Cuối năm, chị em bận rộn đi mua sắm, làm đẹp. Đầu năm,
họ cũng chẳng mấy thảnh thơi vì hết ‘tour này’, chùa nọ. Với tâm niệm,
“đi lễ cả năm không bằng đi rằm tháng giêng”, những ngày đầu năm mới,
chị em nô nức “rủ” nhau lên chùa, đi đền, hết hội nọ, đến phường kia.
Không khí những cuộc hành hương của chị em chộn rộn chẳng khác nào cuộc
“chạy xô” nơi cửa phật.
Lên chùa, để lòng thư thái và mong chút yên bình cho
bản thân là gia đình, đó là việc hay và đáng để khuyến khích. Chẳng thế
mà, đa số những ‘tín đồ’ của Phật đều là phụ nữ. Thế nhưng, đằng sau
những chuyến du xuân đầu năm ấy, biết bao chuyện bi hài đã xảy ra.
Ác mộng chuyện đi chùa… cũng phải đẹp
Chị Hương vốn là một “con nhang” rất trung thành. Chưa
khi nào và bất cứ dịp gì chị bỏ lỡ những ngày rằm, ngày lễ, hay lễ hội.
Vì thế, việc đi chùa đầu năm với chị là vô cùng cần thiết và quan
trọng. Chị cho rằng, đi chùa đầu năm sẽ mang lại rất nhiều may mắn, và
càng đi được nhiều, thì lòng mình sẽ càng yên tĩnh và cuộc sống gia
đình sẽ được an lành hơn. Chính vì vậy, nghe hay ‘hóng’ được ở đâu có
hội nào, hay chuẩn bị đi đâu, là kiểu gì chị cũng tham gia và cố gắng
đi bằng được thì thôi.
Hết những chuyến hành hương ở cơ quan đầu năm mới, đến
việc theo chân các bà các mẹ lên chùa đầu năm, rồi thì bạn bè rủ đi nơi
này, chốn kia, thôi thì tất thảy đủ cả. Dù năm nào cũng đi, và cũng có
từng ấy chỗ, nhưng năm nào, chị cũng háo hức như thể lần đầu.
Có điều, đối với chị đi chùa không chỉ để viễn cảnh,
thắp nhang, thành tâm, mà còn là để “khoe mình”, để ‘chụp ảnh cùng
cảnh’ và chứng tỏ, mình là người hiểu biết, và hướng về cội nguồn.
Vì thế, bên cạnh việc chuẩn bị rất kĩ mọi thứ khi đi
chùa, từ tiền vàng đồ lễ, từ cách viết sớ đến những bài cúng nơi tòa
này, điện kia, chị cũng không quên ‘chăm sóc kĩ’ đầu tóc quần áo cho
mình. Thế nên, ngôi chùa nào càng đẹp, càng hoành tráng, cảnh càng mê
li, thì sự đầu tư và sửa soạn của chị càng chỉn chu, để sau khi vãn
cảnh chùa và cầu bái, chị có thể thì vẫn “show hàng” được.
Dù vẫn biết, có những ngôi chùa, không thể phù hợp với
bộ quần áo mà chị sẽ mặc, với những đôi giày cao gót mà chị sẽ mang, và
sẽ ‘phản tác dụng’ với sự trang điểm, nhưng chị thà đến đó, ‘xách dép’
rồi leo, hoặc không thì thuê dép để đi, thà để ‘phấn son’ sau đó lem
luốc vì nắng và mồ hôi, và chân, người thì mỏi nhừ ‘vì dép’ và ‘tạo
dáng’, còn hơn là ăn mặc ‘giản dị’ khi lên chùa.
Vậy nên, dù chùa có cao đến đâu đi nữa, dù có ít hơn
hay nhiều hơn một ngôi chùa, thì chị vẫn váy áo xúng xính, dép cao gót,
rồi thì phấn son đủ cả. Có mệt, có mất công, nhưng kiểu gì thì cái ấn
tượng ban đầu khi chị xuất hiện ở đấy, những tấm ảnh mà chị chụp được,
và cái nhìn ban đầu của mọi người dành cho chị, cũng làm chị thỏa mãn.
Có hơi ‘lố’ một tí, nhưng miễn là đẹp, là sang, là ‘sành điệu’, vậy là
đủ. Còn ai nói gì, thậm chí có kêu: ác mộng với những bà đến đi chùa,
cũng phải tỏ ra mình đẹp, và cứ cố để đẹp, thì chị cũng bỏ ngoài tai.
Miễn sao, chị thấy thế là ổn, vậy là được.
Sau tết là một chuỗi những lễ hội… (Ảnh minh họa)
Và kinh hoàng, hương… từ trời rơi xuống
Tình cảnh của chị Hương thì khá phổ biến và không ít
chị em gặp phải. Thế nhưng, vì muốn đẹp, muốn diện và đàng hoàng nơi
cửa Phật, không ít người vẫn “chịu” để mình rơi vào những tình huống
“éo le” ấy thay vì “mặc những bộ quần áo thoải mái nhưng thường thường
khi lên chùa’.
Chị Lan cũng gặp tình huống tương tự, nhưng chuyện đó thì không có gì để kêu than, “sự cố’ của chị còn bi hài hơn gấp bội.
Chả là hôm đó, khi vợ chồng chị đang phóng xe lao lên
con dốc để lên ngôi chùa cao nhất, thì bỗng đâu một thẻ hương từ ‘trên
trời rơi xuống’ ngay vào lòng chị. Chị còn đang ngơ ngác không hiểu nó
từ đâu ra, và cơ sự thế nào, thì cổng chùa đã hiện ra trước mặt. Dù rất
thắc mắc nhưng lại không thể bỏ nó đi được. Thành ra, cứ nghĩ chắc là
xe nào đó đi qua không may quẹt vào người chị, cho nó đỡ bận lòng. Vậy
nên, chị cầm luôn cả thẻ hương tự dưng có và yên tâm lên chùa cúng bái,
không một chút nghĩ ngợi.
Ra về, đang hồ hởi với chuyến đi thì bỗng đâu xe của vợ
chồng chị bị một nhóm người chặn lại. Không hiểu nguyên cớ vì sao thì
một trong số họ hất hàm xin đẹp “20.000”. Hóa ra, thẻ hương lúc nãy,
không phải là từ “trên trời rơi xuống”, càng không phải xe khác ‘quẹt
nhầm’. Hóa ra là do những tên ‘cò hương’ đền tung hương vào xe của
khách viếng thăm chùa và sau đó, chúng sẽ nhớ số xe rồi chặn lại xin
tiền lúc khổ chủ đã cúng bái xong
Và như thế, thay vì phải mua một thẻ hương 2000 như
thường lệ, những người khách thập phương hiền lành lại mất gấp 10 lần,
thậm chí là 20 lần như thế cho một thẻ hương. Và vợ chồng chị Lan không
phải là ngoại lệ.
Dù tức lắm, và thấy thật vô lí, chị nhất quyết không
trả. Nhưng chúng kéo bè đến à uôm, khiến vợ chồng chị không biết làm
thế nào. Cũng may, đi cùng chị có anh bạn làm công an, vậy nên cuối
cùng chúng không làm gì được nhưng cũng mất một hồi cãi cọ. Có điều,
hứng thú và sự thư thái đầu năm, ý nghĩa và sự linh thiêng nơi cửa Phật
vô tình đã bị những kẻ bất chấp văn hóa và tâm linh phá hỏng.
Đi chùa, đền, đầu năm là việc làm ý nghĩa và giàu tính văn hóa, đôi
khi nó là nét tâm linh không thể thiếu trong cuộc sống của chị em mỗi
dịp tết đến, xuân về. Thế nhưng, vô hình chung đã bị một nhóm người làm
cho ‘méo mó’ và để lại những ấn tượng không tốt. Vì thế, việc lễ chùa
đầu năm vẫn là một hoạt động thiết thực và ngày càng thu hút được đông
đảo chị em tham gia.
Chỉ mong sao, chị em hãy để giữ và đừng để những kẻ lợi dụng hoạt
động văn hóa để mưu lợi làm hỏng đi một nét tâm linh đẹp những ngày đầu
xuân.