Kinh Tăng Nhất A-Hàm
Việt dịch: Hòa
thượng Thích Thanh Từ
Hiệu đính: Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Viện Nghiên cứu Phật học
Việt Nam
PL 2541 - TL 1997
Mục Lục
Tập 1 |
|
|
[1.1] |
I. |
Phẩm tựa |
|
II. |
Phẩm Thập Niệm |
|
III. |
Phẩm Quảng diễn |
|
IV. |
Phẩm Ðệ tử |
|
V. |
Phẩm Tỳ-kheo-ni |
|
VI. |
Phẩm Thanh tín sĩ (Ưu-bà-tắc) |
|
VII. |
Phẩm Thanh tín nữ (Ưu-bà-di) |
|
VIII. |
Phẩm Atula |
|
IX. |
Phẩm Một đứa
con |
|
X. |
Phẩm Hộ tâm |
[1.2] |
XI. |
Phẩm Bất Đãi |
|
XII. |
Phẩm Nhập
đạo |
|
XIII. |
Phẩm Lợi dưỡng |
|
XIV. |
Phẩm Ngũ giới |
|
XV. |
Phẩm Hữu vô |
|
XVI. |
Phẩm Hỏa diệt |
[1.3] |
XVII.1. |
Phẩm An-ban (1) |
|
XVII.2. |
Phẩm An-ban (2) |
|
XVIII. |
Phẩm Tàm quý |
|
XIX. |
Phẩm Khuyến thỉnh |
[1.4] |
XX. |
Phẩm Thiện tri thức |
|
XXI. |
Phẩm Tam Bảo |
|
XXII. |
Phẩm Cúng dường |
[1.5] |
XXIII. |
Phẩm Ðịa chủ |
|
XXIV.1. |
Phẩm Cao tràng (1) |
|
XXIV.2. |
Phẩm Cao tràng (2) |
|
XXIV.3. |
Phẩm Cao tràng (3) |
[1.6] |
XXV. |
Phẩm Tứ đế |
|
XXVI.1. |
Phẩm Tứ ý
đoạn (1) |
|
XXVI.2. |
Phẩm Tứ ý
đoạn (2) |
Tập 2 |
|
|
[2.1] |
XXVII. |
Phẩm Đẳng
thú Tứ đế |
|
XXVIII. |
Phẩm Thanh văn |
|
XXIX. |
Phẩm Khổ lạc |
[2.2] |
XXX. |
Phẩm Tu Ðà |
|
XXXI. |
Phẩm Tăng
thượng |
[2.3] |
XXXII. |
Phẩm Thiện tụ |
|
XXXIII. |
Phẩm Ngũ vương |
[2.4] |
XXXIV. |
Phẩm Đẳng
kiến |
[2.5] |
XXXV. |
Phẩm Tà tư |
|
XXXVI. |
Phẩm Thính pháp |
|
XXXVII.1. |
Phẩm Lục trọng (1) |
|
XXXVII.2. |
Phẩm Lục trọng (2) |
[2.6] |
XXXVIII.1. |
Phẩm Lực (1) |
|
XXXVIII.2. |
Phẩm Lực (2) |
|
XXXIX. |
Phẩm Đẳng
pháp |
Tập 3 |
|
|
[3.1] |
XXXX.1. |
Phẩm Thất nhật (1) |
|
XXXX.2. |
Phẩm Thất nhật (2) |
|
XXXXI. |
Phẩm Mạc úy |
[3.2] |
XXXXII.1. |
Phẩm Bát nạn (1) |
|
XXXXII.2. |
Phẩm Bát nạn (2) |
|
XXXXIII.1. |
Phẩm Thiên tử Mã huyết hỏi Bát chánh (1) |
|
XXXXIII.2. |
Phẩm Thiên tử Mã huyết (2) |
[3.3] |
XXXXIV. |
Phẩm Chín nơi cư trú của chúng sanh |
|
XXXXV. |
Phẩm Mã vương |
[3.4] |
XXXXVI. |
Phẩm Kết cấm |
|
XXXXVII. |
Phẩm Thiện ác |
|
XXXXVIII.1. |
Phẩm Thập bất thiện (1) |
|
XXXXVIII.2. |
Phẩm Thập bất thiện (2) |
[3.5] |
XXXXIX.1. |
Phẩm Chăn
trâu (1) |
|
XXXXIX.2. |
Phẩm Chăn
trâu (2) |
|
L. |
Phẩm Lễ Tam bảo |
[3.6] |
LI. |
Phẩm Phi thường |
|
LII. |
Phẩm Đại Ái
Đạo nhập Niết Bàn |
-ooOoo-
DANH XƯNG BỐN BỘ
A-HÀM
(ÀGAMA – A-cấp-ma)
Luận Du-già-sư-địa, cuốn 85 (Đại tạng số 30. 772), nói:
"Sự khế kinh (hình thức khế kinh) là bốn A-cấp-ma (Agama). Một là
Tạp A-cấp-ma, hai là Trung A-cấp-ma, ba là Trường A-cấp-ma, bốn là Tăng
Nhất A-cấp-ma.
Tạp A-cấp-ma là, ở trong đó Đức Thế Tôn xem xét căn cơ của người
được giáo hóa để tuyên thuyết giáo pháp tương ứng được Như Lai và các đệ
tử nói. Giáo pháp Uẩn, Giới, Xứ tương ưng; giáo pháp Duyên khởi, Tứ
thực, Tứ đế tương ưng, giáo pháp Tứ niệm trụ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc,
Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát Chánh Đạo, Nhập xuất tức niệm, Học
tịnh chứng tương ưng, v.v…
Lại y theo tám chúng, nói các giáo pháp tương ứng với chúng. Về
sau người kết tập vì muốn Thánh giáo tồn tại lâu dài, nên một phần kết
tập thành các bài kệ tụng, rồi tùy chỗ thích ứng mà thứ lớp an bố.
Nên biết, tất cả giáo pháp tương ứng như thế, khái lược do ba
phương diện tương ứng nhau, đó là người năng thuyết, pháp sở thuyết và
người nghe được Phật và đệ tử vì họ thuyết dạy (sở vị thuyết). Như hoặc
Như Lai, hoặc đệ tử Như Lai là người năng thuyết. Như những phần giáo
được Phật thuyết hoặc đệ tử thuyết, hoặc sở liễu tri, hoặc năng liễu
tri, đó là sở thuyết, như giáo pháp Năm uẩn, Sáu xứ, Nhơn duyên tương
ưng, và Đạo phẩm phần. Như các chúng Tỷ-kheo, Thiên, Ma, v.v…, đó là sở
vị thuyết; như phẩm kết tập. Như vậy, nêu lên tất cả thô lược năng
thuyết, sở thuyết, sở vị thuyết, thành Tương ưng giáo.
Chính tất cả Tương ưng giáo kia, về hình thức tập họp lại dài ngắn
lẫn lộn phức tạp, thế nên gọi là Tạp A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia
lại được nói ở dạng trung bình, thế nên gọi là Trung A-cấp-ma. Chính
Tương ưng giáo kia được nói ở dạng rộng dài, thế nên gọi là Trường
A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia, lại được nói ở dạng cứ tăng dần từng
số một lên đến hai, ba, v.v… Thế nên gọi là Tăng Nhất A-cấp-ma.
Như vậy, bốn thứ ấy được thầy trò lần lượt truyền lại đến nay, thế
nên gọi là A-cấp-ma".
Cứ theo đoạn văn dẫn trên, ta thấy rõ danh xưng Tạp, Trung, Trường,
Tăng Nhất A-cấp-ma là xưng theo hình thức kinh được nói dài hay ngắn chứ
không phải xưng theo nội dung nghĩa lý của kinh. Như Tạp A-hàm, thì ngoại
trừ kinh số 604 nói về A-dục dài đến 10 trang trong Đại tạng, còn lại hầu
hết là kinh ngắn, nhiều kinh chỉ có một, hai dòng, thậm chí vài câu. Vì
kinh dài ngắn xen lẫn nhau như vậy trong một bộ nên gọi là Tạp. Trung
A-cấp-ma thì kinh dài hơn các kinh ở Tạp A-cấp-ma, song không dài hơn ở
Trường A-cấp-ma. Kinh dài nhất ở Trung A-cấp-ma là kinh số 71 dài 7 trang
và kinh số 72 dài 6 trang trong Đại tạng, song cũng không bằng Trường
A-cấp-ma, có kinh như kinh Đại Bổn dài 10 trang, kinh Du Hành dài 20
trang, kinh Thế ký dài 22 trang trong Đại tạng.
Như vậy, hoặc có thể nói cách khác là Tạp Thuyết A-cấp-ma hay Đoản
Thuyết A-cấp-ma, Trung thuyết A-cấp-ma, Trường Thuyết A-cấp-ma, Tăng Nhất
Thuyết A-cấp-ma.
Theo đó, Bốn A-hàm lấy Tạp A-hàm kinh thuộc Tương ưng giáo làm gốc. Tạp
A-hàm là “Nhất thiết sự tương ưng giáo”, vì vậy bốn A-hàm cũng được gọi
chung là “Sự khế kinh”.
Nhưng Sự là gì?
Luận Du-già (của Bồ-Tát Di-Lặc tạo), cuốn ba, nói: “Lời dạy của chư
Phật gồm trong chín sự, đó là:
Hữu tình sự
Thọ dụng sự
Sanh khởi sự
An trú sự
Nhiễm tịnh sự
Sai biệt sự
Thuyết giả sự
Sở thuyết sự
Chúng hội sự.
Hữu tình sự là chỉ cho ngũ thủ uẩn; Thọ dụng sự là chỉ cho mười hai xứ;
Sanh khởi sự là chỉ cho mười hai duyên khởi và duyên sanh; An trú sự là
chỉ cho bốn thực (bốn cách ăn); Nhiễm tịnh sự là chỉ cho bốn Thánh đế; Sai
biệt sự là chỉ cho vô lượng giới; Thuyết giả sự là chỉ cho Phật và đệ tử
Ngài; Sở thuyết sự là chỉ cho bốn niệm trụ v.v… và Bồ-đề phận pháp; Chúng
hội sự là chỉ cho tám chúng đệ tử Phật.
Đó là toàn bộ nội dung của kinh Tạp A-hàm hay là “Sự tương ưng giáo”.
Nhiếp sự phần trong Du-già luận, cuốn 58, gom chín sự này trong ba loại
lớn:
Năng thuyết – chỉ Phật và đệ tử Phật.
Sở thuyết – chỉ uẩn, giới, xứ, duyên khởi, thực đế, niệm trụ, chứng
tịnh…
Sở vị thuyết – chỉ tám chúng đệ tử Phật.
Chín sự hay ba loại lớn, đó là nội dung của kinh Tạp A-hàm, và cũng có
thể gọi đó là “Tu-đa-la” – “Sự khế kinh”.
TÔN CHỈ Ý THÚ CỦA BỐN A-HÀM
Theo luận “Tát-bà-đa Tỳ-ni-tỳ-bà-sa”, cuốn 1, của phái Thuyết nhất
thiết hữu, ghi: “Đức Phật vì chư Thiên và Người đời theo thời cơ nói pháp,
kết tập lại làm Tăng Nhất A-hàm, đó là kinh cho người khuyến hóa học tập.
Phật vì chúng sanh lợi căn, nói các nghĩa thâm diệu, gọi là Trung A-hàm;
đó là kinh cho người học vấn học tập. Phật nói các pháp Thiền định, gọi là
Tạp A-hàm; đó là kinh cho người tọa Thiền học tập. Phật phá các ngoại đạo,
là Trường A-hàm”.
Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) có sách chú thích bốn bộ A-hàm. Theo tên
sách chú thích, đã biểu hiện rõ đặc sắc của bốn bộ A-hàm như sau:
Sách chú thích Trường Bộ, tên “Sumàn Galaviàsini” (Tốt lành thích ý).
Sách chú thích Trung Bộ, tên “Papànca Sùdani” (Phá xích do dự).
Sách chú thích Tương Ưng Bộ, tên “Sàratthapakàsini” (Hiển bày chơn
nghĩa).
Sách chú thích Tăng Chi Bộ, tên “Manoratha Pùrani” (Mãn túc hy cầu).
Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) trong luận Đại Trí Độ, cuốn 1, có nêu cách
thuyết giáo theo bốn tất-đàn: “1) Thế giới tất-đàn; 2) Các vị nhân
tất-đàn; 3) Đối trị tất-đàn; 4) Đệ nhất nghĩa tất-đàn. Trong bốn tất-đàn
tổng nhiếp mười hai bộ kinh, 84.000 pháp tạng, đều là thật, không chống
trái nhau”.
Tất-đàn, tiếng Phạn là “Siddhànta”, dịch nghĩa là thành tựu, tông, lý.
Bốn tất-đàn là bốn tôn chỉ, bốn đạo lý.
Bốn tất-đàn có thể tổng nhiếp hết mười hai bộ kinh, 84.000 pháp tạng là
thế nào?
Bốn tất-đàn chỉ là dựa theo bốn tôn chỉ của bốn bộ A-hàm mà nói. Bốn
tất-đàn tương đương với bốn tên sách chú thích bốn bộ của ngài Phật Âm.
- Sách chú thích Trường Bộ với tên là Tốt lành thích ý – đó là Thế giới
tất-đàn (thuyết pháp phổ thông thích hợp với quảng đại quần chúng). Như
trong Trường A-hàm có các kinh Xa-ni-sa, Đại Điển Tôn, Đại Hội, Phạm Thiên
Sở Vấn, A-tra-năng-để v.v…gồm những lời Phật dạy thích ứng với tín ngưỡng
thiên thần phổ thông của Ấn Độ. Trên mặt tư tưởng, Trường A-hàm chủ yếu
phá xích những tín ngưỡng, tà kiến của dân chúng.
- Sách chú thích Trung bộ với tên Phá xích do dự - đó là đối trị
tất-đàn (thuyết pháp đối trị riêng từng căn bịnh của chúng sanh). Trong
Trung A-hàm phân biệt quyết trạch để đoạn nghi tình, trừ sạch hai mươi mốt
thứ kiết sử… Đó chính là ý nghĩa của sự đối trị.
- Sách chú thích Tương Ưng Bộ với tên Hiển bày chơn nghĩa – đó là Đệ
nhất nghĩa tất-đàn (thuyết pháp về các nghĩa siêu việt rốt ráo).
- Sách chú thích Tăng Chi Bộ với tên Mãn túc hy cầu – đó là các các vị
nhân tất-đàn (thuyết pháp tán dương điều thiện, khuyến khích thực hành
việc tốt, thích ứng với các căn tánh bất đồng, làm mãn túc mong cầu).
Trong sách Ma ha Chỉ Quán, cuốn 1, của Ngài Thiên Thai Trí Giả, giải
thích bốn tất-đàn bằng bốn từ ngữ là tùy lạc (vui thích), tùy nghi (thích
nghi), tùy trị (đối trị), tùy nghĩa (thắng nghĩa).
Tôn chỉ của Phật pháp, cách giáo hóa của Phật pháp không ngoài bốn thứ
này. Mỗi một bộ A-hàm đều có đủ bốn tôn chỉ đó, song phân biệt kỹ thì mỗi
bộ có mỗi đặc sắc riêng như trên đã nói.
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Kinh Tạp A-hàm, 1995
-ooOoo-
Bài Tựa Kinh Tăng Nhất
A-hàm
Ý nghĩa của bốn bộ A-hàm đồng với Trung A-hàm ở phần đầu là nói rõ tôn
chỉ, nên không lập lời tựa.
Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứ
tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nên gọi là Tăng Nhất. Mỗi pháp số
tăng dần, nên lấy tăng làm nghĩa. Pháp ấy phần lớn ghi chép về cấm luật để
làm mẫu mực nghiêm nhặt và là điều kiện kiểm định độ đời. Ngoại quốc từ
người ở núi đến người ở biển phần nhiều thường tụng ngâm bốn bộ A-hàm này.
Có vị Sa-môn nước ngoài tên Đàm-ma-nan-đề, người nước Đâu-khư-lặc, xuất
gia từ bé, học rộng nghe nhiều, tụng hai bộ A-hàm, ôn điều cũ để ngày càng
mới, đi khắp các nước, không nơi nào không qua. Đời Tần, niên hiệu Kiến
Nguyên thứ hai mươi, ngài đến Trường An, người nước ngoài đều hâm mộ. Quan
Thái Thú Vũ Oai là Triệu Văn Nghiệp yêu cầu ngài đọc ra; ngài Phật Niệm
dịch truyền; ngài Đàm Trung sửa chữa. Mùa hạ năm Giáp thân bắt đầu, đến
mùa xuân năm sau thì xong, được bốn mươi mốt quyển, phân làm hai bộ
thượng, hạ. Bộ thượng gồm hai mươi sáu quyển trọn vẹn không bị quên sót,
bộ hạ mười lăm quyển, mất phần ghi kệ. Tôi cùng với Pháp Hòa khảo chính
lại; Tăng Lược, Tăng Mậu phụ giúp xem xét những chỗ thiếu sót, bốn mươi
ngày thì xong. Năm này có trận đánh ở A Thành, tiếng trống gần kề mà chúng
tôi vẫn chuyên tâm trong việc này. Trọn đủ hai bộ A-hàm là một trăm quyển.
Hai ngài Tỳ-bà-sa và Tu-mật-tăng-già-la-đát truyền sang đây (Trung Hoa)
năm bộ kinh lớn. Từ khi Pháp truyền sang phương Đông, hai ngài là người
đọc kinh để dịch ưu việt hơn hết. Bốn bộ A-hàm do bốn mươi vị cao đức biên
tập, mười vị tuyển chọn một bộ: bắt đầu từ đề mục và chấm dứt bằng bài kệ.
Sợ giáo pháp lưu truyền ở đời lâu ngày bị thất lạc, thiếu sót, nên cõi này
trước đây ghi lại các kinh đành rành; trong số ấy nay có hai Bộ A-hàm, mỗi
mỗi viết lại một quyển mới, giữ trọn số mục cũ của kinh, ghi chú về sự
thêm thắt, mất mát của kinh, khiến cho người đọc tìm thấy được sự sai
khác.
Hai bộ thượng hạ gồm có 472 kinh; phàm các vị học sĩ tuyển chọn hai bộ
A-hàm này, trong đó thường có những lời dạy về luật, người nước ngoài
không rõ, xem Sa-di và cư sĩ cùng như nhau. Từ này về sau, mong rằng cùng
giữ gìn điều này như luật định! Đây chính là việc cấp thiết của nước ta.
Những lời dạy căn dặn đinh ninh của Đức Thế Tôn, xin chớ nghe một cách sơ
suất! Học rộng mà không biết gìn giữ cấm giới là một tỳ vết trong sự thông
suốt của giới học sĩ. Khương Hạnh Tường dịch kinh Trung Bản Khởi, dịch
luôn phẩm Đại Ái Đạo trong đó mà không biết đó là kinh cấm, là phép của
Tỳ-kheo-ni, rất cần phải cắt bỏ đi. Đây là một sự thô lậu lớn, đáng đau
xót vậy.
Hai bộ kinh này, bậc đạo sĩ hữu lực mới có thể xem, cần phải để tâm.
Còn như người khinh thường không để ý, mong các vị đồng chí với tôi kêu
gọi sửa đổi điều này!
Đời Tấn
Sa-môn Thích Đạo An viết
Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch Việt, 1997