Phật Học Online

Đức Phật sẽ làm gì?

San Francisco, CA (USA)- Thiền đã giúp cho nhiều người đến với Phật giáo . Tương tự như vậy, những truyền thống trí tuệ của Phật giáo có một sức thu hút vô cùng mãnh liệt . Đạo đức đôi khi trở nên ngắn hơn khi xem xét về con đường của Đức Phật .

Vâng, sống như Đức Phật, vị tha và yêu thương, là một cuộc sống vĩ đại thân thiện với cuộc sống .

Cũng giống như những bộ sưu tập về đạo đức tồn tại trong Do Thái giáo, Phật giáo cũng có những bộ sưu tập về giới luật lên đến hàng trăm trong các tự viện . Từ thời của Đức Phật, những giới luật này vẫn tiếp tục gìn giữ và truyền thừa trong giới xuất gia .

Thật sự, những giới luật truyền thừa này bắt đầu trong giới xuất gia thông qua việc truyền giới .Nhiều trường khác nhau thực tập nhiều giới khác nhau nhưng tựu chung lại là năm giới quan trọng: 1)không xác sinh 2)Không trộm cắp 3)không tà dâm 4) không nói dối 5) và không uống rượu .

Bất bạo loạn là sự tôn trọng cuộc sống . Không trộm cắp hàm ý tin cậy và rông lượng . Không tà dâm hàm ý thân thiện và có trách nhiệm . Không nói dối ngụ ý sự chân thật, lắng nghe và nói lời yêu thương với nhau . Không sử dụng các chất gây hại, uống rượu có nghĩa là ăn uống chánh niệm và lành mạnh .

Đạo đức chiếm một phần ba của Bát Chánh Đạo để dẫn đến trí tuệ và thiền định . Đạo đức, trí tuệ và thiền định cùng tương tác với nhau . Chúng cùng tồn tại mà không tách rời nhau . Nếu trí tuệ được ví như cái đầu thì thiền định là con tim thì chúng ta thấy đạo đức liên quan đến cơ thể, thanh lọc bản năng tự nhiên của chúng ta . Vì thế, Phật giáo là sống với cơ thể, con tim và cái đầu cùng với nhau để bổ nhiệm đầy đủ chức năng của cơ thể . Và ngược lại, để sống một cuộc sống trí tuệ trong giây phút hiện tại, chúng ta cần phải có cái nhìn sâu sắc vào bản chất của con người chúng ta .

Thiền là một cách mang những giới luật vào cuộc sống .Thiền công nhận ba cấp độ của giới luật . Cấp độ thứ nhất là nói thẳng: không hại bất cứ vật gì như sát sanh . Cấp độ thứ hai đòi hỏi chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta lúc nào cũng giết hại cả (thổi tắt ngọn nến, đạp phải các loài sâu bọ khi chúng ta đi, nuốt phải những loài vi sinh khi uống nươc) Nhận ra được điều này giúp chúng ta không quá tự tôn về mình . Cấp độ thứ ba yêu cầu chúng ta nhận ra điều bất khả trong việc giết hại . Năng lượng không tự sinh ra và mất đi . Hủy hoại một thứ gì đó ở đây thì nó sẽ hiện ra một thứ khác ở một nơi nào đó .

Cổ điển như có thể,  đạo đức của Phật giáo vẫn vô cùng có ý nghĩa trong thế giới chúng ta ngày nay . Ví dụ, nhận thức về sự nhiễm độc trong cơ thể áp dụng vô cùng hiểu quả trong việc giải nghiện theo Phật giáo . Ở một mức độ khác, không nghiện ngập còn bao hàm cả nghiện những thứ vật chất khác vì không biết “đủ” để dẫn đến một cuộc sống bền vững .

Cũng giống như bát chánh đạo không phải là một tập hợp những giới luật để thực hiện từ một cho đến tám mà là những điều luật kết nối lẫn nhau . Tu tập một giới luật sâu sắc sẽ dẫn đến những giới luật khác . Chẳng hạn như nghiện ngập sẽ dẫn đến bạo loạn, trộm cấp, nói lời không hay và tà dâm .

Cho dù bạn gọi những điều này là đạo đức, chánh niệm hay đức hạnh, giới luật nhà Phật để theo đuổi một con đường với một trái tim vị tha cũng giống như những giới luật vàng vậy . Một nhân tố duy nhất theo Phật giáo là không dựa trên những lời tiên tri, giáo huấn của Chúa Trời . Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể tạo ra những luật lệ để hòa hợp với sự tưởng tượng của chúng ta hay là những sắc lệnh khắc trên đá . Hơn thế, Phật giáo dựa vào sự quán xét sự thật của vũ trụ nuôi dưỡng cuộc sống của chúng ta . Sự nhận thức là ở việc không có gì có thể vượt qua trái tim, khối óc và cuộc sống của chúng ta ngoài chính bản thân mình . Vì thế, chúng ta có thể tận hưởng những nguyên tắc đạo đức đào tạo sự nhận biết chánh niệm theo bản thể tự nhiên của Phật giáo . Những điều này giải phóng chúng ta ra khỏi sự xích xiềng . Nói chung, bạn sẽ thẩy ràng Phật giáo không phải là những từ ngữ để đọc và nghe mà là bạn hiểu và nhận ra những lời dạy này như thế nào để áp dụng, thực hành vào cuộc sống của mình .

Hiển nhiên, những các giới luật có thể tỏa sáng ở nhiều góc độ ánh sáng khác nhau trong cuộc sống của chúng ta hơn là cách chúng ta sử dụng từ các truyền thống khác . Là một người sống dựa trên những từ ngữ, lời nói, tôi trân trọng gấp đôi sự nhấn mạnh của Phật giáo vào các bài phát biểu (Là một nhà báo, tôi lưu ý làm sao những phương tiện truyền thông thường xuất hiện với mẫu số chung thấp nhất- khuynh hướng độc hại về tình dục, sự hoài nghi, sợ hãi, bạo lực –để tiêu diệt những thông tin tốt lành) . Nhìn sâu hơn, chúng ta thấy rằng sâu lắng để nghe đòi hỏi sự yêu thích lời nói: nghe những gì đang được nói và những gì không được nói mà không có sự đánh giá . Lời nói là bao gồm cả suy nghĩ và hành động. Ý định được đưa ra không có sự chú tâm hơn hành động thực tiễn . Vì chúng ta dùng từ ngữ, lời nói hằng ngày, điều này có thể là một cách truyền tải sự chú ý .

Đức Phật nói :”Tránh làm điều xấu, nên làm điều lành, giữ tâm trong sạch.” Một đứa trẻ chín tuổi cũng có thể biết nhưng ngay cả một người 90 tuổi cũng cảm thấy khó mà thực hiện được . Thế giới đã phát triển phức tạp hơn so với cách đây 2600 năm về trước nên những thách thức về đạo đức trong đời sống thế tục hiện đại không nhất thiết trở nên dễ dàng hơn .Hiện đang có nhiều sự tranh luận về việc “Đức Phật sẽ làm gì?” đối với việc phá thai, thí nghiệm lên động vật, trợ tử kỹ thuật, nghiên cứu di truyền, vâng vâng .

Quỷ dữ là gì? Đó là kết quả của tam độc là tham, sân si nên làm cho con người trỗi dậy bản ngã .Với đạo đức Phật giáo, chúng ta không nói về tội lỗi và đau khổ như vậy mà là những hành động tốt hoặc không tốt hơn như là cách trợ lực hay kiềm hãm sự giải thoát .

Và tất cả những lời Đức Phật dạy đều có một điểm chung là: hãy đến và quán xét bản thân của  mình trước tiên .

Ánh Thái Dương dịch (Theo PBS.org)

Nguồn: phatgiaovnn.com


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage