó xung quanh, bảo Tôn giả Rahula:
– Này Rahula, bất cứ sắc pháp nào,
quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa
hay gần, tất cả sắc pháp phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ:
"Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không
phải tự ngã của ta...
– Cả sắc, này Rahula; cả thọ, này Rahula; cả tưởng, này Rahula, cả hành, này Rahula; và cả thức, này Rahula.
Niệm hơi thở vô hơi thở ra được tu tập
như thế nào ? Làm cho sung mãn, (pháp môn này) như thế nào là để được
quả lớn, được lợi ích lớn ?
– Này Rahula, cái gì thuộc nội nhân,
thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng,
răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách,
phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân và bất cứ vật gì khác, thuộc nội
thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ; như vậy, này
Rahula, được gọi là nội địa giới. Những gì thuộc nội địa giới và những
gì thuộc ngoại địa giới đều thuộc về địa giới. Địa giới ấy phải được
quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải là của
ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự là ngã của ta". Sau
khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm
ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới.
Cũng như trên, tiếp tục tu tập, thủy giới, hỏa giới, phong giới, hư không giới, đất, nước, hỏa, gió.
Riêng tứ vô lượng tâm phải được tu tập
theo chánh trí. Lòng từ trừ diệt sân tâm; lòng bi trừ diệt hại tâm; lòng
hỷ diệt trừ bất lạc; và lòng xả trừ diệt hận tâm. Cũng vậy, tu tập bất
tịnh để trừ diệt tham ái và tu tập về vô thường để trừ diệt ngã mạn.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về
lòng từ. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng từ, cái gì thuộc sân
tâm sẽ được trừ diệt . Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về lòng bi. Này
Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng bi, cái gì thuộc hại tâm sẽ được trừ
diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về hỷ. Này Rahula, do tu tập sự
tu tập về hỷ, cái gì thuộc bất lạc sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu
tập sự tu tập về xả. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về xả, cái gì thuộc
hận tâm sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về bất tịnh.
Này Rahula, do tu tập sự tu tập về bất tịnh, cái gì thuộc tham ái được
trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về vô thường. Này Rahula, do
tu tập sự tu tập về vô thường, cái gì thuộc ngã mạn được trừ diệt.
Thêm nữa
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập
nhập tức xuất tức niệm (niệm hơi thở vô, hơi thở ra). Này Rahula, tu tập
niệm hơi thở vô hơi thở ra, làm cho sung mãn, được quả lớn, được lợi
ích lớn.
– Bạch Thế Tôn, niệm hơi thở vô hơi
thở ra được tu tập như thế nào ? Làm cho sung mãn, (pháp môn này) như
thế nào là để được quả lớn, được lợi ích lớn ?
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về
niệm hơi thở vô hơi thở ra. Này Rahula, do tu tập niệm hơi thở vô hơi
thở ra, làm cho sung mãn, nên được quả lớn, được lợi ích lớn. Và này
Rahula, thế nào là tu tập niệm hơi thở vô hơi thở ra, làm cho sung mãn
nên được quả lớn, được lợi ích lớn ? Ở đây, này Rahula, vị Tỷ-kheo đi
đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết
già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô;
tỉnh giác, vị ấy thở ra. Hay thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài";
hay thở ra dài, vị ấy biết "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy
biết: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn".
"Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô," vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân,
tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy
tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ,
tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành
(Cittasankhara), tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ
thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An
tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở
vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm
hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra,
vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định
tĩnh, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị
ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán vô thường,
tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra",
vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt,
tôi sẽ thở ra", vị ấy tập "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán
từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Tu tập niệm hơi thở vô hơi thở ra như
vậy, này Rahula, làm cho sung mãn như vậy, có quả lớn, có lợi ích lớn.
Này Rahula, tu tập niệm hơi thở vô hơi thở ra như vậy, làm cho sung mãn
như vậy, thời khi những hơi thở vô, hơi thở ra tối hậu chấm dứt, chứng
được giác tri, không phải không được giác tri.
III. Pháp Hành
1. Hành Ðoạn Trừ Lậu Hoặc
a). Hành giả cần tư
duy sự bất thiện và hậu quả của lậu hoặc như dục tham, hữu tham, tà
kiến và vô minh, vì những cấu uế nầy tiết lậu từ các căn môn không được
thúc liểm, như nước rỉ từ bình chảy, hoặc vì chúng phát sanh những khổ
sanh tử. Nhờ tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh
không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Vị ấy như lý tác
ý:
"Đây là khổ", vị ấy giác tri;
: "Đây là khổ tập", vị ấy giác tri;
"Đây là khổ diệt", vị ấy giác tri;
: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt" vị ấy giác tri.
Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được
trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Các pháp ấy được gọi là các
lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ
b). bằng phòng hộ là
biết được lậu hoặc nguy hiểm như vậy mà phòng thủ là không cho nó lộ ra
nghĩa là nhốt nó nó trong lòng không nghĩ nó nữa. làm thế nào là các lậu
hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ?
.”Sống phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa”. Vị ấy giác tri;
“Sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗ tai... (như trên)”
“Sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗi mũi... (như trên)”;
“Sống phòng hộ với sự phòng hộ lưỡi... (như trên)”;
“Sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ thân căn... (như trên)”;
.”Sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ ý căn. các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa”
Các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ.
c). bằng thọ dụng
Các vị như lý giác sát, thọ dụng y phục,
chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi,
muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy
sự trần truồng. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không
phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không
phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo
dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hổ trợ phạm hạnh,
Nghĩ rằng (giác tri): "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn".
Vị ấy như”lý giác sát, thọ dụng sàng
tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của
ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ
nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh; vị ấy như
lý giác sát thọ dụng dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác
khổ thống đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn.”
. Nếu vị ấy thọ dụng như vậy, các lậu
hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa, các pháp ấy được gọi là các
lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ
d). bằng kham nhẫn?
Hành giả như lý giác sát, kham nhẫn
lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt
trời, các loài bò sát; kham nhẫn những cách nói mạ lỵ, phỉ báng. Vị ấy
có tánh kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc
liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng
người.
Nếu vị ấy nghĩ “kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.”
Các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ.
e) bằng tránh né
Hành giả như lý giác sát tránh né voi
dữ, tránh né ngựa dữ, tránh né bò dữ, tránh né chó dữ, rắn, khúc cây,
gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước. Có những chỗ ngồi
không xứng đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng, những bạn bè ác
độc mà nếu giao du thì bị các vị đồng phạm hạnh có trí nghi ngờ, khinh
thường; vị ấy như lý giác sát tránh né chỗ ngồi không xứng đáng ấy, trú
xứ không nên lai vãng ấy và các bạn độc ác ấy. Vị ấy “giác tri tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.”
, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ
f). bằng trừ diệt
Hành giả như lý giác sát không có chấp
nhận dục niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại
(dục niệm ấy); không có chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt,
diệt tận, không cho tồn tại (sân niệm ấy); không có chấp nhận hại niệm
đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (hại niệm ấy);
không chấp nhận các ác bất thiện pháp luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ
diệt, diệt tận, không cho tồn tại (các ác bất thiện pháp ấy). Vị ấy “giác tri trừ diệt như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa”.
Các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn diệt.
g). bằng tu tập
H ành giả như lý giác sát tu tập niệm
giác chi, niệm giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến
từ bỏ; như lý giác sát tu tập trạch pháp giác chi... (như trên)... tu
tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ giác chi... tu tập khinh an giác
chi... tu tập định giác chi... tu tập xả giác chi; xả giác chi này y
viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Vị ấy “giác tri tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.”
Các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.
2. Bước Ðầu Tập Thiền Ðịnh
a). Quán Sát
– Hành giả, bất cứ sắc pháp nào, quá
khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay
gần, tất cả sắc pháp phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ.
Hành giả “giác tri sắc không phải của ta, sắc không phải là ta, sắc không phải tự ngã của ta.”
– Cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hành giả cũng ““giác tri cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta.”
b). Niệm Xứ Với Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
Hành giả tu tập sự tu tập nhập tức xuất
tức niệm (niệm hơi thở vô, hơi thở ra). làm cho sung mãn, được quả lớn,
được lợi ích lớn.
. Địa giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau:
Hành giảkhi thở vô,” tuệ tri địa
giới không phải là của ta; khi thở ra tuệ tri địa giới không phải là
ta;khi thở vô tuệ tri địa giới không phải tự là ngã của ta; và cứ như
thế tiếp tục thở ra và thở vô tuệ tri địa giới vô ngã". Hành nhiều lần như vậy trong thời thiền.
Sau khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới.
Tuấn tự cả thủy giới, hỏa giới, phong giới, hư không giới, đất, nước, lửa, gió được tu tập như trên.
Riêng lòng từ thì hành giả, khi thở vô “giác tri lòng từ sẽ trừ diệt cái sân tâm”
Khi thở ra,”giác tri lòng từ sẽ trừ diệt cái sân tâm” tập nhiều lần.
Cả bi, hỷ, xả, bất tịnh, và vô thường
cũng tu tập như vậy trừ diệt được cái hại tâm, cái bất lạc, cái hận tâm,
cái tham ái, và cái ngã mạn.
c). Chánh niệm Hơi Thở
Sau khi ngồi kiết già, lưng thẳng và chánh niệm, hành giả bắt đầu,
“Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra”. Hay thở vô dài, vị ấy “biết tôi thở vô dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô," vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành (Cittasankhara), tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Tu tập niệm hơi thở vô hơi thở ra như
vậy, làm cho sung mãn như vậy, có quả lớn, có lợi ích lớn.Tu tập niệm
hơi thở vô hơi thở ra như vậy, làm cho sung m ãn nh ư vậy thời khi những
hơi thở vô, hơi thở ra tối hậu chấm dứt, chứng được giác tri, không
phải không được giác tri.
IV. Kết Luận
Ðoạn trừ lậu hoặc là bước tu tập về phẩm
hạnh. Khi thanh lọc thân tâm được thiện phước, hành giả mới an ổn tu
tập thiền định. Trước tiên, theo bài học đầu tiên Phật dạy con trai
Ngài, hành giả theo đó thực hành. Phải rũa sạch mọi lậu hoặc chất chứa
trong tự ngã từ nhiều đời bằng cách vô tự tính mọi hữu tồn trong ngã
chấp. Từ đó việc thiền định mới có cơ may mở ra con đường giác ngộ..
Trong sự giải thoát là sự hiểu biết, mà sư hiểu biết đó là tuệ tri, một
cái biết sat-na hiện tiền, cái biết sáng suốt vô thời không, cái biết vô
ngã vì nó không hệ lụy đến ái thủ hữu của bản ngã ác pháp vốn gây ra
sanh tử luân hồi và khổ ưu. Thực hành phẩm hạnh thiện pháp và thiền định
để thanh lọc dòng tâm thức vẩn đục là pháp vô tự ngã tối ưu bước đầu
tạo cho thân tâm được an tịnh.
Tham khảo
Kinh Trung Bộ: (1). Kinh Pháp Môn Căn Bản(Mulapariyaya sutta);(2).
Kinh Tất Cả Lậu Hoặc (Sabbasavasuttam); (62). Ðại Kinh Giới Giới La Hầu
La (Maha-Rahulovadasuttam), do HT. Thích Minh Châu Việt dịch từ Pali,
trích trong website Quảng Ðức (kinh điển/Trung Bộ):
http://www.quangduc.com
Phổ Nguyệt