Quan niệm là cách nhìn, một người
chỉ cần bất cứ việc gì cũng nghĩ về mặt tốt của nó, nhìn về điểm tích
cực của
nó, thì tất cả đều sẽ tốt đẹp. Cho nên, chỉ cần cái đó bạn thích, bạn sẽ
thấy nó đẹp vô cùng, thế mới có cái gọi là “trong mắt tình nhân có Tây Thi”; Ngược
lại, nếu
là cái tốt đẹp, vì anh ta không tin, cho dù thánh nhân trước mặt, anh ta
cũng
biến mình thành một kẻ ngoan cố. Vì thế, cái “chủ quan” trong quan niệm
của con
người quả thực có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới bản thân họ.
Có người hỏi: “Thiên đường, địa
ngục ở đâu?” “Thiên đường địa ngục, tất nhiên, đều ở trong quan niệm!
Nếu bạn
biết hài lòng, thì ở nhà tranh vách đất cũng thấy như thiên đường; Giả sử không
biết bằng lòng, thì dù ở lầu son gác tía, bạn cũng cảm thấy như trong địa
ngục. Vì
vậy, quan niệm chính là thiên đường và địa ngục; thiên đường và địa ngục
đều ở
trong quan niệm chúng ta.
Có người tới châu Phi, thấy người
châu Phi phần lớn đều đi chân đất, anh ta nghĩ, nếu sớm đầu tư vào một
công xưởng
sản xuất giày, làm ăn nhất định phát đạt. Sau khi trở về, tìm người
chung vốn
đi xem xét tận nơi, không ngờ có người vừa thấy đã nói: “Người châu Phi
đều đi
chân đất, họ không quen đi giày, đến đây đóng giầy, làm sao có người
mua?” Thế
là họ đành vội vã trở về.
Vì thế, một quan niệm, có thể tiến,
có thể thoái; có thể thành, có thể bại!
Bên trong
quan niệm có ánh sáng, mọi việc đều trở nên sáng sủa;
trong quan niệm có niềm tin vào thành công, thì bất cứ việc gì cũng có thể thành
công;
trong quan niệm có (ý thức) xây dựng, anh ta có thể vun đắp mà không làm
hại đến
người tốt, việc tốt; nghĩ đến mặt tốt trong quan niệm, tất cả đều tốt
đẹp. Vì
thế, quan niệm của đời người như vườn hoa vậy, có thể vun trồng nên một
đóa hoa
tươi tắn, thơm ngát; quan niệm của đời người như công xưởng vậy, có thể
sản xuất
ra nhiều vật phẩm có lợi cho dân sinh; trong quan niệm có hi vọng, có
thể xây dựng
nên những công trình chứa chan hi vọng trong tương lai.
Quan niệm, là một thế giới bao dung,
có thể xây dựng cả một pháp giới rộng lớn vô biên. Nhưng trong quan niệm
của một
số người, đó lại là những cách nhìn bi quan, tiêu cực, họ hi vọng có
thể không
làm mà hưởng, thậm chí không quan tâm đến thực tế, mơ tưởng một bước lên trời, như thế làm sao có được cuộc đời tốt đẹp đây? Bởi vậy, có kẻ khóc , người
cười, cũng ở chỗ quan niệm của chúng ta thế nào. Bạn muốn trở thành kẻ khóc, là
vì bạn
có quan niệm của kẻ khóc; bạn muốn được thành người cười, cũng cần phải
có quan
niệm của người cười. Bạn không nhất thiết phải hi vọng vào phồn hoa phú
quý,
công danh lợi lộc, bạn chỉ cần xây dựng một quan niệm tốt, Chân, Thiện, Mỹ, gọi
là cái nhân của quan niệm. Có cái nhân tốt, sợ gì không có
cái quả
tốt?
Tác Giả: Tinh Vân Đại Sư
Việt dịch : Thích Quảng Lâm