Mục lục
Mười
điều tâm niệm
Lời giới
thiệu
PHẬT
NÓI KINH VÔ LƯỢNG THỌ
PHẦN HUYỀN NGHĨA
PHẦN GIẢNG
KINH
I - LƯỢC KHẢO
II-PHÂN KHOA
III-GIẢNG KINH
A-PHẦN TỰA
B-PHẦN CHÁNH TÔN
BI- Nói rõ chỗ thực hành
BII – Nói chỗ thành tựu
BIII – Nói rõ chỗ nhiếp hóa
1-Phàm phu vãng sanh
2-Bồ Tát vãng sanh
C. PHẦN LƯU THÔNG
PHẦN HỒI HƯỚNG
|
MƯỜI ÐIỀU TÂM NIỆM
-
Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu bịnh khổ,
vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ
sanh.
-
Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì
không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
-
Cứu xét tâm tánh đừng cầu không khúc mắc,
vì không khúc mắc thì sở học
không thấu đáo.
-
Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị
ma chướng, vì không bị ma chướng
thì chí nguyện không kiên cường.
-
Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ
thành thì lòng khinh thường, kiêu mạn.
-
Giao tiếp đừng cầu lợi mình,
vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
-
Với người thì đừng
mong tất cả đều thuận theo ý mình,
vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
-
Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền
đáp thì thi ân có ý mưu đồ.
-
Thấy lợi đừng nhúng vào,
vì nhúng vào thì si mê phải động.
-
Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch
thì nhân ngã chưa xả.
Bởi vậy, ÐỨC PHẬT dạy:
- Lấy bịnh khổ làm thuốc thần
- Lấy hoạn nạn làm giải thoát
- lấy khúc mắc làm thú vị
- Lấy ma quân làm bạn đạo
- Lấy khó khăn là
m thích thú
- Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
- Lấy người chống đối là
m nơi
giao du
- Coi th
i ân như
đôi dép bỏ
- Lấy sự xả lợi làm vinh hoa
- Lấy oan ức làm cửa ngỏ đạo hạnh
Nên chấp thuận trở ngại
thì thông suốt, mà mong cầu thì thông suốt sẽ bị trở ngại.
Ðức Thế Tôn thực hiện huệ giác bồ đề ngay trong sự trở
ngại, như Ương Quật hành hung, Ðề Bà quấy phá, mà Ngài
giáo hóa cho thành đạo
cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm
sự thuận lợi và sự phá hoại làm sự tác thành cho ta.
Ngày nay, những người học
đạo trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại,
nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh
pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng
tiếc đáng hận biết ngần nào!
LUẬN BẢO VƯƠNG TAM MUỘI
---o0o---
LỜI GIỚI THIỆU
Kinh Vô Lượng Thọ và Luận
Vãng Sanh do Liên hữu Hồng Nhơn phiên dịch đã được
đăng tải trên báo Phật Giáo Việt Nam và Liên hữu Văn
Tập. Nhận dịch về kinh điển Tịnh Ðộ, Cổ Ðức thường
gọi "Ba Kinh một Luận" thì hai thì hai tác phẩm này
được coi là những tác phẩm cốt yếu nhất của tông Tịnh
Ðộ. Vì thế, kinh Vô Lượng Thọ được gọi là Ðại Kinh
và Luận Vãng Sanh của ngài Thiên Thân
trước – tác được coi là một bộ Luận tiêu biểu
nhất trong các Luận về Tịnh Ðộ.
Trong Kinh Ðại Bảo-Tích,
Ðức Thế Tôn huyền ký: Ðời sau, các kinh đạo
đều diệt hết, vì lòng từ bi thương xót, ta đặc biệt
giữ lại Kinh Vô Lượng Thọ này trong khoảng một trăm
năm, nếu chúng sanh nào gặp được Kinh này, tùy theo ý
nguyện đều được độ
thoát.
Chúng ta ngày nay sanh nhằm
thời mạt pháp, cách Phật rất xa, các thiện tri thức chứng
đạo rất hiếm và khó gặp, nếu không nhờ Kinh Vô Lượng
Thọ này thì không thể thoát ly sanh tử.
Căn cứ vào lời huyền
ký của đức Thế Tôn và sự lợi ích thiết thực của Kinh
Vô Lượng Thọ đối với chúng sanh thời mạt pháp nên một
số Phật tử ở Melbourne có ý định in Kinh Vô Lượng Thọ và
Luận Vãng Sanh thành sách để dễ dàng lưu thông đến Phật
tử, những ai muốn Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Ðộ. Ðây
là tác phẩm trọng yếu của Tông Tịnh Ðộ và cũng là cái
phao của chúng sanh thời mạt pháp trầm luân. Vì vậy, chúng
tôi trân trọng giới thiệu cùng quý Phật tử gần xa tác phẩm
vô giá này.
Mùa
an cư năm Giáp Tuất 1994
Hòa
Thượng THÍCH PHƯỚC HUỆ
---o0o---