Phật Học Online

Chăm sóc trẻ nhiễm sởi đúng cách tại nhà

Cháu gái em hiện sốt cao, ho, chảy nước mũi. Gia đình chưa dám cho đi khám tại bệnh viện vì sợ vào viện lây thêm bệnh. Đang có dịch sởi nên gia đình em lo lắm, không biết cháu em có phải mắc sởi không? Nếu mắc sởi thì có để ở nhà điều trị và chăm sóc được không? - Trần Thị Lan (Hoàng Mai, Hà Nội)

1.jpeg

Khi bị nhiễm sởi, bệnh nhân thường có những triệu chứng sau đây: sốt cao, khi sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện ban sởi. Lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy.

Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh rồi mới được chăm sóc trẻ lành.

Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi.Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn. Việc điều trị bằng thuốc cho trẻ tuyệt đối phải tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc trong từng trường hợp cụ thể để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
ThS.BS. Đinh Thạc

http://suckhoevadoisong.net/


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage