Lên đường bằng vốn
liếng ngôn ngữ, chắc chắn chúng ta không tránh khỏi sự hàm hồ, dị biệt, sai
ngoái.
Cho dù có nhiều ngăn cách, lạc hậu hay văn minh,
con người vẫn nương vào mấu chốt văn hóa để tạo cho mình sức mạnh tồn sinh mà
qua đó, ý hướng đạo đức tô điểm thêm cho con người những bổn phận nào là
Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín…
Trong đau khổ và sợ hãi của thời hừng đông nhân loại, nàng tiên Âu Cơ đã cho
mặt đất hồi sinh bằng giọt nước mắt nhớ thương thành sông thành suối, thì ở Ấn
Ðộ xa xưa, Thái tử Siddhattha bằng niềm tin giải thoát siêu tuyệt đã hình thành
dòng sữa pháp tưới mát dịa hạt tâm linh.
Hai bối cảnh dù khác nhau, nhưng điểm đến có chung cùng lý tưởng là xoa dịu nỗi
thương đau và nối kết tình cảm, chất liệu sống ngọt ngào của nhân loại.
A. PHẬT GIÁO THỜI DU NHẬP
Xưa và nay, thời gian có thể có nhiều thay đổi, nền văn hóa cũng tùy lúc, tùy
thời nhưng yếu lý Phật pháp luôn chan hòa “Tùy duyên bất biến”.
Ngược dòng thời gian, khi Phật giáo chưa du nhập vào Việt Nam, dất trời hoang
sơ, con người đầy sợ hãi bối cảnh cuộc sống chung quanh mình. Thời ấy, cái gì
cũng tôn vinh Thần Thánh, cho nên khi Phật giáo có mặt vẫn dung hòa nếp sinh
hoạt tín ngưỡng bản địa (Phật giáo dân gian). Qua sử liệu chúng ta thấy đậm đà
bóng dáng nào là chùa Pháp Vân, Pháp Ðiện, Pháp Lôi, Pháp Vũ. Dần về sau, dân
trí và Phật lý có phần nâng cấp, chúng ta lại có chùa Lý Quốc Sư, chùa Trấn
Quốc, chùa Một Cột... Nét đặc sắc này có được là do từng bối cảnh thời đại,
lồng vào sự đa dạng của quân sự, chính trị, nền văn hóa thể hiện qua nét vẽ
hình người có gắn lông chim lạc, rồng lượn... trên trống đồng và dồ cổ ở Ðông
Sơn cho chúng ta hiểu rõ lòng sợ hãi dầy ắp của con người đối với thiên nhiên,
nhưng họ cũng biết tự bảo vệ cuộc sống của mình là điều đáng trân trọng.
Ðức Phật đến với con người như một dòng chảy xói mòn bản ngã, kiến chấp, đam
mê... Qua ý Niệm “Ẩm thủy lãnh noãn tự tri”, Ngài dã phát sáng niềm tin tối
thượng: “Vạn pháp tùng duyên sanh, chư pháp tùng duyên diệt”, là khởi điểm cho
con người lên đường bằng chất liệu Từ-Bi-Hỷ-Xả, chính mình sẽ tìm lại “Bản lai
diện mục”.
B. PHẬT PHÁP THỜI CẬN ÐẠI
“Phật pháp bất ly thế gian pháp” là phương châm chuyển mình qua ý niệm “Nhất ba
tài động vạn ba tùy” đã vượt ra ngoài những quán lệ cổ truyền mang nặng tính
dân gian.
Đức Phật đã dạy con người có Phật tánh và khả năng thành Phật hơn mọi chúng
sanh khác, đó là thông điệp mà Ðức Phật đã phát sáng đạo tâm cho nhân loại khắp
năm châu, hãy sống và đùm bọc nhau trong tinh thần từ bi theo vận hành nhân
quả.
Tùy theo điều kiện sẵn có của một nhân quá khứ gặp gỡ, giao thoa một duyên tốt
trong hiện tại sẽ cho thành quả hiện hữu lẫn tương lai, lồng vào đó điểm cao
của văn hóa sẽ làm cho con người lịch lãm, hài hòa và chơn chất.
Ðạo Phật ca ngợi những con người biết sống cho lý tưởng giải thoát, định hướng
được điểm dừng và khôn ngoan từ bỏ những rơm rác cản đường khe, lạch đến đại
dương.
Trong phạm vi nhỏ bé, nữ giới nói chung và nữ tu sĩ Phật giáo nói riêng đã và
đang vươn mình theo năm tháng. Thời xưa, dù không được mở mang nhiều về văn
hóa, giáo dục, nhưng ánh đuốc chơn như vẫn rạng ngời cho nữ giới, họ đã âm thầm
tự tháo gỡ những vướng mắc, những tự ti mặc cảm. Người nữ đã có mặt trong lĩnh
vực quân sự, chính trị, văn hóa... và ở giai đoạn nào họ cũng làm nên lịch sử
góp phần giữ nước và dựng nước.
Ngày nay, hiện đại hóa và công nghiệp hóa là khởi điểm cho con người nói chung
và nữ giới nói riêng, họ đã ý thức tầm xa rạng sáng khi chối bỏ nếp sống tiểu
thủ công. Tuy nhiên giai đoạn này mọi lĩnh vực sinh hoạt nếu không có Phật pháp
soi đường, chắc chắn phải rơi vào thảm họa tị hiềm, đấu tranh và diệt chủng.
Hơn bao giờ hết, Phật pháp là ánh sáng soi đường nhân thế, dù chị từ khởi điểm
hay em cuối chân trời, duyên lành hội ngộ, từng bàn tay nắm chặt, ta điểm tô
sức sống, hạnh phúc và an lạc. “Thủy lưu đảo hải, diệp lạc quy căn” là bức
tranh sống động muôn đời cho con người bao thế hệ, dù trời Âu hay đất Á đều có
chung mẫu số “Một kiếp sống chỉ là hai tiếng khóc”.
Khẳng định hướng đi và đạt đích thành công, thành nhân, xã hội phải trui rèn
nếp sống văn hóa cho cái khôn của người xưa và tâm linh nẩy mầm trí tuệ nõơi
con người, để quy trình giao tế nhân loại biết dừng hơn là tiến, biết xử hơn là
xuất, chính là yếu điểm an bang tế thế. Từ đó, con người bạt ngàn tư lương,
trăm năm một kiếp con người. Quả là:
"Ba cõi không an dường như hỏa
trạch
Ðâu miền chân lạc khỏi tang
thương".
Ni Sư Thích nữ Như Như
Theo phatgiaovnn.com