Trên các đường phố treo lồng đèn
trang trí màu vàng sáng, trong khi chư Tăng và Phật tử nhộn nhịp xung
quanh ngôi đền để sẵn sàng cho ngày trọng đại của lễ Phật Đản. Để kính
tưởng niệm ngày Phật Thích Ca Đản sinh, chư Tăng cùng Phật tử khắp nơi
đều tụ hội về Tổ đình Tào Khê (Joye), Trung tâm Thành phố Seoul để cùng
nhau tụng kinh cầu nguyện, Tọa thiền, và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật
như : Trà đạo, Hoa đạo, Thư pháp, Hội họa, dạy nấu thực phẩm chay. Nơi
đây có dịp để trao đổi kinh nghiệm trong việc duy trì và phát huy truyền
thống văn hóa ẩm thực chay để dâng lên cúng dường ngày Phật Đản sinh.
Dịp lễ Phật Đản, là dịp bá tánh thập phương có thể thưởng thức các món
ăn lành mạnh và đơn giản thông qua các phương tiện khác nhau.
Chùa chế biến thực phẩm chay và phục vụ
cho các nhà sư và Phật tử tại bổn tự. Ngoài ra cũng có phục vụ cho khách
du lịch bên ngoài nhà chùa những ngày này, thực phẩm chay Hàn quốc đã
trở thành một thứ văn hóa ẩm thực lành mạnh cho sức khỏe cộng đồng.
Bạn đi bất cứ nơi nào ở Hàn Quốc, bạn sẽ
tìm thấy một số bằng chứng về di sản Phật giáo cổ xưa, đã tác động đến
mọi khía cạnh của cuộc sống tâm linh người dân. Kể từ khi Phật giáo
hiện diện tại Hàn Quốc hơn 1700 năm trước đây, truyền thống của họ đã có
một ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa ẩm thực của đất nước.
Trong những năm qua, các Tự viện Phật
giáo đã gìn giữ và phát huy văn hóa ẩm thực chay Hàn Quốc. Thậm thậm chí
phát triển rầm rộ thành phong cách trong khu vực.
Nổi tiếng với những thành phần phức tạp
nhưng vẫn tự nhiên và đặc trưng bởi các bài thuyết trình tinh chế, các
món ăn chay Hàn Quốc cũng bắt nguồn từ các Tự viện Phật giáo, trong các
nghi lễ văn hóa phong phú và nghi lễ cũng như phục vụ khách du lịch
trong và ngoài nước.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 2010, giới lãnh
đạo Phật giáo Hàn Quốc, thuộc Thiền phái Tào Khê (Joye) đã tìm được thì
trường đối tác để xuất khẩu thực phẩm chay sang Mỹ, và đã tổ chức buổi
ăn tối đặc biệt tại Soho, New York.
Ngài Jaseung Tổng Thư Ký Phật giáo Hàn
Quốc cùng ông Đại sứ Kim Young-mok, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại New York
đã giới thiệu ẩm thực Hàn Quốc, chiêu đãi hơn bốn mươi món thực phẩm
chay, chế biến rất khéo léo, trang nhã. Với hơn ba trăm khách mời tham
dự tiệc, trong sự kiện đặc biệt này bởi sự có mặt của bà Yoo Soon-taek,
phu nhân của Ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Ông Charles
Rangel, Thành viên Hạ viện Hoa Kỳ, Ông John Liu Kiểm soát viên Thành
phố New York, cùng với nhiều ngành công nghiệp ẩm thực, giáo viên và
các nhà báo cùng nhiều khách hàng. . .
Bà Yoo Soon-taek phu nhân Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon
Ông Charles Rangel Thành viên Hạ viện Hoa Kỳ
Ông John Liu Kiểm soát viên Thành phố New York
Xu hướng thực phẩm chay Hàn Quốc ở Mỹ hiện nay được kiểm nghiệm và
đánh giá rất cao, chất lượng tốt. Điều này Ông bà Ban Ki-moon cũng nhận
xét như trên. Còn Ông McPherson, Thượng nghị sĩ bang Louisian, hiện đang sống ở khu vực ngoại ô cận
bốn ngôi chùa Phật giáo ở Seoul, và biên tập viên thực phẩm chay
Zenkimchi Journal, một ấn phẩm trực tuyến văn hóa ẩm thực Phật Giáo.
Ông McPherson Thượng viện bang Louisiana, phía nam Hoa Kỳ
Thượng tọa Myoung Haeng cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình như là một
nhà sư học tại Hàn Quốc, và trình bày các khái niệm về thực hành thọ
thực trong chánh niệm (Baru Gongyang).
Thượng tọa Myoung Haeng chia sẻ thực hành thọ thực chánh niệm
Phật tử thực hành thọ thực trong chánh niệm (Baru Gongyang)
Trong số món ăn chay rất tinh tế và đầy
màu sắc, ba màu gốc sen, cuộn rau sâm, lá sen bọc gạo và các loại nấm
hấp với bột hạt tía tô.
Những vị chuyên nghiên cứu và điều hành
chế biến thực phẩm chay gồm chư vị Tăng ni : Juk Moon Sunim, Seon Jae
Sunim, Dae An Sunim, Woo Gwan Sunim, Jeong Gwan Sunim và các đầu bếp :
Đạo hữu Jae Hee Jung, Đạo hữu Jie Hwang, thuộc Thiền phái Tào Khê ở
Seoul. Giúp đội Ẩm thực chay là một đội ngũ sinh viên đến từ các địa
phương và tình nguyện viên từ New York, Hiệp hội Phật giáo dẫn đầu bởi
Đạo hữu Chef Youngsun Lee.
Đạo hữu Chef Youngsun Lee, sinh viên chế biến ẩm thực chay
Đây là một sự kiện quảng bá văn hóa ẩm
thực chay của Phật giáo Hàn Quốc, độc quyền tại Mỹ. Phật giáo Hàn Quốc
đã chuẩn bị một nhóm chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nấu ăn ngon, và
trong nhà hàng rộng rãi như pháp đường ở chùa, trang trí nhiều đèn lồng
hoa sen, buổi tối đèn hoa rực sáng rất hấp dẫn thực khách.
Chủ trì:
Thượng tọa Jaseung, Tổng Thư ký Phật giáo Hàn Quốc, đại diện
Tông phái Tào Khê (Joye).
Đại sứ Kim Young-mok, Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại New York.
Nhóm ẩm thực:
Juk Moon Sunim, Giám đốc của Tập đoàn nghiên cứu thực phẩm Hàn Quốc Temple.
Seon Jae Sunim, hướng dẫn của Chương trình Phật giáo Hàn Quốc.
Dae An Sunim Giám đốc điều hành, các Nhà hàng Gongyang Baru.
Woo Gwan Sunim, Trưởng Trung tâm văn hóa ẩm thực Temple.
Jeong Gwan Sunim, hướng dẫn của Trung tâm Ẩm thực Temple tại Nông nghiệp Young Am tại Hàn Quốc.
Những vị Trưởng đầu bếp chay nổi tiếng Hàn Quốc
Chuẩn bị chiêu đãi tại Thành phố New York
Buổi tiệc chay thân mật với Phật giáo Hàn Quốc tại Thành phố New York
Nhà hàng chay Phật giáo Hàn Quốc tại Thành phố New York
Các đặc điểm độc đáo của các Chùa sẽ là
thực phẩm sử dụng các loại rau theo mùa từ ngọn núi, những khu vườn và
không sử dụng Ngũ vị tân (hành, hẹ, tỏi, kiệu và nén). Việc kiêng cử Ngũ
vị tân, đối với những Phật tử xuất gia hoặc tại gia tu theo Mật tông,
thì tuyệt đối họ không bao giờ dùng. Ngược lại, những Phật tử tu theo
Hiển giáo, thì không có kiêng cử tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu Phật tử nào
ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn, thì đó cũng là điều rất tốt vậy.
Phật giáo Hàn Quốc vì sự an toàn sức khỏe cộng đồng, nên không bao giờ
sử dụng hóa chất trong thực phẩm, lại không sử dụng thực phẩm chay ngoại
nhập, bởi cũng nhằm gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa ẳm thực
chay xứ Kim Chi. Người nấu ăn phải tịnh hóa tam nghiệp (Thân, Khẩu, Ý)
và phải có tâm vì sức khỏe cộng đồng như ý nguyện.
Kính mời quý đọc giả thưởng thức những món Thực phẩm chay Hàn Quốc :