Cuộc đời của Đức Phật lịch sử bằng xương bằng thịt được ghi lại trong kinh tạng Nguyên Thủy chính là những bằng chứng sống động về hành vi, lối sống và cách ứng xử của một bậc Thánh nhân hy hữu, thầy của Trời và Người đã xuất hiện ở trên thế gian này khi phải đối diện với những ”cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người -kinh Đoạn Trừ Lậu Hoặc, Trung Bộ Kinh”. Cuộc đời của Đức Phật lịch sử là bộ kinh sống động nhất mà mỗi người chúng ta có thể tham khảo mỗi khi chúng ta đối diện vỡi những toại nguyện cũng như bất toại nguyện trong cuộc đời này.
1. Bị Đề Bà Đạt Đa là người em cùng cha khác mẹ với chính Thế Tôn đố kỵ, ghen ghét nhiễu hại trong nhiều năm.
2. Bi voi say lao đến, bị đá lăn
3. Bị vu khống là cưỡng hiếp rồi giết cô gái nhà lành đem chôn sống trong khu vườn của tịnh xá (nơi ở, giảng pháp, thiền định)
4. Bị cô gái Cinca Manavika vu khống, lăng mạ khi giả mang bụng bầu với Đức Phật
5. Bị tướng cướp Agumila chặn đường xin ”đểu” cái mạng
6. Bị bỏ đói, và ăn lúa của ngựa
7. Bị đi kiết lỵ lúc cuối đời
8. Bị thấy cảnh khổ cùng cực của hoàng hậu Vi Đề Hy và vua Bình Xa Vương (hai người này là bạn thân, gần gũi với Đức Phật) khi con là hoàng tử A-xà thế hại chết. Chính Thế Tôn dạy hoàng hậu Vi Đề Hy niệm Phật khi thấy đau khổ quá.
9. Bị thấy cả nhà họ Thich bị giết hại không còn sót một ai (trừ nhưng người thân đã đi tu theo Phật)
10. Bị thấy hai đại để tử xuất chúng thượng thủ nhất nhập Niết bàn trước là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Đặc biệt Mục Kiền Liên mất khi chạy về gặp Thế Tôn với thân thể máu me đầy người nói lời giã biệt Thế Tôn.
Có người hỏi tại sao Đức Phật lại có thể vượt qua được các chướng nạn này ? Vì Thế Tôn đã vượt qua được Danh và Sắc. Vì chúng sinh chỉ là tập hợp của Ngũ Uẩn, của Danh và Sắc mà thôi. Lấy ví dụ như cái bình, cái chén. Gọi tên cái Bình, cái Chén là Danh. Hình tướng của cái Bình, cái Chén là Sắc. Chúng sinh bị danh sắc che khuất THỰC TÁNH. THỰC TÁNH của cái Bình và cái Chén đều là đất, sinh ra từ đất, khi tồn tại cũng là đất, vỡ tan ra cũng là đất. THỰC TÁNH của chúng sinh là Ngũ Uẩn (sắc , thọ, tưởng, hành, thức) Nên ngũ uẩn là chúng sinh. Cái tên gọi, cái hình tướng là Danh -Sắc che mờ THỰC TÁNH. Thấy Thực Tánh các hiện hữu như thật, như nó đang là thì vượt qua danh sắc, vượt qua khổ đau.
Cũng vậy, con người khi trong bụng mẹ gọi là bào thai, ra đời gọi là đứa trẻ, lớn lên gọi là thiếu niên, thanh niên, trung niên, ông già bà lão, khi chết gọi là tử thi. Chúng ta bị luân hồi trong 6 cõi bất tận bởi nghiệp lực của luật Nhân Quả, thực ra không ai ”chết” cả. Trong vật lý với vật chất chúng ta biết về định luật Bảo Toàn và Chuyển Hóa Năng Lượng. Trong thế giới chúng sinh hữu tình có tâm thức, chúng ta bị chi phối bởi Luật Nhân Quả còn gọi là Nghiệp Lực (Lực Hấp Dẫn của Luật Nhân Quả). Chúng ta chỉ chuyển hóa từ dạng này dang dạng khác, từ cõi này ra vào cõi khác mà thôi. Ở trong mỗi cõi, chúng ta lại mang hình tướng (Sắc) kèm theo tên gọi (Danh) khác nhau mà thôi. Để thoát khỏi sự chi phối của Nghiệp Lực, chúng ta cần đi theo con đường Bát Chánh Đạo của Đức Phật đã chỉ dạy để dập tắt sự chi phối của Nghiệp trong vòng Luân Hồi.
”Này các Tỳ-kheo, trong cái đi chỉ có cái đi, trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe, trong cái xúc chạm chỉ có cái xúc chạm. Không có ta thấy, ta đi, ta nghe, ta xúc chạm. Vị ấy sống không còn nương tựa vào vật gì trên đời, không còn chấp trước vật gì trên đời. Khổ không đến được với vị ấy. Ma quân bị mù với vì ấy. Vị ấy là kẻ chiến thắng tối thượng. Là thầy của Trời và người.”
(sưu tầm từ Intenet)