Nếu nhìn thấy rõ ràng điều tai hại và sự lợi ích của sự vật thì bạn
chẳng cần phải nhờ ai nói cho biết điều này nữa. Hãy tưởng tượng rằng
người đi bắt cá trông thấy có vật gì động đậy trong nơm cá của mình.
Nghe tiếng quậy, tiếng vùng vẫy trong nơm, nghĩ rằng đây là một con cá
nên người bắt cá đun tay vào nơm.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)Lúc
đụng nhằm con vật anh ta cảm thấy ngờ ngợ. Anh ta không thể nhìn thấy
nó nên không biết chắc đó là con gì? Nếu là một con lươn thì anh sẽ có
một bữa ăn ngon lành. Ngược lại, nếu là con rắn thì anh ta có thể bị rắn
cắn. Anh không biết chắc đây là con gì. Anh phân vân chẳng biết phải
làm sao, nhưng lòng tham quá mạnh anh nắm ngay lấy con vật cho rằng có
thể đó là con lươn. Anh kéo con vật ra khỏi nơm và nhận ra ngay đó là
con rắn. Cũng may con rắn chưa cắn tay anh ta. Không chút do dự, anh vất
rắn đi ngay. Chẳng cần phải đợi ai nói cho anh biết rằng: "Hầy, rắn đó!
Vất đi!" Khi nắm con rắn trong tay, anh biết rõ phải làm gì. Lời nói
cũng không hiệu lực bằng. Tại sao? Bởi vì anh ta thực sự thấy được sự
nguy hiểm. Rắn cắn có thể làm anh đau nhức kinh khủng và có thể chết.
Chả cần phải đợi ai nhắc cho anh biết điều này. Việc thực hành cũng vậy,
nếu chúng ta cứ thực hành cho đến khi thấy rõ bản chất của sự vật thì
chúng ta sẽ không còn đụng đến hay nắm giữ những điều tai hại nữa.
Người Đánh Cá
Việc hành thiền sẽ dẫn chúng ta đến chỗ hiểu biết. Lấy ví dụ về một
người đánh cá đang kéo vợt lưới lên và thấy một con cá lớn trong đó, bạn
hãy thử tưởng tượng cảm giác của người đánh cá lúc ấy như thế nào. Sợ
con cá lớn sẩy chạy mất, anh ta vội vàng giữ lấy lưới giật mạnh và xoắn
chiếc lưới lại; kềm ngay chỗ lưới thắt và không cho cá thoát khỏi lưới.
Nhưng vừa mới giật mạnh lưới thì cá đã chạy thoát. Cá đã lợi dụng lúc
anh vội vã và không thận trọng để chạy thoát.
Thời xưa nghệ thuật bắt cá dạy rằng phải làm từ từ, phải thận trọng
và nhẹ nhàng thu lưới để cá khỏi chạy mất. Việc hành thiền của chúng ta
cũng vậy. Hãy khoan thai, từ tốn, thận trọng thâu lưới để con cá tâm
khỏi chạy mất. Đôi lúc chúng ta cảm thấy không muốn hành thiền. Có thể
chúng ta không muốn nhìn nữa, không muốn biết nữa, nhưng chúng ta hãy
tiếp tục hành trì, hãy tiếp tục xem xét những cảm giác đang dấy lên.
Kiên trì đừng chán nản, đó là hành thiền. Nếu cảm thấy thích thú trong
việc hành thiền thì hãy hành thiền. Nếu cảm thấy không thích thú trong
việc hành thiền cũng cứ hành thiền. Cứ kiên trì tiếp tục hành thiền.
Nếu thích thú trong việc hành thiền thì sức mạnh của đức tin sẽ giúp
ta có nhiều nỗ lực tinh tấn trong công việc mà ta đang làm. Nhưng ở
tầng mức này, chúng ta vẫn chưa có trí tuệ, dầu cho có nỗ lực tinh tấn
chúng ta cũng chưa có thể gặt hái kết quả tốt trong việc hành thiền.
Chúng ta phải kiên trì thực hành lâu dài, mặc dầu có lúc chúng ta chán
nản vì cảm thấy rằng việc hành thiền của mình chẳng đi đến đâu và mình
sẽ không tìm được đạo, có lúc chúng ta cảm thấy không thể tìm được bình
an hay không đủ điều kiện hoặc phương tiện để hành thiền, cũng có thể
cảm thấy con đường đang đi không thể đạt được kết quả. Vì cảm nghĩ như
thế, ta có ý muốn dứt bỏ việc hành thiền.
Ở giai đoạn này, chúng ta phải hết sức thận trọng. Chúng ta phải sử
dụng đức kiên nhẫn và chịu đựng giống như trường hợp kéo lưới con cá
lớn, chúng ta phải từ từ tìm cách và từ từ kéo nó lên. Trận chiến không
quá khó khăn lắm đâu. Bởi vậy, hãy từ từ, thận trọng, liên tục, không
gián đoạn kéo lưới dần dần lên. Cuối cùng, sau khi con cá đã bị mệt và
ngưng vùng vẫy lúc bấy giờ ta có thể bắt nó một cách dễ dàng. Đó là
chuyện bi ình thường xảy ra trong lúc tu hành. Chúng ta phải từ từ và
thận trọng để có thể gặt hái kết quả. Chúng ta phải dùng phương thức như
vậy để hành thiền.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)
Tỳ khưu Khánh Hỷ dịch (Theo Buddha Sasana)