Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)
Như một kết quả, Tịnh Độ Chân Tông đánh mất
cơ hội để chia sẻ tuệ giác tâm linh của nó với nhiều người tìm cầu trong xã hội
đương thời, những người tìm sự tin tưởng tâm linh qua thiền quán. Chúng ta cần phải thấu hiểu nền tảng quan điểm
của Thân Loan Thánh Nhân liên quan đến sự thực tập thiền quán.
Khi
chúng
ta quan tâm đến thế giới tâm linh mà Thân Loan (1173-1263) đã sống vào
đầu thời kỳ Trung Cổ của xã hội Nhật
Bản, chúng ta có thể thấu hiểu tốt hơn tại sao sự thực tập này được đặt
qua một
bên. Chính Thân Loan đã thực tập thiền
quán như một phần của hệ thống tu viện Thiên Đài Tông (Thiên Thai Tông
Nhật
Bản) trong hai mươi năm từ lúc chín tuổi đến hai mươi chín tuổi. Thiền
tập của Thiên Đài Tông có nhiều tầng
bậc mà trong ấy căn bản là sự thực tập một nghìn ngày chịu đựng tâm
linh, thử
nghiệm sức mạnh thân thể và tinh thần của môn nhân. Trong thời gian này
Thân Loan đã tuyệt vọng với
việc biết bao giờ thân chứng giác ngộ và giải thoát tâm linh khỏi dòng
suối
sinh tử luân hồi qua những sự thực tập khó
khăn và vất vả của tu viện, kể cả thiền quán. Vấn đề là niềm đam mê
mạnh mẽ và tính tự mãn
của ông mà thường là kết quả từ việc quyết tâm thực tập tôn giáo. Việc
thực tập như vậy đưa đến sự so sánh với những người khác và tự
biện hộ.
Tuy thế, chúng ta phải chú ý rằng
Thân Loan thật đạt đến những kinh nghiệm hư ảo qua thiền quán mà vì thế đã đưa
ông đến Pháp Nhiên Thượng Nhân. Ông cuối
cùng tìm được sự giải thoát khỏi sự vở mộng tâm linh qua sự hướng dẫn của Pháp
Nhiên (1143-1212), bậc đạo sư Tịnh Độ
Tông nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Thân
Loan đã trở thành người đồ đệ nhiệt thành và cuối cùng đã phát triển sự diễn
giải đặc thù của chính ông về giáo huấn
nhấn mạnh trên niềm tin và nương tựa Đại Nguyện của Đức Phật Di Đà cùng việc
trì niệm danh hiệu Phật trong việc nhớ ơn như hoàn toàn đầy đủ ý nghĩa để đạt
đến giác ngộ. Tuy nhiên, thiền tập không
là nguồn gốc hay phương tiện giải thoát tâm linh của ông.
Vào lúc ấy thiền tập là một bộ phận
của toàn bộ cương lĩnh nguyên tắc tôn giáo hướng đến sự tập trung và tịnh hóa
tâm thức để trãi nghiệm chân lý bất nhị của Đạo Phật trong chiều sâu của con
người. Đấy là sự thực tập góp phần đến
việc đạt được sự giác ngộ và do thế là nền tảng thực hành của Đạo Phật. Đấy là một nổ lực tôn giáo và tâm linh như
nhiệm vụ của tiến trình thiêng liêng.
Đối với quan điểm của cá nhân Thân
Loan và giáo huấn Tịnh Độ Tông, mục tiêu của thiền quán một cách căn bản là
không thể áp dụng cho người thường bởi vì nó đòi hỏi tự ngã vượt thắng chính nó
bởi năng lực hay nổ lực của chính nó.
Thiền quán cũng như những sự thực tập khác của chùa viện đối với Thân
Loan là tự mâu thuẩn như là phương tiện để tịnh hóa chính mình bởi tự
mình. Do thế, ông đã rời tu viện và học
hỏi cùng thực tập với Pháp Nhiên, người đã dạy rằng Đức Phật Di Đà đã nguyện ôm
ấp và giải thoát tất cả chúng sinh khỏi bẩy rập của họ trong mê muội và chấp
ngã. Để làm điều này Pháp Nhiên đã dạy
trì danh hiệu Phật, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, như một phương pháp dễ dàng
cho mọi người trong thời kỳ mạt pháp để được vãng sinh về Cực Lạc nơi, rồi thì,
họ có thể đạt đến giác ngộ.
Đức Phật A Di Đà đã tạo ra cõi Tịnh
Độ, nơi những điều kiện thích hợp cho việc đạt đến giác ngộ. Điều kiện tiên quyết để được vãng sinh là tin
tưởng trong Đại Nguyện của Phật Di Đà và trì niệm danh hiệu Ngài. Qua năng lực của danh hiệu, mà đấy là hiện
thân đức độ của Phật A Di Đà, người tín thành có thể sinh về thế giới Cực
Lạc. Như một kết quả, những thực hành
truyền thống của chùa viện kể cả thiền quán đã không cần thiết cho những người
bình thường có niềm hy vọng đạt thể chứng giác ngộ và được thoát khỏi tất cả
mọi xiềng xích của nghiệp chướng. Cuộc
vận động này đã trở nên rất phổ biến và đã tồn tại ở Nhật Bản.
Chúng ta trở lại thời điểm ngày nay
và tình cảnh tôn giáo hiện thời, hoàn
cảnh đã thay đổi một cách căn bản. Trong
tác động áp lực hiện tại về thiền quán ở phương Tây lôi cuốn từ một sự phong phú về những truyền
thống. Có những hình thức thiền quán của
Ấn Độ hay yoga, thiền minh sát, căn bản của Phật Giáo Theravada, Thiền Tông hay
Zen từ Trung Hoa, Đại Hàn, và Nhật Bản.
Cũng có thiền quán của Phật Giáo Tây Tạng và những sự thực hành hiện
thời về Tỉnh Thức do Thiền Sư Nhất Hạnh chủ trương. Mỗi truyền thống có phong cách riêng của
nó. Những hình thức này của thiền tập
như sự thực tập tôn giáo bao hàm giáo lý và mục tiêu tương ứng với truyền thống
của nó. Sự thực tập trong những truyền
thống này được tin tưởng có thể làm cho con người tỉnh thức về thực tại căn
bản. Kết quả của sự thực tập chuyển hóa
đời sống cá nhân, tâm linh, cũng như trong những giá trị ưu tiên và quan hệ con
người. Một quan điểm mới về cảm nhận của
con người về Siêu Nhiên sẽ sinh khởi bằng việc vượt thắng nhị nguyên làm phiền
não tâm thức chúng ta và thấu hiểu qua ý chí tâm linh về thực tại sâu sắc hơn.
Trong hiện trạng tạm thời hiện nay,
thiền tập cũng đã được dành một vị trí riêng biệt khỏi niềm tin tôn giáo và đã
đi vào cuộc sống thường ngày ở phương Tây như một phương tiện để làm tâm thức
hòa bình, như một sự giải thoát tâm lý của cá nhân hay sự phát triển cá
tính. Sự tiếp cận tâm thức hiện tại đã
di chuyển từ việc cứu độ đến cải thiện đời sống. Từ tôn giáo đến tâm lý trị liệu. Người ta thực tập thiền quán cho sức khỏe và
hạnh phúc. Mới vừa rồi người ta đã cho
hay rằng quân đội sẽ dùng thiền tập để làm cho chiến sĩ trầm tĩnh và làm mạnh
tâm thức của quân đội vì căng thẳng của
chiến trận. Những sử dụng như thế được
hướng đến mục đích làm cho chiến binh có thể chiến đấu mạnh mẽ hơn và …lạnh
lùng hơn. Ý tưởng thiền tập là một sự
thực tập cho việc thể chứng của con người liên hệ đến thực tại tối hậu không
phát triển trong hình thức thế tục, đấy là, Thánh Hiền, cội nguồn sự sống của
chúng ta, không được đòi hỏi và có thể được thực tập bởi mọi người trong bất cứ
truyền thống nào.
Bởi vì có một sự phức tạp trong
những sự tiếp cận của thiền tập, Tịnh độ Chân Tông Phật Giáo được đòi hỏi hình
thức nào đề áp dụng? Chúng tôi có thể
nói rằng ‘Niệm Phật’ là hình thức
thiền tập qua việc tập trung tâm thức chúng ta về Đức Phật Di Đà và ý nghĩa
những đại nguyện của Ngài vì cuộc sống của chúng ta. ‘Niệm’ có nghĩa là suy tư trên đề mục hay gợi lại. ‘Phật’ là Đức Phật. Đây là sự quán chiếu hay phản chiếu về Đức
Phật và đời sống của chúng ta. [Có nghĩa
rằng Niệm Phật Quán Chiếu là thiền quán và Niệm Phật Trì Danh là thiền định;
như vậy Niệm Phật bao hàm đủ “chỉ - quán” đồng tu. Và theo Đại Sư Trí-Tịnh, niệm Phật đến trình
độ Vô Niệm thì tương đương với Kiến Tính của Thiền Tông,thân chứng “Ta Bà
bất ly đương xứ, Tịnh Độ chỉ tại mục tiển”,
nhưng nếu chưa được Vô Niệm thì cũng không mất phần “Đới Nghiệp Vãng Sinh”, thế nên Niệm Phật hay Tịnh Độ Tông là
pháp môn tuy giản dị nhưng thậm thâm vi diệu không thể nghĩ bàn – Thiền Trúc
Lâm hiện nay cũng chủ trương Vô Niệm nhưng theo phương pháp và mục tiêu của Thiền
Tông - người dịch].
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá
nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản
nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta. Danh hiệu A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang
– Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Công Đức; đấy không chỉ là nhãn hiệu mà là những mục
tiêu đến điều gì đấy vượt ngoài nhận thức hay suy lường thông thường của chúng
ta. Qua sự quán chiếu về thực tại sâu
hơn hổ trợ an toàn cho nền tảng sự sống của chúng ta và cảm nhận của chúng ta
về tính chất hòa hiệp, thống nhất, thế nên chúng ta có thể sống với sự quả
quyết hơn, mạnh mẽ hơn và tĩnh lặng hơn, mặc cho những náo động xáo trộn của
thế giới chung quanh chúng ta. Niệm Phật
hay thiền quán không chỉ là để đạt đến giác ngộ mà là để thâm nhập sâu xa hơn
trong sự tỉnh thức và thấu hiểu những thệ nguyện của Đức Phật Di Đà. Nó cũng có thể biểu lộ lòng biết ơn đến Đức
Phật vì sự sống mà chúng ta đã được ban cho.
Cũng phải được ghi nhận rằng một cách truyền thống Tịnh Độ Chân Tông đã
có một sự thực tập ‘Chính tọa” (Seiza) hay một
sự ngồi yên tĩnh mà nó được khuyến khích trong giáo lý của Tịnh Độ Chân Tông.
Sự thực tập phổ quát của thiền quán
trong thời đại hiện nay của chúng ta, trong phạm vi thế tục không nói gì đến
thực tại tâm linh như được hiểu bởi Thân Loan Thánh Nhân. Đấy là trung tính tâm linh như một sự thực
tập để tự trau dồi, tự phát triển [ý chí, năng lực], hơn là một sự thân chứng
tối hậu [về thực tại hay Phật tính hay giải thoát giác ngộ]. Như một kết quả, sự thực tập thiền quán có
thể được thực tập bởi những tín đồ Tịnh Độ Chân Tông như một phương tiện để tịch tĩnh và làm trong
sáng tâm thức trong sự hổn loạn của thế giới nội tại và chung quanh chúng
ta. Sự thực tập có thể được sử dụng để chuẩn
bị tâm thức cho việc chú tâm, lắng nghe, và đặt vấn đề, về Phật Pháp hay quán
chiếu về Đức Phật Di Đà. Chúng ta có thể
thấu hiểu hơn về ‘BÂY GIỜ’ và cảm kích về sự sống mà chúng ta đã được ban
cho. Đấy là ‘HIỆN HỮU’.
Thân Loan tuyên bố rằng Niệm Phật
không phải là một sự thực tập cũng không phải là một hành vi thánh thiện. Nó không phải là một sự thực tập mà nhờ đấy
chúng ta được giác ngộ, cũng không phải là một hành vi thánh thiện hay làm việc
tốt đẹp như một phương tiện cho công đức và ngợi khen. Thân Loan phủ nhận trong nguyên tắc, nhấn
mạnh rằng bất cứ sự thực tập nào mà chúng ta có thể thực hiện không là một
phương tiện để đạt được khuynh hướng giác ngộ.
Đúng hơn, khi chúng ta được truyền cảm hứng, gia bị, soi sáng và ôm ấp
bởi lòng từ bi và tuệ trí của Đức Phật Di Đà, những sự thực tập như vậy có thể
giúp chúng ta thấy sự vô thức rối loạn của chúng ta như một vũng lầy trong sự
tĩnh lặng của đại dương của Quang Minh và Sinh Lực. Thế nên, bất cứ điều gì có thể giúp chúng ta
trong tiến trình ý thức tâm linh của chúng ta cũng được vững vàng.
Giáo sư
Alfred Bloom:
Một người tiên phong của Tịnh Độ Chân Tông trong thế giới
nói tiếng Anh.
Sinh năm 1926, tại Philadelphia, Pennsylvania,
là người con út của một gia đình Do Thái Giáo.
Sau một thời gian trong quân ngũ trong năm 1944, Bloom học tiếng Nhật
tại Đại học Pennsylvania và đã thấy sự phục vụ trong xứ Nhật Bản bị chiếm
đóng. Kinh nghiệm của ông vào lúc ấy đã
kích thích một sự tỉnh thức về nhân quyền và công bằng xã hội. Vào lúc ấy ông cũng đã đóng một vai trò trong
phong trào thúc đẩy Nền Tảng Ki Tô Giáo và thâm nhập vào khái niệm Đức Phật A
Di Đà khi một mục sư Ki Tô Giáo giải thích một thông điệp từ Kinh Thánh bằng
việc liên hệ đến Đức Phật Di Đà như một sự tương đồng.
Bloom đã bắt đầu cuộc đời tâm linh
tại trường Thần học Eastern Baptist từ năm 1947
đến 1951. Trong thời gian này ông bắt
đầu thắc mắc và rồi từ bỏ nền tảng tiếp cận từ Kinh Thánh mà ông đã từng theo
đuổi trước đây. Ông hoàn thành sự huấn
luyện tại trường Thần Học Andover
Newton Theological School (B.D.,
S.T.M.) vào1953. Sau này ông đã gặp gở
với giáo huấn của Thân Loan Thánh Nhân trong khi ông trong khi học tiếng Nhật
và Phật Giáo (Trung Hoa) tại Học viện Harvard Yenching Institute và tốt
nghiệp tiến sĩ với luận án ‘Thân Loan Cuộc Đời và Tư Tưởng’ vào năm 1963.
Trong cuộc đời như một nhà tư tưởng,
giáo dục, và mục sư của Tịnh Độ Chân Tông, tiến sĩ Bloom đã truyền cảm hứng cho
những người khác khám phá giáo huấn của Thân Loan và đã đem đến sự làm mới tuệ
giác và cổ vũ đến một số tín đồ truyền thống.
Có lẽ sự cống hiến đặc biệt của ông đã trãi dài từ tác phẩm của Thân Loan
và truyền thống Tịnh Độ Chân Tông, chính là những khả năng quan trọng trong mối
liên hệ đến Phật Giáo dấn thân.
Ông đã viết nhiều tác phẩm cũng như
nhiều đề tài nghiên cứu trong những tạp chí, các tác phẩm quan trọng là:
Căn bản của Tịnh Độ Chân Tông: Con đường Niềm tin chân thành của Đạo Phật,
2007.
- Sống trong Đại nguyện của Đức Phật
Di Đà, 2004.
- Tôn giáo và nhân loại: Ấn Độ và những truyền thống tôn giáo Viễn
Đông, 1998.
Tuệ Uyển chuyển ngữ / 12-11-2010 (Source: phatgiaovnn.com)
http://www.shindharmanet.com/writings/shinmeditation.htm