Phật Học Online

Hỏi đáp Phật pháp ( Phần 2)

 Với mỗi người con Phật, khi bước chân Vào cổng chùa, bước đầu tìm hiểu Phật pháp, những câu hỏi và đáp án Phật pháp căn bản sẽ giải đáp phần lớn những thắc mắc giúp người Phật tử có thể  hiểu rõ  hơn về  giáo pháp của đức Phật và từ đó có  niềm tin vững chắc với con đường mà mình đang lựa chọn.

53) Tam bảo có mặt ở thế gian từ lúc nào? Ở tại đâu?
- Sau khi thành đạo đức Phật đến vườn Lộc Giả, xứ Benares (Ba La Nại), giảng bài pháp Tứ Diệu Đế để độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như là những người bạn đồng tu khổ hạnh trước kia. Tam Bảo trên thế gian được hình thành từ đó.

* Phật: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
* Pháp: Bài pháp Tứ diệu đế
* Tăng: Năm anh em ông Kiều Trần Như.

54) Nghiệp là gì? Nghiệp từ đâu mà có?
- Nghiệp là thói quen do ta thực hành liên tục một công việc nào đó trong một thời gian dài.
- Nghiệp đến từ ba chỗ: thân, miệng và ý.

55) Đức Phật dạy chúng sanh có bao nhiêu loại phiền não căn bản? Kể ra.
Đức Phật dạy chúng sanh có 10 loại phiền não căn bản. Chính 10 phiền não này, là chánh nhân đưa đến cho chúng sanh mọi sầu, bi, khổ, ưu, não trong sanh tử luân hồi mãi không dứt.
Mười phiền não căn bản là : tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến,

56) Người tà kiến thì không tin nhân quả, tại sao?
Người tà kiến thì không tin nhân quả vì họ cho rằng con người sanh ra, chết đi là hết (đoạn kiến) không có quả báo tội phước gì cả nên mặc sức sống hưởng thụ. Ngược lại một số người khác lại cho rằng có một linh hồn tồn tại vĩnh cửu (thường kiến), nếu đã là người thì muôn đời sau cũng là người, đã là loài vật thì muôn đời sau cũng là loài vật. Nên cho dù có tu tập đến mấy đi nữa thì người vẫn là người không thể vì tu tập mà trở thành thánh. Ngược lại cho dù có tạo tội cùng hung cực ác thì đời sau vẫn cứ làm người.

57) Người Phật tử tu tập không tiến bộ là do đâu?

Người Phật tử tu tập không tiến bộ là do không đủ tự tin là họ có thể tu hành đạt kết quả, họ nghi pháp môn mà họ đang tu tập liệu có đưa đến kết quả chắc thật không, họ nghi người truyền đạt phương pháp tu học cho họ có phải là minh sư hay không? Do ba cái nghi đó người Phật tử tu tập không thể nào tiến bộ được.

58) Tứ nhiếp pháp là gì? Kể ra.
- Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp lợi tha nhằm để nhiếp phục chúng sanh quay về với Phật pháp. Bốn phương pháp đó là: Bố thí – ái ngữ – lợi hành – đồng sự.

59) Tứ diệu đế là gì? Kể ra.
- Tứ diệu đế là bốn sự thật quý báu, hoàn toàn đúng với chân lý mà không một giáo lý ngoại đạo nào sánh kịp. Bốn chân lý đó là:
· Sự thật về những nỗi khổ đau của con người trong cuộc sống.
· Sự thật về những nguyên nhân mà con người đã gây tạo để rồi phải chịu nhận lãnh những quả khổ đau do mình gây tạo.
· Sự thật về cảnh giới hết khổ đau để con người hướng tới.
· Sự thật về con đường đưa đến cảnh giới hết khổ đau.

60) Tứ chánh cần là gì? Kể ra.
- Tứ chánh cần là bốn phép siêng năng tinh tấn giúp cho người Phật tử biết làm lành lánh dữ, biết cải tà quy chánh nhằm để hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Bốn pháp tinh tấn đó là:
· Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh.
· Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh.
· Tinh tấn làm cho những điều lành chưa phát sanh phải phát sanh.
· Tinh tấn làm cho những điều lành đã phát sanh ngày một tăng trưởng

61)Đức Phật dạy chúng ta phương pháp quán bất tịnh nhằm mục đích gì?
- Đức Phật dạy chúng ta phương pháp quán bất tịnh nhằm đối trị lòng tham dục của chúng ta đối với tự thân cũng như đối với người khác phái. Vì tham dục là nguyên nhân chính dẫn dắt chúng sanh vào trong sanh tử luân hồi, nếu không đoạn trừ thì sẽ mãi mãi trầm luân hồi trong ba cõi sáu đường.

62) Người học Phật dùng phương pháp gì để đối trị với tam độc: Tham, Sân, Si?
Tam độc như một cây to, si là gốc cây, tham là thân cây và sân là cành lá. Muốn trừ tam độc ta phải nhắm thẳng vào gốc của nó mà đoạn diệt. Gốc của nó là Si nên phương pháp trừ nó phải là Trí tuệ. Có hai phương pháp trừ diệt chúng:
1. Quán vô thường:
Dùng trí tuệ quán chiếu để thấy thân mạng là vô thường, mạng sống chỉ trong hơi thở. Đã thấy thân mỏng manh như vậy thì sự tham lam cho thân còn có giá trị gì. Do trí tuệ thấy đúng như thật thân này là vô thường, mọi sự tham lam theo đó được dừng, lòng sân hận cũng nguội lạnh.
2. Quán duyên sanh: Dùng trí tuệ quán chiếu chúng ta thấy tất cả mọi sự vật trên đời này đều do duyên hợp mà có. Đã là duyên hợp thì không phải một thể, chỉ là hợp tướng từ duyên sanh.
- Mọi sự duyên hợp đều là hư giả, thân này cũng thế. Thấy rõ thân này duyên hợp không thật là trí tuệ. Thấy thân này không thật rồi thì còn gì tham lam nhiễm trước nơi thân. Đối với thân không tham nhiễm thì mọi nhu cầu của nó có ý nghĩa gì. Thấy thân đúng lẽ thật thì si mê tan tành, tham sân cũng theo đó biến hoại.
- Những suy tư nghĩ tưởng, thương ghét … trong tâm đều do sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà phát sanh. Bản thân của những tâm lý ấy không tự có, do căn trần thức hòa hợp mà sanh. Đã do duyên hợp thì không thật thể mà cố chấp là thật thì thật quá si mê. Dùng trí tuệ soi thấu những tâm tư theo duyên thay đổi đều là hư giả, chúng ta đã đập tan được cái si mê chấp ngã nơi nội tâm con người. Do đó chúng ta buông xả mọi vọng tưởng giả dối, sống một đời an lành trong cái bình lặng của tâm tư.

63) Tam vô lậu học là gì? Kể ra.
- Tam vô lậu học là ba môn học giúp chúng ta phá trừ được tham sân si đưa đến thân khẩu ý của chúng ta được thanh tịnh hoàn toàn. Ba môn học này là chánh nhân để đưa chúng ta đến quả vị vô sanh, Niết Bàn tịch tĩnh.
- Ba môn học đó là: Giới học, định học, tuệ học.

64) Tam tuệ học là gì? Giải thích sơ lược.
- Tam tuệ học là ba môn học giúp chúng ta phá trừ được tâm vô minh điên đảo, đã khiến chúng ta có những nhận định sai lầm cho thân này là ta, những suy nghĩ tán loạn là ta. Chính ba môn học này giúp ta trở về sống được với tự tánh thanh tịnh sáng suốt sẵn có của chính ta mà bấy lâu nay ta quên lãng.
- Ba môn học đó là: Văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ.
* Văn là đọc tụng kinh sách, nghe thuyết giảng Phật pháp, từ đó phát sanh trí tuệ nên gọi là Văn tuệ.
* Tư là suy gẫm, xét đoán những gì được nghe, được học xem những lời dạy ấy có đúng lẽ thật chưa, phù hợp với chân lý chưa? Khi suy ngẫm xét đoán như vậy là chúng ta có trí tuệ nên gọi là Tư tuệ. Có Văn mà không Tư là thiếu sót lớn, bởi vì nghe đâu tin đó, nói đúng cũng tin, nói sai cũng tin thì người đó không có trí tuệ.
* Tu là thực hành những điều đã được học hỏi, nghe giảng dạy. Nghe và nghiệm là đúng thì phải tu, nghĩa là ứng dụng điều đó vào ngay trong cuộc sống. Đây gọi là Tu tuệ.

65) Thế nào là bố thí ba la mật?
- Bố thí ba la mật là pháp bố thí trọn vẹn cả sự và lý.
- Về sự: Người thực hành hạnh bố thí ba la mật, bố thí tất cả những gì họ có được từ những vật ngoài thân cho đến cả thân mạng. Tuy bố thí cao cả như vậy mà người thực hành hạnh bố thí vẫn không thấy mình có bố thí, không thấy có vật để bố thí và không thấy có đối tượng nhận của bố thí.
- Về lý: Người bố thí ba la mật hoàn toàn buông xả thân tâm, không có việc gì khiến cho thân tâm họ bị dấy động, chấp mắc, khởi niệm, mất tự chủ, rời chơn tánh .

66) Lục tặc là gì? Kể ra.

- Lục tặc là sáu tên giặc trong thân và tâm của mỗi chúng sanh. Chính do bởi sáu tên này, đã cướp đi những thiện pháp, phá hỏng tâm thanh tịnh là những tài sản vô giá của mỗi chúng sanh. Do vậy, sáu tên cướp này khiến chúng sanh tâm trí bị mờ tối để rồi bị trôi lăn trong ba cõi sáu đường mãi không dứt.
- Sáu tên giặc đó là su trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

67) Năm điều thường nhớ của người tu Phật để tránh buông lung là gì?

Năm điều thường nhớ của người tu Phật để tránh buông lung là: già, bệnh, chết, sự nghiệp của cải vô thường, nghiệp ai nấy chịu.

68) Bốn nguyện lớn của người tu Phật là gì?
Bốn nguyện lớn của người tu Phật là Tứ hoằng thệ nguyện:
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

69) Bốn đức lớn của Đức Phật mà chúng ta thường tán thán là gì?
Bốn đức lớn của Đức Phật mà chúng ta thường tán thán là: Từ, Bi, Hỷ, Xa.

70) Giải thích ý nghĩa chữ Bồ tát?
- Bồ tát gọi đầy đủ là Bồ đề tát đỏa dịch âm từ chữ Bodhi-sattva, dịch là Giác hữu tình.
Bồ tát là người tu hành, trên cầu thành Phật bằng trí tuệ, dưới hóa độ chúng sanh bằng tâm từ bi, tức là người đầy đủ 2 hạnh: Tự lợi, lợi tha và dũng mãnh cầu thành Phật.
Từ Bồ tát dành để chỉ cho người tu hành đại thừa cầu thành Phật, kể cả hàng Thanh văn, Duyên giác chuyển tâm cầu thành Phật thì cũng được gọi là Bồ tát.

71) Từ bi nghĩa là gì? So sánh chỗ khác biệt giữa tình thương thế gian và từ bi trong đạo Phật?
Phật dạy: "Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc; Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ" nghĩa là: Từ là đem cái vui đến cho tất cả chúng sanh; Bi là diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài.
Từ bi là xem sự vui khổ của người như của chính mình, chia vui sớt khổ cho nhau, là tận tâm tận lực vì người, không có một niệm, một mảy may vì mình. Đây mới thật là tình thương chân thật rộng lớn. Nếu có một điểm nhỏ xíu vì mình là không phải tình thương chân thật.
Vậy Từ bi là một lòng thương rộng lớn vô biên, vô điều kiện, nó xui khiến người ta vận dụng tất cả khả năng, phương tiện, tâm tư để cho mọi người, mọi vật thoát khổ được vui.
Trái lại tình thương thế gian là tình thương có điều kiện, tình thương trong sự đối đi qua lại. Ai thương mình thì mình thương lại, ai ghét mình thì mình ght lại. Như vậy tình thương thế gian là một tình thương vị kỷ, không phải là thương người mà chính là thương mình mà thôi vì như thế không phải là tình thương chân thật.
Một điểm khác biệt nữa là trong khi Từ bi là ban vui cứu khổ cho mọi loài và bao gồm cả quá khứ, hiện tại, vị lai thì tình thương thế gian chỉ chú trọng nhiều về con người ít để ý đến loài vật và chỉ quan tâm hiện tại mà ít nghĩ đến cái quả trong tương lai.

72) Hãy kể bốn thứ điên đảo của phàm phu và bốn thứ điên đảo của hàng nhị thừa? Giải thích.
- Bốn thứ điên đảo của hàng phàm phu:
1. Thường điên đảo: Đối với các pháp vô thường ở thế gian lại cho là thường hằng.
2. Lạc điên đảo: Đối với sự khổ ở thế gian lại cho là vui.
3. Ngã điên đảo: Đối pháp vô ngã ở thế gian lại khởi cái nhìn ngã kiến.
4. Tịnh điên đảo: Đối với mọi pháp bất tịnh ở thế gian lại cho l tịnh.
- Bốn thứ điên đảo của hàng nhị thừa:
1. Vô thường điên đảo: Đối với hằng thường của Niết bàn lại cho là Vô thường.
2. Vô lạc điên đảo: Đối với niềm vui sướng ở Niết bàn lại cho rằng không vui.
3. Vô ngã điên đảo: Đối với bản ngã ở Niết bàn lại cho là vọng.
4. Vô tịnh điên đảo: Đối với sự thanh tịnh ở Niết bàn lại cho là không thanh tịnh.

73) Hãy cho biết ngày, tháng, năm các ngày: Đản sinh, Xuất gia, Thành đạo, Niết bàn của đức Phật?
- Đản sinh: Ngày Rằm tháng Tư năm 624 trước TL.
- Xuất gia: Ngày mồng Tám tháng Hai năm 605 trước TL.
- Thành đạo: Ngày mồng Tám tháng Mười hai năm 594 trước TL.
- Niết bàn: Ngày Rằm tháng Hai năm 544 trước TL.

74) Cách tính Phật lịch? Cho ví dụ và giải thích.
- Lấy 544 cộng với năm dương lịch hiện tại:
Ví dụ: năm 2006 + 544 = 2550 (Năm 2006 thì PL là 2550)
2007 + 544 = 2551 (Năm 2007 thì PL là 2551 )
2008 + 544 = 2552 (Năm 2008 thì PL là 2552)
- Phật lịch được bắt đầu tính từ năm Phật nhập Niết bàn tức năm 544 trước TL.

75) Ngũ thừa Phật giáo là gì? Pháp tu cơ bản của Ngũ thừa?
1. Nhân thừa: pháp tu cơ bản là thọ trì Tam quy và Ngũ giới.
2. Thiên thừa: pháp tu cơ bản là Thập thiện.
3. Thanh Văn thừa: pháp tu cơ bản là Tứ Đế.
4. Duyên Giác thừa: pháp tu cơ bản là Thập nhị nhân duyên.
5. Bồ Tát thừa: pháp tu cơ bản là Lục độ ba la mật.

76) Những vị thầy đầu tiên trên đường tìm đạo của Sa môn Cồ Đàm là ai?
1. Tiên Bạt già: Chuyên tu khổ hạnh để cầu sinh lên trời.
2. A la lam: Tu thiền định chứng được thiền Vô sở hữu xứ thiên.
3. Uất Đầu Lam Phất: Tu thiền định chứng được thiền Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên (tầng thiền cao nhất thời bấy giờ).
(Bát định: Tám thứ định gồm 4 định cõi sắc và 4 định cõi vô sắc:
1) Sơ thiền thiên định (Định của cõi trời Sơ thiền).
2) Nhị thiền thiên định (Định của cõi trời Nhị thiền)
3) Tam thiền thiên định (Định của cõi trời Tam thiền)
4) Tứ thiền thiên định (Định của cõi trời Tứ thiền)
5) Không vô biên xứ thiên định. (Định của cõi trời Không vô biên xứ)
6) Thức vô biên xứ định. (Định của cõi trời Thức vô biên xứ)
7) Vô sở hữu xứ thiên định (Định của cõi trời Vô sở hữu xứ): Lìa Không xứ và Thức xứ nên gọi là Vô sở hữu xứ.
8) Phi tuởng phi phi tưởng xứ thiên định. (Định của cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ): Thức xứ là hữu tưởng, vô sở hữu xứ là vô tưởng. Đến định này xả hữu tưởng gọi là Phi tưởng, xả vô tưởng gọi là Phi phi tưởng.

77) Thái tử tu khổ hạnh như thế nào? Trong thời gian bao lâu? Tại sao Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh?
- Thái Tử tu khổ hạnh bằng cách ép xác, ăn uống cực kỳ ít. Mỗi ngày chỉ uống chút ít nước rau, đậu đến nỗi toàn thân Ngài chỉ còn là một bộ xương khô. Lông tóc đều rụng hết. Da đầu Ngài như một trái mướp đắng cắt ra đem phơi khô, bàn tọa nhọn như móng con lạc đà…. Ngài tu như vậy trong suốt 6 năm.
- Sau 6 năm tự bản thân kinh nghiệm, Ngài đã nhận thức chắc chắn rằng lối tu khổ hạnh không thể đem lại lợi ích, mặc dầu các triết gia và các tu sĩ thời bấy giờ quả quyết rằng đó là nếp sống tối cần thiết để đạt đến cứu cánh. Thấy rằng khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mỏi tinh thần. Ngài nhận định rằng với tấm thân mòn mỏi không thể hoàn toàn sáng suốt, một sức khoẻ thích nghi rất cần thiết để thành đạt tiến bộ tinh thần, Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu ấy, cũng như trước kia từ bỏ lối sống lợi dưỡng, và chọn con đường “Trung đạo” mà sau sẽ trở thành một trong những đặc điểm của giáo lý Ngài.

118) Có một câu nói đáng giá ngàn vàng. Câu nói đó là gì? Của ai?
- Đó là câu: "Phm làm việc gì trước phải xét kỷ đến hậu quả của nó" của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa.

78) Kể tên 10 vị đại đệ tử của đức Phật.
1- Xá Lợi Phất : Trí tuệ đệ nhất
2- Mục Kiền Liên : Thần thông đệ nhất
3- Phú Lâu Na : Thuyết pháp đệ nhất
4- Tu Bồ Đề : Giải không đệ nhất
5- Ca Chiên Diên : Luận nghị đệ nhất
6- Đại Ca Diếp : Đầu đà đệ nhất
7- A Na Luật : Thiên nhãn đệ nhất
8- Ưu Ba Ly : Trì giới đệ nhất
9- A Nan Đà : Đa văn đệ nhất
10- La Hầu La. : Mật hạnh đệ nhất

79) Vị cư sĩ nào đã cúng dường Phật bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài thành đạo? Và vị nào đã cúng dường bữa ăn cuối cùng trước khi Phật nhập Niết bàn?
- Cô gái chăn bò Sujata (Tu Xà Đề).
- Ơng thợ rèn Cunda (Thuần Đà)


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage