Như
có duyên lành, tôi đến thăm thầy vào buổi chiều nắng xuống. Nhìn vào
mái chùa đơn sơ, tôi không nghĩ mái chùa nhỏ bé này là nơi cưu mang các
em cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn với cái tên mái ấm Tình thương Kim Chi.
Và càng không ngờ trong không gian nhỏ ấy có cả gian phòng dạy cho các
em sữa chữa máy vi tính, học giáo lý và học viết chữ thư pháp…
Những ngày khó quên
Sinh ra vào năm 1961, đến năm 1980 thầy xuất gia tại vùng quê nghèo
Thủ Thừa, tỉnh Long An. Không bao lâu sư phụ thầy viên tịch, thế là công
việc Phật sự của chùa do thầy đảm trách từ ngày ấy. Hiện nay thầy là
Chánh thư kí Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện Xã hội tỉnh và là trụ
trì chùa Long Thạnh.
Thầy Quảng Tâm chăm sóc bữa ăn cho các em nhỏ
đang được nuôi dưỡng tại chùa
Thầy kể rằng, từ những năm 1979 đến năm 1984, phía Bắc Thủ Thừa bị lũ
lụt, nước ngập khắp nơi. Học sinh đi học rất khó khăn, có nhiều em
không có xuồng đi học. chạnh lòng, không muốn các em học dở dang, vắng
lớp thầy đã giúp đỡ cho các em vào chùa ở để tiện cho việc đi học. Lúc
đầu chùa nuôi bốn, năm em. Tiếng lành đồn xa nên số lượng các em được
gia đình gửi tới ở ngày một nhiều, trong đó cả trẻ mồ côi. Mái ấm Tình
thương Kim Chi bắt đầu từ đó.
Phần lớn cơ sở vật chất ở đây được các Phật tử ủng hộ. Chùa còn
nghèo, gạo phải mua từng bữa, thức ăn thì được các cô bán hàng bông ở
chợ cúng dường. Tự thân thầy vận động tất cả, thầy dành dụm tiền cúng
dường để lo cho các em, vì tiền hổ trợ từ quỹ từ thiện của tỉnh không
có. Thiếu thốn là thế, vậy mà tấm lòng thầy luôn rộng mở. Có bao nhiêu
em mồ côi không chốn nương thân là thầy nhận về lo cho ăn, học, không bỏ
qua hoàn cảnh khó khăn nào.
Sáng ánh đạo cho đời
Không dừng lại ở việc nuôi trẻ ở mái ấm tình thương Kim Chi, thầy còn
chú trọng đến việc học tập của các em. Thầy không quản công đi vận động
các cô, thầy về hưu dạy kèm cho các em vào mỗi buổi tối. Hiện tai ở mái
ấm tình thương đang cưu mang bốn mươi lăm em đang trong tuổi ăn, học,
các cấp học điều được thầy quan tâm như nhau. Tất cả những gì thầy làm
điều xuất phát tấm lòng từ bi và cũng xuất phát từ tinh thần “vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, thầy nói học trò
không học không có tương lai, sẽ khó lao động tốt được. Chính vì thế
thầy dốc lòng chăm lo cho các em từng buổi học, từng bài tập, từng nét
chữ,..với thầy chăm lo cho các em là niềm vui, là hạnh phúc.
Những người dân sinh sông chung quanh, cảm động
tấm lòng của Thầy cũng đến tiếp sức bằng những bó rau,
củ quả dân dã của địa phương
Chính tấm long đáng kính, đáng quý của thầy đã được tuyên dương trao
tặng danh hiệu “Tấm gương học tâp và làm việc theo đạo đức Hồ Chí Minh
vào ngày 25-1-2010. Đây là bằng khen hoàn toàn xứng đáng với những gì mà
thầy đã cống hiến cho đời. Thật đáng quý, đáng ghi nhận tấm long nhân
ái luôn sẵn sàng góp phần công sức vào chăm lo cho những mãnh đời bất
hạnh, nghèo khổ, giúp họ vơi đi nổi đau…
Những việc làm của thầy không phải vì khuyếch trương bản thân mà
những việc làm thầm lặng ấy “như một mạch suối nhỏ đang len lỏi chảy về
nguồn, tạo nên dòng sông hiền hòa êm ả” như chính tâm hồn nhân hậu, và
tình thương bao la của thầy dành cho bà con nghèo khó.