Phật Học Online

Tây Tạng Lược Sử
La Toàn Vinh

Lược Sử Hình Thành & Phát Triển Phật Giáo Tây Tạng

Ở Tây Tạng, Mây, Núi, Tuyết là một. Ðất nước Tây Tạng bao gồm núi rừng, nên thiên nhiên tạo ra những con người sống trong các môi trường trong sạch, giản dị, nơi được gọi là mái nhà của thế giới, vì địa lý xứ Tây tạng ở độ cao nhất, nên lịch sử của họ đều dựa vào những điều kiện này mà phát triển.

Ði ngược dòng lịch sử, trên lãnh thổ này, hàng ngàn năm trước đã có xuất hiện loài người, tuy nhiên lịch sử hiện đại minh xác về những dấu hiệu phát triển nhiều nhất vào cuối thời kỳ thạch khí, với một miền đất ngự trị ở cao độ 16. 000 feet, tính từ mặt biển, Tây Tạng còn là cội nguồn của những dòng sông lớn như: Hoàng Hà, Dương Tử, Giang Tử, Cửu Long v.v… Ngày nay nó làm nơi thánh địa của giáo phái Mật Tông, một tinh hoa của Nhân Loại.

Theo Truyền thuyết, vị vua cai quản đầu tiên của lảnh thổ này đã đến từ Ấn độ trong bối cảnh chiến tranh, theo kinh Mahabharata.

Tuy Nhiên, một thuyết khác cho rằng, một vị thần đã giáng xuống lãnh thổ này từ trên trời cao, ngự trị trên một miền đồng cỏ phiá bắc cận Mông Cổ, Mặt khác cho thấy có sự sống, làng mạc, thực phẩm v.v.. cùng tổ chức cộng đồng vào khoảng thế kỷ thứ 5 Trước công nguyên.

Vị vua đầu tiên của quốc gia này có tên Nyatri Sangpo, theo tryền thuyết Nyatri giáng trần bởi một cái thang, trên đỉnh núi cao nhất của thung lủng Yarlung, thuộc thị trấn Tsetang ngày nay, thời điểm của năm 400 trước Tây Lịch cho đến 100 năm trước TL. vị vua thứ 9 có tên có tên Pudegungyal đã phổ biến đạo BÔN, một đạo phù thủy có những điểm tương đồng với những nhà phù thuật ở Ba Tư, trộn lẩn với niềm tin của phái bá vật giáo, đã chiếm lỉnh trong tinh thần người Tây Tạng lúc bấy giờ… Nhà vua lấy hình trái núi làm biểu tượng cho mình, cũng nên nhắc lại vị vua đầu tiên xuống trần bởi một cái thang, trên đỉnh Yarlung, sau 7 lần đi và trở về trời, cái thang bị gãy, khiến cho vị vua thứ nhất được sinh trên trái đất

Bên cạnh quền lực cai tri, người ta còn thấy có những vị phù thủy của “Bôn”, gọi tên là Shaman, biểu tượng của vị này là mây cùng bầu trời, và như thế Ðạo Bôn đã tồn tại trên mảnh đất này từ cổ xưa cho đến những giai đoạn hiện đại, trãi qua 13 thế kỷ đối diện với sư phát triển của đạo Phật ở Tây Tạng…

Ðến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, dân tộc Tây-Tạng trở nên hùng mạnh, đã thu phục được nhiều đất đai lân cận dưới thời kỳ vua Namri Songtsen, đây là vị vua thứ 32 của truyền thuyết Yarlung, tuy nhiên sự thống nhất đất nước thực sự được thực hiện do công của vua Songtsen GAMBO(627-649), vua Gambo đã chế ngự được lảnh thổ trung á, kiểm soát con đường tơ lụa ở khu vực Gobi, Hồ Tarim(nơi ngài Tam-tạng có đi ngang qua), ngoài ra, nhà vua còn chiếm lĩnh những miền ở phía Bắc Ấn Ðộ, Miến Ðiện, cũng chính từ lúc bấy giờ sự phát triển Ðạo Phật đã đi vào xã hộI Tây-Tạng…

Ðể tiến hành công việc phát triển đạo phật, vua cho phái học gỉa Tonmi Sambhota cùng vớI các sứ gỉa sang Ấn Ðộ học tiếng Sanskrit (Tiếng Bắc Phạn), san định thành chử Viết Tây-Tạng, thỉnh kinh, xây chùa Phật, Truyền bá đạo trong dân gian

Sự thịnh hành của đạo Phật kéo dài qua nhiều triều đạI khác nhau, cho đến thờI vua Trisong Detsen (755-797), một tu viện Phật giáo đầu tiên xây dựng ở vùng Samye, tu viện này đã tạo được nhiều vị đắc qủa và phát triển thêm lên, bên cạnh là sự chống đối mãnh liệt của Phái ”Bôn”; ác liệt nhất vào những năm 836… Trong qúa trình phát triển đạo Phật ở Tây-tạng, sự lớn mạnh của các tu viện Phật Giáo, khiến tinh thân này trở thành Quốc Ðạo, Trải qua 13 thế kỷ vàng son, Ðạo Phật đã phổ biến qua các quốc gia Á Châu, trong chiều hướng mật giáo Tây-Tạng đã có nhiều thành tựu viên mãn, ta có thể nhận biết qua 4 giai đoạn chính.

(a) Giai đoạn cổ NYINGMA:

Khởi đầu từ cuốI thế kỷ thứ 8, khi vua Trisong Detsen cho thỉnh ngài Padma Sambhava (Liên Hoa Tử) sang hoằng pháp trên lảnh thổ Tây-Tạng, đã có nhiều tu viện, lẫn kinh sách được chuyễn sang, đồng thời Ngài Padma Sambhava đã chỉ giáo cho 25 đệ tử xuất sắc, giai đoạn phát triển này kéo dài nửa thế kỷ. Ðã có nhiều có nhiều vị đắc đạo, trong khi quần chúng lại mộ đạo, tin tưởng giáo pháp, tuy nhiên đến năm 836, khi vua Relwajen bị mưu sát, anh của vua lên nốI ngôi, thời loạn lạc khởi đầu khi vua Lang Darma đã thiêu hủy kinh sách, phá bỏ tu viện, hoàn tục chúng tăng… Thời pháp nạn khởi lên, đạo Bôn lại bành trướng để thay vào những gáo điều lập dị, tất cả những thành quả phật giáo bị thất tán, chỉ còn vài tạng kinh còn lưu lại như T. Terton, gíao pháp duy nhất mà Padma truyền dạy, đây là một pháp mà kỷ thuật căn cứ vào trực giác.

Trường NYINGMA truyền bá Ðạo Phật qua 3 con đường: Ðại Thừa, Tiểu Thừa và Kim cang thừa, tuy nhiên, cũng không gặt hái dược nhiều kết qủa vì những truyền thống đem lại khó khăn đối với đại chúng, giáo pháp thực hành trong những tu viện nhỏ, ít. Tuy vây sự đắc đạo của của Lama Longchen Rapjam Tsultim Lodro (1308-1363) thật đáng kể, ngài đã có nhiều công trình tu học qúy báu, là hiện thân trực tiếp của Văn Thù Bồ Tát (Manjushri).

Nhìn chung, trong một giai đoạn hàng 300 năm, từ khi Phật Giáo được phổ biến tại Tây Tạng, những thành quả không nhiều, nhưng nó làm một bước khởi đầu cho con đường hoằng pháp về sau.

Trong suốt một thời kỳ dài như vậy, ta nhận thấy có một số chùa chiền dựng lên, đồng thời kinh sách cũng được dịch ra nhiều để đáp ứng với những yêu cầu cho các tu viện, như ở đầu thế kỷ thứ 10 vua Yeshe O, trị vì ở phía tây lảnh thổ Tây Tạng đã cử những học gỉa sang Ấn Ðộ để dịch kinh sách, trong số những vị ấy có nhiều người làm nên những tăng tài.

Các công đức dịch thuật phải kể thật nhiều như Ringchen sangpo(958-1055), Lhodra Marpa (1012-1096), Drokmi (992-1072). trong đó còn có những vị đại sư đến trực tiếp từ Ấn độ như Atisha982-1054), đã đào luyện nhiều đệ tử xuất sắc như Drom (1008-1064) thành lập tu viện Ratreng năm 1056, Konchok Gyalpo thành lập tu viện Sakya 1073, Milarepa truyền thụ cho đệ tử Gampora lập tu viện Dakla Gampo năm 1122.
Như vậy những tu viện lớn đã mở đầu cho cho sư phát triển khả quan đến thời kỳ kế cận…

(b) Thời kỳ SAKYA

Giai đoạn này khởi lên mạnh mẽ tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển, khởi đầu là dịch gỉa Drokmi, xuất thân từ từ hàng qúy phái Khon, một trong 25 đồ đệ của Padma Sambhava, về trụ trì ở thung lủng Sakya, cùng Konchok Gyalpo lập tu viện ở sakya, thu thập nhiều đệ tử và truyền bá mật tông, trong giai đoạn này những yếu lỉnh, kỷ thuật mật tông đã được quãng bá sâu rộng, những kinh sách tuyệt phải kể như: Esoteric Communion (Guhyasamaja) Laughing Vajra (Hevajra) cùng Supreme Bliss (Shamvara) đã phát triển bởI Marpa đại sư, cùng trong giai đoạn này, một số tu sỹ đã làm cố vấn cho triều đình, như Kunga Gyaltsen (1182-1251) và Pakpa (1235-1280), đây là giai đoạn mà chính trị đã đi vào đạo Pháp…

(c) Thời Kỳ KAGYU:

Marpa, một dịch giả sang Ấn Ðộ được một đại sư tên Naropa truyền dạy, về lại Tây-Tạng Marpa mở rộng những công trình học thuật của mình, truyền bá mật tông truyền thống mà ông đã tu luyện thành công, Ngài Marpa lập trường lấy tên là New Kagyu, thâu nhận hàng trăm đệ tử, truyền bá bí quyết mật tông những thứ đã được hấp thụ từ đại sư Naropa(Một trong 84 người đại sư xuất chúng của Ấn Ðộ thời bấy giờ)

Marpa có 4 đệ tử xuất sắc gồm: Ngok, Tsur, Mes, và Miralepa…Milarepa (1040-1123)
Ngok với nhiệm vụ hoằng dương những tạng kinh như: Hevajra, Vajrapanjara, Hatuhpita, Mahayama, Tsur có nhiệm vụ phổ biến những kinh như: Guhyasamaja.

Milarepa với khả năng dẩn giảI về Paramasukha-Chakrasamvara,… Ngoài ra Milarepa là một người đã thể hiện những khả năng to tát, cũng là một vị Ðại sư đầu tiên thành Phật ở kiếp người, Ngài còn là một thi sĩ, nhạc sĩ, người đã đưa ra dẫn giải kinh phật qua những bài hát dân gian, Tây tạng, những bài hát đó đã phổ thông trong quần chúng…

Milarepa có hàng ngàn đệ tử. Ngài đã tryền bá về phương pháp Thiền Quán với kỷ thuật của 6 loại Yoga, đến cuối cùng cuộc đời, truyền những mật tông yếu lĩnh cho một vị sư trẻ tên Gampora. Gampora thành lập một trường với số tu học lên đến hàng trăm người.

Gampora có công phát triển mật tông qua con đường Yoga mà ngài đã lĩnh hội được ở Milarepa; để rồi kỷ thuật này càng lớn mạnh thêm lên qua sự khổ công của những đệ tử như: Pakmodru (1110-1170) thành lập tu viện Til năm 1158. Jigten Gompo (1143-1212) thành lập tu viện Drigung năm 1179, Taklung Tangpa với tu viện Taklung năm 1178, Yeshe Dorje tu viện Druk 1180. Ngài ra còn có Dunsum Kyenpa (1110-1193), Thành lập tu viện Tsurpu năm 1189. đồng thời, cũng là người đầu tiên dẫn đạo cho ý niệm về sự tái sinh như những biến hiện của thân pháp các vị lạt ma. Cũng trong giai đoạn này những ý niệm về nghiệp và tái sinh đã phát triển tột bực, người ta gọi là giai đoạn Karma Kagyu.

Sự kiện này đã gây nhiều chú ý nhất, 13 năm sau khi chết Dunsum đã tái sinh năm 1206 tại một miền phía Ðông Tây Tạng, Mọi người đã nhìn nhận hiện tượng này và gọi là Karmapa Lama, truyền đi đến 4 vị, đây còn gọi là Lạt ma của phái mũ đỏ…(***notes)

(d) Thời kỳ GELUK

Giai đoạn Geluk được tạo dựng bởi ngài Tsong Khapa, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới và nhiều thích hợp hơn. Tsong Khapa sinh năm 1357 tại Amdo miền Ðông bắc lãnh thổ Tây Tạng, được xem như đóng góp thật nhiều trong việc phát triển đạo.

Người thầy đầu tiên của ngài là vị Kadampa Rinchen Dondrup, trong một cơn mơ đã hóa thân vào gia đình của Tsong khapa cùng giáo huấn cho Ngài ở tuổi mới lên ba. Ngài đã học, thấu hiểu qua nhiều trường phái khác nhau để đi đến giác ngộ viên mãn. Cho đến năm 1415 Tsong Khapa đã cúng dường công đức lên chư Phật với một đồ hình Madala 3 chiều, ý niện này như một vủ trụ toàn hảo của chư Phật(perfiect Universe) gồm Guhyasamaja, Paramasukha-Chakrasamvara và vajrabhairava. Ngài đã xây nhiều tu viện như: Drepung năm 1416, Sera năm 1419, cùng ba tu viện lớn ở Lhasa với chiều rộng có thể chứa đến 10. 000 người.  

Những thành tựu này tiếp tục phát triển với số tu sĩ đáng kể ở vào thế kỷ thứ 16, 16, một trong những đệ tử lỗi lạc của Tsong khapa là Gendun Drupa (1391-1474) thành lập tu viện Tashi Lhunpo năm 1447, truyền day Mật Tông, sau tái sinh vào kiếp khác với tên gọi Gendun Gyatso, tiếp tục con đường đạo pháp một cách sâu rộng…Ngài mất năm 1542, đầu thai vào kiếp khác vào năm 1543, với tên sonam Gyatso…Ngài Sonam Gyatso mở một hành trình về Mông-cổ để giao hảo và Hoằng pháp, Sonam đã diện kiến Altan Khan môt vị vương Mông Cổ gọi người như môt vị Dalai Lama thứ 3, cùng trong chuyến du hóa này Ngài đã thành lập tu viện Lithang năm 1580, sau đó đến Amdo, nơi sinh quán của tổ Tsong khapa, Gyatso xây thêm một tu viện nửa vớI tên là Kumbum để truyền bá chính Pháp, vì lúc bấy giờ Mông Cổ đã lẩn lộn với những giáo điều mê tín, Phù thuật v.v.. Hoàn tất cuộc viếng thăm Mông cổ năm 1588, sau đó trở lại để tìm kiếp tái sinh, trong số những người con của Altan Khan đã hạ sinh vào năm 1589 đã được triệu về Tây Tạng năm 1601, đây coi như dalai Lama thứ 4 của phái mũ vàng (Geluk order) tên Yonden Gyatso, mất năm 1617.

Giai đoạn Geluk được coi như một thành tựu đáng kể, hơn hẳn ở ba giai đoạn trước, nó đã làm lớn mạnh cho sự phát triển Phật Giáo trên bình diện quốc gia…Thế nhưng những biến cố thường xuyên xảy đến trong những năm của thế kỷ 17, bình diện chính trị có thay đổi, người ta nhận thấy có một biên giới giửa những Karma Kagyu (phái mũ Ðỏ) và Geluk (Phái mũ Vàng), cho đến những giai đoạn tiếp nối, quốc gia Tây Tạng yếu thế, cùng sự mâu thuẩn giửa các vị vua tạo sự giảm sút cho công cuộc phá triển đạo ở đây…

Một ngàn năm sau khi ra đi của vau Songten Gampo(được xem như một hóa thân của Quan thế Âm ở, cùng là người khai sinh đất nước này), một hài nhi được sinh ra năm 1617, nhưng vì xã hội bất an nên vị này đã được bảo vệ kín đáo ở những tu viện của Phái Mũ vàng, được xem như Dalai Lama thứ 5. Trong giai đoạn loạn lạc này, phái mũ đỏ thuận lý về mặt chính quyền…mãi cho đến khi khi Gushri Khan chiến thắng ở Tây-Tạng 1642, để tuyên bố phong vị Lama chính thức, lúc bấy giờ ngài mới 24 tuổi. Trong thờI gian đương vị ngài đã thực hiện được những công đức lớn, năm 1645, cho xây tu viện Potala, đặc điểm của kiến trúc này là một kết hợp giửa Tu Viện, Ðền Mandala và công thự chính phủ vào chung một khối, Tiếp đến có vị Tsangyang Gyatso Dalai Lama thứ 6 (1683-1707)), thứ 7 Kelsang Gyatso(1708-1757), thứ 8 Jambel Gyatso(1758-1805), Dalai Lala thứ 13 Tupten Gyatso và ngày nay thứ 14 là Tenzin Gyatso…

Lược sử về Phật giáo Tây tạng rất phức tạp, vì hầu hết những giai đoạn đều nằm trong các biến cố chính trị. Tuy nhiên cái tồn tại vẫn là những tinh hoa qúy gía tinh thần từ bi độ lượng v.v..

Tham khảo:

Roberta F- Thurman/Wisdom & Compassion/1995 Detlef Ingolauf/ L’heritage de Tibet/ Sequoia Edi/1973 Tibet Sacré/Philip Rawson/Edi. Seuil/1993

Note*= Ðạo “BÔN” là một tín ngưởng cổ sơ của xứ Tây Tang và Népal, ”BÔN “ thường thực hành những những pháp thuật huyền bí, một trong những nghi thức cổ xưa của dân bản xứ, tên thường gọi là”Black Hat” ông Charles Bell, một ngườI tan tâm giao của Dalai lama 13 phát âm là “PURN”…

(*** Notes) Theo lời dẫn giải của một tiến sỹ về Mật tông Tây tạng như trong Tử kinh (Trung ấm Luận), thời khi một người vừa mới mất Thần Thức (Essence) của họ sẽ thoát ra từ đỉnh đầu, đi vào không gian để tìm kiếp tái sinh trong khoãng 49 ngày, ”Thần Thức” này đi với một tốc độ cực nhanh và có thể hơn cả tốc độ ánh sáng…


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage