Phật Học Online

Phàm việc gì cũng có hai mặt

Phàm trên đời tất cả mọi việc đều có hai mặt. “Thiện” , “ác”. “phải” , “trái”. Ngoài ra “tốt”, “xấu”, “đúng”, “sai”, “có”, “không”…cũng đều có 2 mặt. 2 mặt nhưng kỳ thực dường như chúng không có tuyệt đối. Nhiều khi cả 2 mặt đều là xấu, hoặc thậm chí trong cái “tốt” lại có một chút “xấu”, trong cái “xấu” lại có một chút gì “tốt”.

c.jpg

Phàm trên đời tất cả mọi việc đều có hai mặt. “Thiện” , “ác”. “phải” , “trái”. Ngoài ra “tốt”, “xấu”, “đúng”, “sai”, “có”, “không”…cũng đều có 2 mặt.

 

2 mặt nhưng kỳ thực dường như chúng không có tuyệt đối. Nhiều khi cả 2 mặt đều là xấu, hoặc thậm chí trong cái “tốt” lại có một chút “xấu”, trong cái “xấu” lại có một chút gì “tốt”.

 

Nhiều lúc 2 người tranh chấp nhau, ai cũng có cái lý của mình, bởi mỗi người đều có một lập trường riêng, không có ai là người phải hoặc trái. Cũng giống như con gái nói với bố là đáng yêu nhất, mẹ là đáng yêu nhất, cũng đều đúng cả nhưng chưa thật trọn vẹn, mà phải nói là “cả bố và mẹ đều đáng yêu”. Người Phật tử ca ngợi Phật giáo là vĩ đại nhất thì cũng đúng, nhưng để tôn trọng các tôn giáo khác, thì người Phật tử nên nói “Thiên Chúa Giáo cũng rất vĩ đại”, tín đồ Thiên Chúa Giáo khen Phật Giáo cũng rất vĩ đại như thế thì càng viên mãn hơn.

 

Có khi “đúng” hoặc “sai” được xác định từ lập trường của mỗi người, nhiều khi vì lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán và bối cảnh khác nhau mà có những tiêu chuẩn không đồng nhất. Bởi thế nếu tất cả đều chấp theo ý của mình, thì rất khó có tiêu chuẩn tuyệt đối.

 

Giả dụ người phương Đông thấy người phương Tây ở nơi công cộng ăn mặc hở hang thì cho là tục tĩu, thiếu văn minh lịch sự. Người phương Tây thấy người phương Đông ở chốn đại chúng đông người lại quần ngắn áo cộc chẳng ra thể thống. Người phương Đông nhìn người phương Tây làm gì cũng phải xếp hàng tuần tự, thấy thật là lãng phí thời gian, không hiểu hiệu suất công việc. Người phương Tây nhìn người phương Đông thích tranh đi trước, không có trật tự, lại cho rằng đó là một dân tộc không lề lối.

 

Người Trung Quốc thấy người Nhật Bản gặp nhau cứ cúi gập người chào, lúc ra về mà không có mấy lần gập lưng thì không ra khỏi cửa. Người Nhật Bản nhìn người Trung Quốc gật đầu, rộng bước nhìn vẻ kiêu ngạo, thì liền đánh giá một dân tộc không hiểu lễ giáo.

 

Trung Quốc thấy người phương Tây cứ liên tục kết hôn rồi lại ly hôn, một đời chồng, hai đời chồng, một đời vợ, hai đời vợ, thậm chí tới 4-5 đời vợ, thấy hết sức phi lí. Nhưng người phương Tây thấy người Trung Quốc một lúc tới 2,3 vợ, con cái đầy đàn, tứ đại đồng đường, lại thấy thật ngoài sức tưởng tượng.

 

Người Trung Quốc gặp gỡ thường có thói quen chào hỏi “anh ăn cơm chưa?” Người phương Tây thấy vậy cho rằng thật kỳ lạ, bởi vì họ gặp nhau là phải ôm hôn thắm thiết, nhưng cái này người Trung Quốc lại không thể chấp nhận.

 

Cho nên, Phật giáo chủ trương “Trung đạo” đối với tất cả mọi sự đều phải xem xét động cơ và thời điểm hiện tại. Bởi vì sự vật đều có 2 mặt “nhân và quả” duy chỉ có nhận ra nhân duyên của trung đạo, thì mới có thể phân biệt chính xác “đúng, sai, trái, phải”. Còn đối với người chỉ thích nghe một bên, đó là người chưa hiểu hết được công lý, công lý phải đưa nó ra, đặt vào chính giữa mà phán đoán, bởi nó nhất định phải có một điểm cân bằng, nó là 2 mặt, là nhiều mặt khác nhau, thậm chí ngoài ra còn kết hợp với nhiều yếu tố nhân duyên khác nữa.Vậy làm sao mà có thể nhìn toàn diện được như vậy? Chỉ có dựa vào trí tuệ và mới mong đích thực hiểu được nó.

 

Tác Giả: Tinh Vân Đại Sư

Việt dịch : Thích Quảng Lâm



© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage