Phật Học Online

Nghiệp báo và tái sinh những câu hỏi căn bản

Xem hình

1 – HỎI: Có phải lý thuyết nghiệp báo theo lối kinh nghiệm và khoa học, hay có phải nó được chấp nhận trên niềm tin? Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

ĐÁP:   Ý tưởng về nghiệp báo có ý nghĩa trong nhiều cách, nhưng có một số thấu hiểu sai lạc về nghiệp báo là gì.  Một số người nghĩ nghiệp báo có nghĩa là số mệnh hay tiền định.  Nếu ai đấy bị đụng bởi một chiếc xe hay mất nhiều tiền trong thương trường, họ nói, “Ô, may mắn lớn, đó là nghiệp báo của họ.”  Đó không phải là ý tưởng của Phật giáo về nghiệp báo.  Thực tế, đó là ý tưởng về ý chí của Thượng Đế hơn - điều gì ấy mà chúng ta không hiểu hay không có bất cứ sự kiểm soát nào trên ấy.

 Trong Đạo Phật, nghiệp báo liên hệ đến những sự thúc đẩy.  Căn cứ trên những hành động trước đây mà chúng ta đã làm, những sự thôi thúc sinh khởi trong chúng ta để hành động trong những cách nào đấy hiện tại.  Nghiệp báo liên hệ đến những thúc đẩy mà nó hình thành trong tâm thức một người để truyền cho một năng lượng vào ngày trước khi nó bùng nổ hay trước khi nó hiện lên hiệu năng của nó.  Hay, ai đấy có thể có sự thúc đẩy để băng qua đường chỉ ngay thời điểm khi người ấy sẽ bị một chiếc xe đụng phải, không phải năm sớm hơn hay năm phút trể hơn.  Việc sinh khởi sự thúc đẩy ngay thời khắc ấy là kết quả của một hành vi nào trước đấy hay những hành động mà người đó đã làm.  Trong kiếp trước, thí dụ thế, người ấy có thể đã từng tra tấn hay giết ai đấy.  Thái độ tàn hại như thế cũng kết quả trong thủ phạm trãi qua một tuổi thọ ngắn ngủi thường là trong một kiếp sống khác.  Vì thế, sự thúc đẩy để băng qua đường đã sinh khởi ngay thời khắc để bị đụng bởi một chiếc xe.

 Một người có thể có sự thúc đẩy để la lên hay làm bị thương ai đấy khác.  Sự thúc đẩy đến từ những thói quen xây đắp bởi thái độ tương tự trước đây.  La lối hay làm bị thương người khác xây dựng một khả năng, khuynh hướng, và thói quen cho loại thái độ này, vì thế trong tương lai, chúng ta làm lại nó một cách dễ dàng.  La lối với sân hận xây dựng nên thậm chí  một khả năng, khuynh hướng, và thái độ để làm nên một cảnh giận dữ hơn một lần nữa.

 Hút thuốc là một thí dụ khác.  Hút một điếu thuốc hành động như một khả năng cho sự hút một điếu thuốc khác.  Nó cũng xây dựng nên một khuynh hướng và thái độ để  hút thuốc.  Như một kết quả, khi những hoàn cảnh là đúng lúc – hoặc là trong kiếp sống này khi ai đấy trao cho chúng ta một điếu thuốc hay trong đời sống tương lai khi như một đứa bé, chúng ta thấy người lớn hút thuốc – sự thúc đẩy đến trong tâm thức chúng ta để hút thuốc và chúng ta làm thế.  Hút thuốc tạo thành không chỉ sự thúc đẩy tinh thần để lập lại hành động, mà cũng ảnh hưởng sự thúc đẩy vật lý với thân thể, thí dụ, mắc phải chứng ung thư vì hút thuốc.  Ý tưởng về nghiệp báo làm nên nhiều ý nghĩa, vì nó giải thích những sự thúc đẩy của chúng ta đến từ nơi nào.

 2 – HỎI:  Sự tiếp thu dễ dàng và sự thấu hiểu về Phật Pháp của một người có thể được quyết định trước bởi nghiệp báo hay không?

 ĐÁP:  Có một sự khác biệt lớn lao giữa điều gì đấy được quyết định trước và điều gì ấy có thể giải thích được.  Sự tiếp thu dễ dàng và thấu hiểu Phật Pháp của chúng ta có thể được giải thích bằng nghiệp quả.  Đấy là, như một kết quả của sự học hỏi và thực tập trong những đời sống trước, thế nên chúng ta tiếp thu đễ dàng hơn những giáo huấn bây giờ.  Nếu chúng ta có một sự thông hiểu tốt về giáo huấn trong quá khứ thế thì, theo bản năng tự động, chúng ta sẽ có một sự thông hiểu tốt một lần nữa trong kiếp sống này.  Hay, nếu chúng ta có nhiều sự bối rối trong đời sống trước, sự mê mờ ấy sẽ mang theo đến kiếp sống này.  

          Tuy nhiên, theo Đạo Phật, những việc không phải được quyết định trước.  Không có định mệnh hay số phận.  Khi nghiệp báo được giải thích như những sự thúc đẩy, nó hàm ý rằng những sự thúc đẩy là những  thứ mà chúng ta có thể chọn lựa để hành động hay không.  Căn cứ trên những hành vi chúng đã làm trong kiếp này và những đời trước, chúng ta có thể giải thích hay dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.  Chúng ta biết rằng những hành vi xây dựng đem đến những kết quả an lạc hạnh phúc và những thứ tàn phá mang lại những hậu quả không mong  muốn.  Tuy thế, làm thế nào một hành vi nghiệp báo đặc thù chín muồi sẽ tùy thuộc trên nhiều nhân tố, và vì thế, nhiều thứ có thể ảnh hưởng nó.  Một sự tương tự sẽ là:  nếu chúng ta tung một quả bóng lên trên không, chúng ta có thể tiên đoán rằng nó sẽ rơi  xuống. Giống như thế, căn cứ trên những hành vi trước đây, chúng ta có thể dự đoán những gì sẽ xãy ra trong tương lai.  Tuy vậy, nếu chúng ta có thể bắt quả bóng, nó sẽ không rơi xuống.  Tương tự vậy, trong khi chúng ta có thể dự đoán từ những hành vi trước đây và những gì sẽ đến trong tương lai, nó không tuyệt đối là, định mệnh, và được khắc trên đá để là biểu hiện sẽ xãy ra.  Những khuynh hướng khác, hành vi khác, trường hợp khác và v.v… có thể ảnh hưởng sự chín muồi của nghiệp báo.

 Khi một sự thúc đẩy đến trong tâm thức chúng ta để làm một hành động, chúng ta có một sự lựa chọn.  Chúng ta không giống như những đứa con nít thể hiện bất cứ những sự thúc đẩy nào đến trong đầu của chúng.  Xét cho cùng, chúng ta thật học hỏi được rèn luyện phục sức; chúng ta không hành động ngay lập tức bất cứ  điều gì thúc giục.  Điều ấy cũng đúng cho sự thúc đẩy nói điều gì ấy mà có thể tổn thương người khác, hay làm điều gì ấy độc hại.  Khi một sự thúc giục như vậy đến trong tâm thức chúng ta, chúng ta có thể chọn lựa, “Tôi nên hành động điều ấy ra hay kiềm chế không làm theo điều đó?”  Đây là khả năng để phản chiếu và phân biệt giữa những hành vi xây dựng và tàn phá là những gì phân loại giữa con người với con thú.  Đây là một sự tiến bộ vĩ đại của  sự biểu hiện của một con người.

Vì thế, chúng ta có thể chọn lựa những gì chúng ta sẽ hành động căn cứ trên việc có đủ không gian trong tâm thức chúng ta để chính niệm rằng những sự thúc đẩy đang sinh khởi.  Nhiều sự rèn luyện của Đạo Phật được liên hệ với sự phát triển chính niệm.  Khi chúng ta chậm lại, chúng ta trở nên tỉnh thức hơn về những gì chúng ta đang suy nghĩ và những gì chúng ta sắp nói hay hành động.  Thiền tập trên hơi thở, là điều mà trong ấy chúng ta quán sát hơi thở vào và ra, cho chúng ta không gian để có thể chú ý những thúc đẩy khi chúng sinh khởi.  Chúng ta bắt đầu quán chiếu, “Tôi có sự thúc đẩy này để nói điều gì đấy mà nó sẽ tổn thương người khác.  Nếu tôi nói nó, nó sẽ làm nên những khó khăn.  Vì thế, tôi sẽ không nói nó.”  Chúng ta có thể chọn lựa.  Nếu chúng ta không chính niệm, chúng ta có một sự vội vả của những tư tưởng và những thúc đẩymà chúng ta sẽ không có cơ hội để lựa chọn một cách thông tuệ.  Chúng ta chỉ hành động những gì thúc giục và điều này thường mang đến những rắc rối trong đời sống của chúng ta.

 Vì vậy, chúng ta không thể nói rằng mọi thứ - như sự hiểu biết hay sự lĩnh hội của chúng ta về Giáo Pháp – là được định trước.  Chúng ta có thể dự đoán nó, nhưng chúng ta cũng có một không gian mở rộng có thể thay đổi.

 3 – HỎI:  Có phải những người của những tôn giáo tín ngưỡng khác cũng trãi qua kinh nghiệm nghiệp báo?

 ĐÁP:   Vâng,.  Ai đấy không phải tin tưởng trong nghiệp báo nhằm đề trãi qua với chúng.  Nếu chúng ta nện mạnh chân chúng ta, chúng ta không phải tin tưởng trong nhân quả để kinh nghiệm sự đau đớn.  Thậm chí nếu chúng ta nghĩ rằng thuốc độc là một loại nước uống ngon lành, khi chúng ta uống vào, chúng ta mắc bệnh.  Tương tự thế, nếu chúng ta hành động trong một cách nào đấy, kết quả của hành động ấy sẽ đến, cho dù chúng ta tin tưởng trong nhân quả  hay không.

 4 – HỎI:  Có phải tôi là sự tiếp tục của ai khác đấy người đã sống trước đây?  Có phải giáo lý Đạo Phật về tái sinh là là một lý thuyết siêu hinh hay là một loại khoa học?  Giáo sư nói rằng Phật giáo là dựa trên lý trí và khoa học.  Điều này cũng có thể áp dụng vào sự tái sinh không?

 ĐÁP:  Có vài điểm ở đây.  Một là: làm thế nào chúng ta chứng tỏ điều gì ấy một cách khoa học?  Điều này đưa lên một chủ đề:  làm thế nào chúng ta biết những sự việc một cách có giá trị?  Theo giáo huấn của Phật giáo, mọi vật có thể được biết một cách có giá trị trong hai cách:  bằng nhận thức trực tiếp và bằng sự suy luận.  Bằng một cuộc thí nghiệm trong phòng chuyên môn, chúng ta có thể đánh giá sự hiện hữu của điều gì ấy qua nhận thức thẳng thắn.  Chúng ta phải dựa vào sự hợp lý logic, lý trí và suy luận.  Tái sinh là rất khó để minh chứng bằng những phương tiện của nhận thức thẳng thắn ý nghĩa, mặc dù có một câu chuyện về một vị thầy Phật giáo lâu xưa ở Ấn Độ, người đã chết, tái sinh và sau đó nói, “Đây là tôi một lần nữa.”  Nhầm đề chứng minh đến vị vua rằng tái sinh hiện hữu.  Có nhiều thí dụ về những người nhớ lại những đời trước của họ và những người có thể xác định rõ ràng những vật tùy thân của họ hoặc là những người họ biết trước đây.

 Đề qua một bên những chuyện đó, cũng có sự hợp lý tuyệt đối của tái sinh.  Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói rằng nếu những điểm nào đấy không phù hợp với thực tế, ngài sẽ quyết để cho chúng bị loại ra khỏi Phật giáo.  Điều này cũng áp dụng vào tái sinh.  Thực tế, ngài tuyên bố lời này một cách độc đáo trong hoàn cảnh ấy.  Nếu khoa học có thể chứng minh rằng tái sinh không  hiện hữu, sau đấy chúng ta phải buông bỏ sự tin tưởng điều ấy là sự thật.  Tuy thế, nếu khoa học không thể minh chứng rằng nó sai, thế thì bởi vì họ tuân theo sự hợp lý của những phương pháp khoa học, là điều cởi mở với sự thông hiểu về những điều mới mẻ, họ phải kháo sát nó có hiện hữu hay không.  Để chứng minh tái sinh là không hiện hữu, họ sẽ phải tìm ra sự không tồn tại của nó.  Chỉ nói là, “Tái sinh không hiện hữu bởi vì tôi không thấy nó với đôi mắt của tôi” là không tìm ra sự không tồn tại của tái sinh.  Nhiều việc hiện hữu mà chúng ta không thể thấy bằng đôi mắt của chúng ta.

 Nếu những nhà khoa học không thể chứng tỏ sư không tồn tại của tái sinh, thế thì họ cần phải có nhiệm vụ để khảo sát nếu tái sinh thật tự hiện hữu trong thực tế.  Phương pháp khoa học là đặt thành định đề trên những dữ liệu nào đấy và rồi thì kiểm nghiệm coi nó có giá trị hay không.  Do vậy, chúng ta nhìn vào dữ liệu.  Thí dụ, chúng ta chú ý rằng những đứa bé không được sinh ra như một băng thu âm hoàn toàn trống rỗng.  Chúng có những thói quen và những đặc trưng cá nhân nào đấy có thể quán sát ngay cả khi chúng rất trẻ.  Những thứ này đến từ chốn nào?

Thật vô lý nếu nói rầng những thứ ấy chỉ đến từ những sự tiếp diễn của những thứ vật chất vật lý cuẩ cha mẹ chúng,  từ tinh trùng và noãn châu.  Không phải mọi tinh trùng và noãn châu đến cùng với nhau thâm nhập vào tử cung để lớn lên thành bào thai.  Điều gì làm nên sự khác biệt giữa việc khi chúng thật sự trở thành một đứa bé và khi chúng không hình thành bào thai?  Điều gì thật sự làm nên những thói quen và những thiên hướng khác nhau trong đứa trẻ?  Chúng ta có thể nói nó là DNA và những gien.  Đây là phía vật lý.  Không ai có thể phủ nhận rằng đây là khía cạnh vật lý của việc làm thế nào một đứa bé hình thành nên sự hiện hữu.  Tuy thế, những gì về phía kinh nghiệm thì thế nào?  Làm thế nào chúng ta giải thích cho tâm thức?

 Từ Anh ngữ ‘mind’ dịch là ‘tâm thức’ không có cùng ý nghĩa như trong thuật ngữ của tiếng Phạn hay Tạng mà nó đáng lẻ được dịch.  Trong ngôn ngữ nguyên thủy, ‘tâm thức’ hay ‘mind’ liên hệ đến hành vi tinh thần hay sự tinh thần, hơn là điều gì đấy đang làm hành động ấy.  Hành động hay sự kiện là sự khởi sinh nhận thức của những thứ nào đấy – tư tưởng, hình sắc, âm thinh, cảm xúc, cảm giác và v.v…- và sự nhận thức liên hệ với chúng – thấy chúng, nghe chúng, hiểu chúng, và ngay cả không hiểu chúng.  Hai đặc trưng này của tâm thức thông thường được dịch như “sự trong sáng” và “tỉnh thức”, nhưng những từ ngữ tiếng Anh này cũng không không hẳn đúng.

 Hành vi tinh thần của sự sinh khởi và sự liên quan với đối tượng nhận thức trong một cá nhân đến từ nơi nào?  Ở đây, chúng ta không nói về điều thân thể đến từ đâu, vì điều đó rõ ràng đến từ cha mẹ.  Chúng ta không nói về sự thông minh và v.v…, bởi vì chúng ta cũng có thể đưa đến một sự tranh luận rằng có một cơ sở di truyền cho điều ấy.  Tuy thế, đề nói rằng sự ưa thích của ai đấy về kem sô cô la đến từ gien của một người là sự mở rộng quá xa.

 Chúng ta có thể nói rằng một số sự hứng thú của chúng ta có thể bị ảnh hưởng với gia đình chúng ta hay bởi những tình trạng kinh tế  hay xã hội mà chúng ta đang liên hệ trong ấy.  Đây là những yếu tố có một sự ảnh  hưởng rõ ràng, nhưng khó khăn để giải thích một cách chắc chắn mọi thứ mà chúng ta hành động trong cách ấy.  Thí dụ, tại sao tôi trở nên thích thú với yoga như một đứa con nít?  Không ai trong gia đình tôi hay trong xã hội chung quanh tôi có thói quen ấy.  Có một số sách sẳn sàng trong vùng mà tôi đang sống, vì thế bạn có thể nói có một số ảnh hưởng nào đấy từ xã hội, nhưng tại sao tôi thích thú trong loại sách đặc thù ấy về hatha yoga?  Tại sao tôi cầm nó lên?  Đây là một câu hỏi khác.

 Hãy đặt những thứ này qua một bên, chúng ta hãy trở lại câu hỏi chính:  hành vi sinh khởi những đối tượng nhận thức và một liên hệ nhận thức trong chúng đến từ nơi nào?  Khả năng lĩnh hội này đến từ chốn nào?  Sự sống bừng chớp lên từ chốn nào?  Điều gì làm nên sự phối hợp của tinh trùng và noãn châu có một sự sống thật sự?  Điều gì làm nó trở nên một con người?  Điều gì cho phép sự sinh khởi của những thứ như tư tưởng  và cái thấy và điều gì làm nên sự liên hệ nhận thức với chúng, cái nào là phía kinh nghiệm của hoạt động hóa học và vật lý của bộ não?

Khó khăn để nói rằng hành vi tinh thần của một đứa bé sơ sinh đến từ cha mẹ bởi vì nếu là như thế, nó đến từ cha mẹ như thế nào?  Phải có một cơ cấu nào đấy liên hệ.  Có phải tia chớp của đời sống – được đặc trưng bởi sự tỉnh thức của mọi thứ - đến từ cha mẹ cùng cách của tinh trùng và noãn châu đã làm hay không?  Có phải nó với kích thích cực điểm?  Với sinh học?  Có phải là tinh trùng?  Noãn châu?  Nếu chúng ta có thể không thể nêu lên với sự biểu lộ hợp lý, khoa học của việc nó đến từ cha mẹ khi nào, thế thì chúng ta phải tìm một giải pháp khác.

 Nhìn với sự hợp lý (logic) tuyệt đối, chúng ta thấy rằng tất cả những hiện tượng của chức năng hoạt động đến từ chính sự liên tục tâm linh của chính họ, từ những khuynh hướng mô-men (moment) trước của điều gì đấy trong những hiện tượng cùng đặc trưng.  Thí dụ, một hiện tượng vật lý, nó là vật chất hay năng lượng, đến từ những khuynh hướng quán tính trước của vật chất hay năng lượng ấy.  Nó là sự tiếp diễn.

 Hãy lấy sân hận như một thí dụ.  Chúng ta có thể nói về năng lượng vật lý chúng ta cảm nhận khi chúng ta giận dữ, đấy là  một thứ.   Tuy thế, hãy lưu tâm hành vi tinh thần của sự sân hận trãi qua – kinh nghiệm sự sinh khởi của cảm xúc và sự tỉnh thức có ý hay vô ý của nó.  Một kinh nghiệm cá nhân của sân hận có khuynh hướng mô-men trước của chính nó về sự liên tục trong kiếp sống này, nhưng nó đã đến từ nơi nào trước đấy?  Hoặ là nó đến từ cha mẹ, và ở đấy dường như nó không có cơ cấu để diễn tả nó xãy ra như thế nào, hay nó đến từ một Thượng đế tạo hóa.    Nhưng rồi thì chúng ta cần giải thích tại sao một Thượng đế bác ái nhân từ lại tạo nên sự sân hận trong chúng ta , và có phải một đấng tạo hóa nhân ái cần phải giận dữ nhằm để tạo nên sự sân hận trong những tạo vật của Ngài?  Điều này khó khăn để thấu hiểu.  Một cách lựa chọn, chúng ta phải nói nó đến từ khuynh quán tính trước của sự tiếp diễn của chính nó.  Học thuyết về tái sinh giải thích giống như thế này.

 Chúng ta có thể cố gắng để thấu hiểu tái sinh với sự tương tự của một bộ phim. Giống như một bộ phim là một sự tiếp diễn của những tấm ảnh của phim, sự tiếp diễn của tinh thần hay dòng suối tâm là những sự tiếp diễn của những thời khắc thay đổi không ngừng của tỉnh thức của những hiện tượng trong một kiếp sống và từ đời sống này đến đời sống tới.  Không có một thực thể cững nhắc, có thể tìm thấy như “tôi” hay “tâm thức của tôi”, điều ấy chịu sự tái sinh.  Tái sinh không giống sự tương tự của một bức tượng nho nhỏ ngồi trên một băng tải, đi từ đời sống này đến đời sống kế.  Đúng hơn, nó giống như một bộ phim, điều gì ấy liên tục thay đổi.  Mỗi hình ảnh là khác nhau nhưng có sự tiếp tục trong nó.  Mỗi hình ảnh liên hệ đến hình ảnh kế tiếp.  Tương tự, có một sự tương tục chuyển biến liên tục của những thời khắc của tỉnh thức của những hiện tượng, ngay cả nếu một số thời khắc ấy là vô ý thức.  Xa hơn nữa, giống như những bộ phim không giống nhau, mặc dù chúng là tất cả những bộ phim, giống như thế tất cả những sự tương tục tinh thần hay “những tâm thức” không là một tâm thức.  Có vô số những dòng suối cá nhân của sự tương tục tỉnh thức của những hiện tượng.

 Đây là những tranh luận mà chúng ta bắt đầu khảo sát từ quan điểm khoa học và có lý trí.  Nếu lý thuyết có ý nghĩa một cách hợp lý (logic), thế thì chúng ta có thể quan tâm một cách nghiêm chỉnh hơn ở sự kiện rằng có những người nhớ những đời sống quá khứ của họ.  Trong cách này, chúng ta có thể thẩm tra sự hiện hữu của tái sinh từ sự tiếp cận của khoa học.

 5 – HỎI:  Đạo Phật nói rằng không có linh hồn và tự ngã.  Thế thì điều gì tái sinh ?

 ĐÁP:  Một lần nữa, sự tương tự của tái sinh không là một linh hồn nào đấy, giống như một bức tượng cứng nhắc nho nhỏ hay một người, du hành trên một băng tải từ đời này đến đời khác.  Băng tải đại diện thời gian và hình ảnh bao hàm là một vật gì đấy  cứng nhắc, một cá thể cố định hay linh hồn gọi là “tôi” đi qua thời gian:  “Bây giờ tôi trẻ, bây giờ tôi già; bây giờ tôi trong kiếp sống này, bây giờ tôi ở trong đời sống ấy.”  Đây không là quan điểm của Phật giáo về tái sinh.  Đúng hơn, sự tương tự giống như một bộ phim.   Có  một sự tương tục với một bộ phim; những hình ảnh hình thành một sự tiếp diễn.

 Đạo Phật cũng không nói rằng tôi thành bạn, hay chúng ta là một.  Nếu chúng ta là một, và tôi là bạn, thế thì chúng ta cùng đói bụng, bạn có thể chờ đợi trong xe trong khi tôi đi ăn.  Nó không giống như thế.  Mỗi chúng ta có một dòng suối cá nhân tương tục.  Cảnh trong phim của tôi sẽ không biến thành phim của bạn, nhưng những đời sống của chúng ta tiến triển như những bộ phim trong ý nghĩa rằng chúng không cứng nhắc và cố định.  Đời sống tiếp diễn từ một khung ảnh này đến một khung ảnh khác.  Nó tuân theo một sự tiến triển, tùy theo nghiệp quả, và vì thế hình thành một sự tương tục.

 6 – HỎI:  Những sự thúc đẩy khác nhau cất chứa trong tâm thức như thế nào và chúng trổi dậy như thế nào?

 ĐÁP:  Điều này có hơi phức tạp.  Chúng ta hành động trong một cung cách nào đấy, thí dụ, chúng ta hút một điếu thuốc.  Do vì có một năng lượng nào đấy liên hệ trong sự hút một điếu thuốc, hành động ấy thể hiện như một khả năng hay một năng lực để hút một điếu thuốc khác.  Có một tổng năng lượng, mà  nó chấm hết khi một hành động chấm dứt, nhưng cũng có một năng lượng vi tế tiềm ẩn, mà nó là năng lượng khả dĩ để lập lại hành động.  Năng lượng vi tế tiềm ẩn ấy của khả năng hút thuốc được mang theo với chính năng lượng vi tế nhất mà nó cùng với chính tâm thức vi tế nhất thích ứng đến trình độ vi tế của hành vi của nhận thức và tỉnh giác, trong khi năng lượng vi tế nhất thích ứng đến chính sự sống vi tế - năng lượng hổ trợ giúp cho hành động này.  Cùng với nhau, chúng cấu thành điều mà chúng ta gọi là “tia chớp của sự sống”.  Chúng là điều đi từ đời sống này đến đời sống khác.  Những khả năng của nghiệp báo được mang theo cùng với tia chớp của sự sống.

 Những khuynh hướng và những thói quen cũng dược mang theo, nhưng chúng không phải là vật lý tính.  Thói quen là gì?  Thí dụ, chúng ta có một thói quen uống trà.  Chúng ta uống trà sáng nay và sáng hôm qua và những ngày trước đó.  Thói quen không là một tách trà vật lý; nó không là tâm thức chúng ta nói, “Uống trà.”  Nó chỉ là một  sự tiếp triển của những sự kiện tương tự - uống trà nhiều lần.  Căn cứ trên sự tiến triển ấy, như một cử chỉ nói năng, chúng ta nói hay “quy cho” rằng có một thói quen về uống trà.  Chúng ta đặt tên cho sự tiến triển là “thói quen uống trà.”  Một thói quen không là điều gì vật lý, nhưng đúng hơn nó là một khái niệm trừu tượng xây dựng nên từ lối nói năng về một sự tiến triển của những sự kiện tương tự.  Căn cứ trên điều ấy, chúng ta có thể tiên đoán rằng điều tương tự gì đấy sẽ xãy ra trong tương lai.

 Nó tương tự như khi chúng ta nói về những thói quen, bản năng hay khuynh hướng được mang đến tương lai.  Không có tính vật lý được mang theo.  Tuy nhiên, trên căn bản của những khuynh hướng quán tính của sự tương tục tinh thần, chúng ta có thể nói có những thí dụ tương tự tại lúc này và lúc kia, và vì thế sẽ có những thí dụ tương tự trong tương lai.

 7 – HỎI:  Nếu sự sống liên hệ sự di chuyển của tâm thức, vậy có bất cứ sự bắt đầu nào không?

 ĐÁP:  Đạo Phật dạy rằng không có sự bắt đầu (vô thủy).  Một sự bắt đầu là không hợp lý (không logic). Sự tương tục của vật chât, năng lượng, và những tâm thức con người là không có sự bắt đầu.  Nếu chúng có một sự bắt đầu sự bắt đầu này đến từ chốn nào?  Điều gì trước sự bắt đầu?

 Một số người nói, “Chúng ta cần một sự bắt đầu.  Do thế, Thượng đế tạo nên mọi thứ.”  Họ thừa nhận một Thượng đế tạo hóa, kẻ được ban cho nhiều tên gọi trong những tôn giáo khác nhau.  Vấn đề mà một Phật tử sẽ hỏi là, “Thượng đế đến từ chốn  nào?  Thượng đế có sự bắt đầu không?  “Hoặc là họ sẽ trả lời rằng Thượng đế là không có bắt đầu, tại điểm mà người Phật tử tranh luận sẽ nói, “A ha, không có sự bắt đầu,”  hay họ sẽ phải chỉ ra điều gì đấy hay ai đấy tạo nên Thượng đế, mà điều này mâu thuẩn với chính triết lý của họ.

 Một người vô thần nói, “Không có Thượng đế.  Mọi thứ đã đến từ sự không có.  Vũ trụ hình thành từ số không.  Sự tiếp diễn của tinh thần chúng ta đến từ sự không tồn tại.”  Thế thì chúng ta hỏi, “Số không ấy đến từ chốn nào?”  Họ nói, “Không có gì ấy luôn luôn chung quanh.  Luôn luôn có không có gì.  Không có gì không có sự bắt đầu.”  Thế là một lần nữa, chúng ta trở lại sự không có bắt đầu (vô thủy).  Bất chấp trả lời được đưa ra là gì chúng ta trở lại không có bắt đầu.

 Nếu không có bắt đầu là kết luận duy nhất hợp lý chúng ta có thể đến, sau đó chúng ta thẩm tra: “Có thể cho điều gì đấy mà thực hiện chức năng đến từ không có gì hay không?  Làm thế nào không có gì có thể sản sinh điều gì đấy?”  Điều đó không làm nên trò trống gì; mọi thứ cần phải có nguyên nhân.  Sự giải thích kia, rằng có một đấng tạo hóa, có làm nên ý nghĩa gì không?  Chúng ta cần thẩm tra rằng sự thừa nhận càng gần hơn.  Thí dụ, nếu có một thần linh quyền năng vô hạn hay ngay cả nếu một sự kiện hoàn toàn vật lý Big Bang tạo nên mọi thứ, thế thì có phải sự tạo hóa xãy ra tại một thời điểm nào đấy do bởi sự ảnh hưởng của một động cơ, khuynh hướng, hay một hoàn cảnh? Nếu nó làm thế, thế thì điều ảnh hưởng sự sáng tạo mọi thứ đã tồn tại trước khi sự sáng tạo nên mọi thứ, và điều đó vô nghĩa.  Nếu một đấng sáng tạo là cả từ bi và vô thủy, thế thì đấng tạo hóa ấy tạo nên từ bi như thế nào?  Từ bi đã tồn tại rồi.

 Sự lựa chọn thứ ba được quan tâm là có phải mọi thứ tiếp tục với vô thủy?  Điều này là sự tiếp cận khoa học hơn mà tùy thuộc với ý tưởng rằng vật chất không được tạo nên cũng không bị hủy diệt, chỉ chuyển hóa.  Nó giống với sự tương tục tinh thần của con người.  Không có sự bắt đầu, và mọi thứ chuyển biến một cách phụ thuộc, do bởi nguyên nhân và hoàn cảnh.

 8 – HỎI:  Đức Phật đã nói với môn đồ rằng Ngài không phải là Thượng đế.  Nếu đúng như thế, vậy thì vai trò của nguyện cầu trong Đạo Phật là gì?

 ĐÁP:  Vấn đề chính quan tâm đến cầu nguyện là câu hỏi ‘Ai đấy khác có thể tiêu trừ những khổ đau và những rắc rối của chúng ta hay không?  Đức Phật nói rằng không ai có thể giải trừ tất cả những vấn đề rắc rối của chúng ta trong một cách giống như chúng ta nắm lỗ tai của con thỏ và kéo  nó ra khỏi một hoàn cảnh khó khăn.  Điều đó là không thể được.  Chúng ta tiếp nhận trách nhiệm của chính mình cho những gì xãy ra đến chúng ta.  Do thế, nếu chúng ta ước nguyện tạo nên những nguyên nhân cho an lạc hạnh phúc và để tránh những nguyên nhân cho rắc rối, thì chúng ta cần phải tuân theo những đạo đức và hạnh kiểm trong sạch.  Nếu chúng ta  muốn đời sống của chúng ta cải thiện, nó tùy thuộc chúng ta thay đổi cách cử xử và những thái độ nhằm để tác động những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

 Chúng ta nguyện cầu trong Đạo Phật, chúng ta không đòi hỏi:  “Lạy Phật, nguyện cầu Ngài cho con một chiếc Mercedes!”  Không ai trên bầu trời có thể ban nó cho chúng ta.  Đúng hơn, bằng sự nguyện cầu chúng ta đang thiết lập một ước nguyện mạnh mẽ cho điều gì đấy xãy ra.  Những thái độ và hành động của chúng ta làm nó xãy ra; nhưng, tuy thế, chư Phật và chư Bồ tát có thể truyền cảm hứng cho chúng ta.

 Đôi khi, trong thuật ngữ cho “truyền cảm hứng” được diễn dịch như “gia hộ”, nhưng đây là sự chuyển tải rất nghèo nàn.  Chư Phật và Bồ tát có thể truyền cảm hứng cho chúng ta bằng những mẫu mực của các Ngài.  Các ngài  có thể truyền dạy hay chỉ cho chúng ta phương pháp, nhưng chúng ta phải tự mình hành động.  Như  lời nói là, “Bạn có thể đưa con ngựa đến nguồn nước nhưng bạn không thể uống thay cho nó.” Con ngựa phải tự nó uống nước.  Giống như thế, chúng ta cần tự mình đi theo con đường và đạt đến sự thực chứng tự mình và làm những vấn đề rắc rối của chúng ta dừng lại.  Chúng ta không thể đẩy trách nhiệm ấy vào một thần linh toàn năng ngoại tại, nghĩ rằng, “Ngài là năng lực vô cùng, ngài làm việc đó cho con.  Con giao  phó thân mạng con trong tay ngài.”  Đúng hơn, trong Phật giáo, chúng ta nhìn chư Phật cho sự truyền năng lực, truyền cảm hứng để nâng đở chúng ta bằng những tấm gương của các ngài.  Qua sự truyền cảm hứng của các ngài và những sự dạy bảo của các ngài, các ngài hổ trợ chúng ta và hướng dẫn chúng ta.  Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển tiềm năng từ chính phía chúng ta  để tiếp nhận sự truyền năng lực của các ngài.  Hành động căn bản chúng ta phải tự tiến hành.

Nhiều sự hiểu sai lạc về Đạo Phật sinh khởi do bởi sự chuyển dịch nghèo nàn những thuật ngữ và những khái niệm Phật giáo sang Anh ngữ và những ngoại ngữ khác.  Thí dụ, nhiều thuật ngữ chuyển dịch dùng để chuyển ngữ Phật giáo sang Anh ngữ được tạo ra bởi những người biên soạn từ điển Phật giáo từ thế kỷ trước, hay thậm chí sớm hơn.  Những học giả sớm sủa này thường đến từ những đoàn truyền giáo hay thời nữ hoàng Victoria và họ chọn lựa những thuật ngữ mà chúng đến từ sự giáo dục của chính họ.  Nhiều từ ngữ họ chọn, tuy thế, không truyền tãi một cách chính xác ý nghĩa nhằm tới trong Phật giáo.  Khi chúng ta đọc những chữ này, chúng ta nghĩ chúng có nghĩa giống như chúng có trong Ki Tô giáo hay thời kỳ nữ hoàng Victoria thiết lập, trong thực tế, chúng không phải như thế.

 Thí dụ những chữ như: bless – gia hộ, sin – tội lỗi, virtuous – đạo đức, nonvictuous – phi đạo đức, confession – xưng tội, sám hối, và v.v… Trong Ki Tô giáo, chúng có sự hàm ý của một loại phán xét đạo đức, tưởng thưởng và trừng phạt.  Tuy thế, khái niệm Phật giáo hoàn toàn không là những điều này.  Nó tương tự với chữ “blessing – gia hộ , phù hộ”.  Những từ ngữ này đến từ một truyền thống văn hóa khác biệt.  Do thế, trong nghiên cứu Phật giáo, điều rất quan trọng là phải dọn dẹp càng nhiều càng tốt màn sương văn hóa phủ trên những từ ngữ mà những dịch giả trước đây đã dùng.  Họ là những nhà khai phá lớn về nghiên cứu Phật giáo và chúng ta  phải cảm ơn cho những nổ lực vô giá của họ.  Tuy thế, bây giờ chúng ta cần phải trở lại một lần nữa những ngôn ngữ nguyên thủy của kinh luận và thông hiểu những khái niệm Phật giáo bằng những sự định nghĩa của chúng trong những ngôn ngữ ấy và đặt chúng vào trong những từ ngữ tiếng Anh hay thành ngữ mà phù hợp với những ý nghĩa của chúng.

 9 – HỎI:  Phật giáo nói gì về thuyết tiến hóa của Darwin?

 ĐÁP:  Học thuyết của Darwin trình bày sự tiến hóa có thể có của thân thể vào trong điều mà sự tương tục tinh thần có thể phải tái sinh trong nhiều kỷ nguyên của lịch sử của trái đất.  Nó không diễn tả sự tiến hóa của thân thể mà một sự tương tục tinh thần của cá thể sẽ phải tiếp nhận trong những đời sống sau.  Có một sự khác biệt lớn lao giữa những hình thái thật sự của sự sống vật lý trên hành tinh này và sự tương tục của dòng suối tâm linh được tái sinh trong chúng.

 Một số giải thích về sự tiến hóa trong kinh luận Phật giáo có thể dường như hơi lạ đối với chúng ta.  Chúng nói về những chúng sinh đã ở trong những hoàn cảnh tốt hơn chúng ta trong quá khứ và rồi thì bị làm cho xấu đi.  Cho dù điều này là đúng hay không đi nữa cần phải khảo sát.  Không phải tất cả mọi thứ mà Đức Phật và hàng môn đồ của ngài đã dạy có thể được chứng thực bởi khoa học, và những thứ không thể, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang tự nguyện để nó qua một bên.  Những đạo sư có thể đã đưa ra những giảng giải dường như  lạ lùng vì những lý do đặc thù và không có ý định để chúng được tượng trưng đúng theo nghĩa đen như vậy.  Chúng có thể biểu hiện cho những sự thật đa dạng của xã hội hay tâm lý.

 Tuy nhiên, trong phạm vi của thuyết tiến hóa, đã có một thời với những con khủng long và bây giờ chúng bị tiệt chủng.  Không còn có nghiệp báo hay những thúc đẩy rơi rớt lại để cho chúng sinh phải tái sinh như những con khủng long trên hành tình hiện nay.  Có những căn bản thân thể vật lý khác biệt sẳn sàng cho những dòng suối tâm linh tiếp nhận như một thân thể bây giờ.  Nó không mâu thuẩn với những sự giải thích của Đạo Phật cho những cơ sở thân thể sẳn sàng cho tái sinh thay đổi theo thời gian.

 Trong một cuộc thảo luận mà Đức Đạt Lai Lạt Ma có với những nhà khoa học, ngài đã được hỏi những máy điện toán có thể trở thành những chúng sinh hay không:  Những máy điện toán có thể một ngày nào đấy có tâm thức hay không?  Ngài đã trả lời trong một cung cách hấp dẫn, nói rằng nếu một máy điện toán hay một rô bô đạt tời một điểm mà nó có thể phức tạp đủ để phục vụ như một căn bản cho một sự tương tục tinh thần, không có lý do nào tại sao mà một dòng suối tâm không thể nối kết với một máy móc hoàn toàn vô cơ như một căn bản thân thể vật lý cho một chúng sinh sống với sự sống của nó.  Điều này quả là vượt xa hơn Darwin!

 Điều này không nói rằng một máy điện toán là một tâm thức.  Nó không nói rằng chúng ta có thể tạo nên một tâm thức nhân tạo trong một máy điện toán.  Tuy nhiên, nếu một máy điện toán phức tạp đúng mức, một dòng suối tâm thức có thể nối kết với nó và nhận nó như  căn bản vật lý hay thân thể.

 Tư tưởng tiếp cận xa xôi như thế làm cho con người của kỷ nguyên hiện đại thích thú và hấp dẫn với Đạo Phật.  Người Phật tử mạnh dạn và sẳn sàng tiến vào những thảo luận này  với những nhà khoa học và để đối diện với những vấn đề phổ biến trong thế giới hiện đại.  Phật giáo sống động và sôi nổi trong cung cách này.  Đạo Phật không chỉ có tuệ trí cổ đại từ những sự trao truyền không đứt đoạn của Đức Phật, mà cũng đầy khí lực và đối diện với những vấn đề của hiện tại và tương lai.

 10 – HỎI:  Điều gì xãy ra đến dòng suối tâm khi một người trở thành một vị Phật?

 ĐÁP:  Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi phải trả lời rằng Đức Phật dạy cho nhiều người.  Không phải mọi người đều giống nhau.  Chúng ta có những thiên hướng và khả năng khác nhau.  Đức Phật thiện xảo vô vàn và ban cho những giáo huấn đa dạng vì thế mỗi người có thể tìm thấy một sự tiếp cận thích ứng cho đặc trưng hay khuynh hướng của người ấy.  Do thế, những truyền thống quan trọng của giáo lý Đạo Phật là Tiểu thừa cho những hành giả có đầu óc bình thường và Đại thừa cho những hành giả có đầu óc rộng rãi.  Trong mười tám bộ phái Phật giáo Tiểu thừa hiện hữu trong thời xưa, Thượng tọa bộ  hay Theravada là bộ phái duy nhất còn hiện diện đến ngày nay.

 Nếu Đức Phật muốn nói đến ai đấy, người bình thường trong sự cảm hứng và mục tiêu, rằng dòng suối tâm của mọi người tồn tại mãi mãi, người ấy có thể trở nên mất can đảm.  Một số người bị tràn ngập với những vấn đề rắc rối của chính họ, và vì thế, đối với họ Đức Phật nói, “Con có thể xa rời những vấn đề rắc rối của con, trở thành một vị giải thoát – một bậc a la hớn – và đạt đến niết bàn.  Khi con lìa đời con thể chứng bát niết nàn  (parinirvana).  Vào lúc ấy, dòng suối tâm của con chấm dứt, giống như một cây nến vụt tắt khi dòng sáp của nó cạn tận.”  Đối với người ấy, một giải thích như thế sẽ là lời cổ vũ rất mạnh mẽ, đối với người nguyện ước thoát ly khỏi vòng tuần hoàn tái diễn liên tục của những rắc rối và tái sinh, và không phải bị quấy rầy nữa.  Do vậy, nó có hiệu lực với loại người ấy.  Tuy nhiên, nên chú ý rằng, Đức Phật không dạy rằng cuối cùng, tất cả những dòng suối tâm trở thành một như những dòng suối nước hòa hiệp trong đại dương.  Đấy là sự giải thích của Ấn Độ giáo.

 Đối với người có đầu óc rộng rãi hơn, Đức Phật sẽ nói, “Ta đưa ra lời giải thích trước để làm lợi ích cho những ai bình thường.  Tuy thế, nhưng không có nghĩa rằng những gì ta giải thích thật là như vậy bởi vì, thực tế, dòng suối tâm sẽ tiếp diễn mãi mãi.  Sau khi con đã loại bỏ những vấn đề rắc rối của con và thể chứng niết bàn, phẩm chất của tâm con thay đổi.  Tâm con không tiếp tục trong hình thức rắc rối giống như trước đây.”  Vì vậy, đến những người có khuynh hướng tâm tư rộng lớn để đạt đến giác ngộ, Đức Phật giải thích rằng thực tế dòng suối tâm tồn tại mãi mãi – không có bắt đầu, không có chấm dứt (vô thủy, vô chung).  Khi những bậc giác ngộ rời thân thể hiện tại, dòng suối tâm của các ngài vẫn tiếp tục.

 Có một sự khác  nhau giữa những vị a la hớn, những vị giải thoát, đạt đến niết bàn, và những Đức Phật, bậc hoàn toàn giác ngộ.  Trong khi a la hớn tự do với những rắc rối của họ, khổ đau và nguyên nhân của nó;  những Đức Phật đã vượt thắng tất cả những sự giới hạn và thể chứng tất cả những khả năng nhằm để lợi ích mọi người trong những phương tiện hiệu quả nhất.

 11 – HỎI:  Có phải thể trạng niết bàn là thường trú?  Khi chúng ta đạt đến giác ngộ, chúng ta đạt được một thể trạng bình đẳng của xả, là điều không phải vui cũng chăng phải buồn.  Điều ấy đúng hơn không phải là vô tri vô giác hay chậm hiểu chứ?

 ĐÁP:  Chúng ta phải cần thận về việc chúng ta dùng từ ngữ thường trụ (permanent) như thế nào.  Đôi khi nó có nghĩa là tĩnh lặng  hay chẳng bao giờ thay đổi.  Một ý nghĩa khác của thường trụ (permanent) là tồn tại mãi mãi.  Khi chúng ta thể chứng niết bàn, chúng ta xa lìa tất cả mọi vấn đề rắc rối của chúng ta.  Thể trạng ấy tồn tại mãi mãi – một khi những rắc rối đã biến đi, chúng đi luôn vĩnh viễn và không trở lại; thể trạng sẽ luôn luôn là như thế.  Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ nên hiểu với ý tưởng rằng niết bàn là thường trụ vì thế nó vững chắc và cụ thể và chúng ta không phải làm gì trong ấy.  Nó cũng không phải thế.  Khi chúng ta thể chứng niết bàn, chúng ta có thể tiếp tục hổ trợ người khác và hoạt động mọi thứ.  Niết bàn là không thường trụ trong ý nghĩa  tất cả mọi hành vi ngừng dứt và không có bất cứ điều gì xãy ra.  Chúng ta phải hơi chính xác hơn về việc sử dụng từ ngữ thường trụ (permanent) và phải cảnh giác về ý nghĩa rộng rãi của nó.  Thể trạng của niết bàn tự nó không thay đổi; nó tồn tại mãi mãi.  Tuy nhiên, cá nhân thể chứng thể trạng như thế tiếp tục hành hoạt.

 “Bình đẳng tính” (equanimity) cũng có vài ý nghĩa rộng rãi là thư thái hay xả.  Nó có thể có nghĩa là một cảm giác trung tính của sự thể hiện không vui cũng không buồn, nhưng đấy không phải là điều chư Phật trãi qua.  Một số chư thiên tầng cao miệt mài sâu trong những tầng thiền định vượt ngoài những cảm giác vui hay buồn; họ kinh nghiệm một cảm giác hoàn toàn trung tính trong những sự nhập định này.  Đức Phật cũng từ bỏ những cảm giác như thế, vì chúng liên quan đến mê muội.  Khi chúng ta xa lìa tất cả những rắc rối và những giới hạn, chúng ta phóng ra một khối năng lượng to lớn mà trước đây nó kết chặc với những chứng rối loạn thần kinh, băn khoăn và lo lắng.  Chúng ta kinh nghiệm sự giải thoát tất cả năng lượng không kết hợp với bất cứ sự mê mờ nào đấy là như sự đại an lạc.  Điều này là hoàn toàn khác biệt với niềm hạnh phúc thông thường phối kết với mê muội  hay si ám, và nó khác biệt hẳn với trung tính hay tối dạ hay vô tri giác.

 Một cách sử dụng khác của từ ngữ ‘bình đẳng’ (equanimity) liên hệ với chư Phật có lòng bình đẳng đối với mọi người.  Ở đây ‘bình đẳng’ không có nghĩa là dửng dưng, mà có một thái độ bình đẳng quan tâm chăm sóc đối với tất cả.  Chư Phật không thương mến số người này và quên lãng số người nọ.

Tác giả: Alexander Berzin / 10-08-1988

Chuyển ngữ:  Tuệ Uyển / 11-03-2010



Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level1_getting_started/general_introductory_material/basic_question_karma_rebirth.html


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage