Nhà Phật cấm việc sử dụng đồ kích thích
Mặc
dù, rượu rất tốt cho cơ thể nếu biết sử dụng đúng cách, đúng liều
lượng. Ví dụ như rượu ngâm thuốc có thể trị được các bệnh đau nhức trật
gân khi ta xoa bóp, hay một chén rượu nhỏ trong bữa ăn giúp cho bộ máy
tiêu hoá hoạt động tốt.
Tuy nhiên, nếu sử dụng rượu quá nhiều sẽ dẫn đến việc gây phạm bốn
giới cấm là sát sinh, cướp của, nói dối, hiếp dâm. Trong khi đó, nếu
không dùng rượu sẽ tránh được sự hao tốn tiền bạc, thân ít bệnh tật, trí
tuệ tăng trưởng, tuổi thọ cao, con cái khoẻ mạnh và gia đình yên vui.
Đức
Phật đã chế giới cấm uống tất cả các loại nước có chất say, dù có lên
men hay không. Những chất dẫn tới say, dẫn tới uể oải tâm trí và mất tự
chủ bản thân đều nằm trong diện ngăn cấm này.
Do vậy, người Phật tử không nên kinh doanh những chất gây kích thích,
đồng thời không được uống rượu. Trừ trường hợp mắc bệnh phải dùng rượu
hòa thuốc mới lành, Phật tử được uống thuốc rượu đến khi lành bệnh thì
chấm dứt. Tuy nhiên cần phải trình cho chư Tăng biết trước khi uống.
“Này
các thiện nam tín nữ, những người đang thực hành giới pháp không nên tự
mình uống rượu, không nên mời rượu người khác, cũng không nên hoan hỷ
khi thấy người khác uống rượu vì rượu dẫn tới mất đứt hạt giống trí tuệ”
- theo lời dạy của đức Phật.
Theo đó, đối với rượu hay các chất say, đức Phật với cái nhìn tuệ giác
của mình, Ngài cho rằng: Nhà nước hay chính quyền không nên ủng hộ việc
sản xuất, cung ứng hay khuyến khích rượu trong bất kỳ trường hợp nào dù
là trực tiếp hay gián tiếp.
|
Rượu là nguyên nhân dẫn đến dục vọng và tội ác tăng lên. Ngoài ra còn gây ra nhiều bệnh tật cho những ai sử dụng rượu. Ảnh minh họa |
Sử dụng đồ kích thích gây ra nhiều tội lỗi
Theo
quan điểm xã hội, chúng ta thấy có sự liên quan của việc uống rượu, bia
hay sử dụng các chất ma túy với cờ bạc, ăn chơi trác táng, giao du với
băng nhóm tội phạm hay nhóm người biếng nhác.Vì
vậy, khi trao đổi với PV Kienthuc.net.vn, anh Vũ Ngọc Minh (quận Đống
Đa - Hà Nội) nhấn mạnh: “Chính những việc bất thiện như cờ bạc, ăn
chơi... sẽ dẫn con người đến với rượu, bia và ma túy. Đó là một vòng
tròn luẩn quẩn không có lối thoát. Những người xấu thường lôi kéo người
khác tham gia vào những việc bất thiện”.
Còn
dưới góc nhìn của những người trong ngành y, theo chuyên viên tâm lý Lê
Minh Công - khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa,
Đồng Nai) thì: “Những người uống quá nhiều rượu, bia có trường hợp bị
sảng rượu. Họ bị tình trạng lú lẫn như mất định hướng không gian và thời
gian; ảo giác và ảo ảnh.
Nhất là thị giác, mất ngủ, đảo ngược nhịp sống ngày đêm, rối loạn nhân
cách với những hoạt động tưởng tượng phù hợp với tình trạng sảng; những
dấu hiệu thần kinh như: run, nói khó, rối loạn thăng bằng, lên cơn động
kinh...”
Trên
thực tế, người nghiện rượu sẽ nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm như bện
gan, phổi, ung thư... Những chứng bệnh khác dễ dàng bộc phát trong thân
thể. Tâm lý trở nên yếu ớt, thân thể mệt mỏi, phát sinh biếng nhác, quên
mất địa vị và vai trò của mình trong xã hội, cũng như bỏ bê gia đình.
Bên cạnh đó là những hậu quả đối với xã hội. Một người uống rượu, tìm
đến rượu, lúc nào cũng vậy, sẽ thân cận với chúng bạn xấu.
Là
người “thỉnh thoảng” uống rượu với bạn bè, anh Trần Văn Tuấn (nhân viên
ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy) tâm sự: “Khi đã nghiện rượu, người
ta không thể tự chủ được bản thân, không giữ gìn lời ăn tiếng nói, cũng
như hành động và suy nghĩ, sẽ dẫn đến việc làm... tội ác.
Vì nghiện rượu nên dẫn tới thiếu sự tự chủ bản thân. Vì thiếu tự chủ
bản thân nên dẫn tới sự tự kiêu, tự đại. Và một khi các tính xấu này đã
phát sinh thì khó mà chấm dứt. Chính tính tự kiêu tự đại này sẽ khiến
cho anh ta thất bại và sẽ kích thích gây gổ, công kích người khác”.
Hiện
nay, những người đam mê rượu, bia không chỉ phá hủy chính mình, gia
đình mình mà còn liên lụy đến người khác. Tiền của dành dụm trong một
thời gian dài theo đó mà tiêu tan. Chính vì thế mà việc đam mê rượu bia
là một trong bốn nguyên nhân dẫn tới sự khốn cùng, nghèo đói của con
người.
Khi
chúng ta uống rượu hay các chất say, có sáu hậu quả tai hại xảy ra như
sau: (1) Sức khoẻ giảm sút; (2) các cuộc cãi vã tăng lên; (3) nhiễm
nhiều căn bệnh khác nhau; (4) tiếng xấu dần tăng; (5) cảm giác xấu hổ và
tự trọng dần mất đi; (6) trí tuệ giảm sút không thể phục hồi.
Theo: Kiến thức