Phật Học Online

Giáo dục Phật giáo giữa các nền văn hoá

Ðược sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, các cấp Giáo hội, hôm nay trong không khí trang nghiêm vô cùng hoan hỷ của Hội nghị Nữ giới Phật giáo Sakyadhita thế giới được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ðây là hoạt động mang tính thiết thực tạo cơ hội cho Ni chúng được chia sẻ tâm tư nguyện vọng của mình, góp phần xây dựng nếp sống lành mạnh cho dân tộc và đưa nền Phật giáo nước nhà được sánh vai cùng với Phật giáo các nước bạn trên thế giới.


Ðể chia sẻ vài ý kiến của mình, trước tiên cho phép con được dâng lên Chư tôn Thiền đức và chư vị Ðại biểu khách quý lời cầu chức sức khỏe trân trọng nhất. Kính chúc Hội nghị thành công viên mãn. 

Kính bạch Chý tôn Thiền đức 

Kính thưa quý liệt vị, 

Sau đây con xin trình bày tham luận với chủ đề "Giáo dục Phật giáo giữa các nền văn hóa". Giáo dục vốn là sự nghiệp chung của nhân loại, từ lúc ban sơ đến nay, nó là nền tảng duy nhất để cấu thành nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Nói đến giáo dục là nói đến việc dạy và học, việc truyền thụ kinh nghiệm kiến thức của người dạy và khả năng tiếp nhận, hiệu quả đạt được của người học. 

Nhìn lại nền giáo dục hiện tại, chúng ta thấy rằng, người ta chú trọng nhiều vào việc trau giồi tài năng và hiệu quả, mà lại rất hạn chế ở việc trao dồi đạo đức, nhân cách, tác phong, lối sống và làm việc của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội, cũng như quy luật của tiến trình cuộc sống. Chẳng hạn, mỗi gia đình gởi con em mình đến trường để học một vài chuyên môn nào đó và hy vọng rằng như vậy sẽ đem đến cho con em họ có một địa vị kinh tế, chính trị trong xã hội, hay chỉ tập trung vào việc trau giồi khoa học kỹ thuật để tạo ra những nhà khoa học nhằm chinh phục tự nhiên và xã hội… Nhưng liệu để hiểu rõ bản chất và quy luật của cuộc sống mà con người đang phải đối mặt hay không thì đây là một câu hỏi đang đặt ra đòi hỏi mỗi chúng ta phải xem xét thấu đáo. 

Chính tư duy hữu ngã đã áp ðặt cho toàn bộ nền giáo dục đang có hiện nay, nền văn minh vật chất và lối sống phưõng Tây đang lan tràn khắp nơi. Ðề cao cá nhân tức là đề cao cái "tôi", cái này là của tôi, cái kia là của tôi… chính cái “tôi” này là tiền đề của mọi vô minh, tham ái và chấp thủ đưa đến sầu, bi, khổ, não… và kết quả là dẫn đến khủng hoảng xã hội ở một số nước và khu vực như hiện nay. Thực trạng xã hội chứng minh rất rõ điều đó. Sự tham nhũng, hối lộ đang làm đau đầu các nhà chức trách của mọi quốc gia trên thế giới; sự tranh chấp về kinh tế, quyền lợi đang là những động cơ dẫn đến những cuộc nổi loạn, chiến tranh triền miên… Trong sự ham muốn ngày càng nhiều của cải, dẫn đến thái độ bạo lực và xâm phạm thiên nhiên, để rồi phải đối mặt với khủng hoảng môi sinh trầm trọng. Chỉ vì thấy được mối lợi trước mắt, người ta sẵn sàng bỏ qua nỗi đau thương của người khác, càng tệ hại hơn khi người ta nhẫn tâm đưa thân phận của kẻ khác vào ngõ cụt của cuộc đời để đạt được những mưu toan vị kỷ. Tất cả những hiện tượng không tốt đẹp ấy điều là biến tướng của tính tham, tính sân, tính si mà ra. 

Với thực trạng cuộc sống như thế, tinh thần giải thoát khỏi tham, sân và si của Phật giáo có ý nghĩa tích cực. Với nếp sống "thiểu dục tri túc", đạo Phật cung cấp cho con người một lối sống mực thước, giản dị xa lánh hai cực đoan khắc khổ và buông thả. Chức năng giáo dục ở đây là hướng dẫn con người sống với sự quân bình giữa đời sống vật chất và đời sống tâm linh, xây dựng cho con ngýời một phương pháp kiềm tỏa tâm ham muốn, không để chúng làm loạn tâm trí. Ý nghĩa, lời nói, hành động bất thiện cũng là những nhân tố gây đau khổ cho con người. Nếu cá nhân trong một xã hội sống đối xử với nhau bằng những lời nói xỏ xiên, thêu dệt, vu cáo; bằng những hành động bóc lột, ẩu đả, đàn áp; bằng tư tưởng mưu hại, thù hận, giận hờn sẽ là một đời sống đầy sầu muộn, ảm đạm. Do vậy tinh thần từ bi, bất hại, bất đạo bất vọng… của đạo Phật nổi bật lên sắc thái của giáo lý hòa bình, an lạc giáo lý Nhân quả. Nghiệp báo xác định rõ con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp nên chính con người mới có đủ năng lực để quyết định đời sống của mình. Bằng cách tịnh hóa ba nghiệp (thân, khẩu, ý) Phật giáo đã mở ra một lối sống hạnh phúc, thoát ly khỏi khổ đau của những “căn bệnh” thời đại. 

Các tinh thần trách nhiệm cá nhân, tinh thần tự tin, tự chấp nhận mình, tự tri và độc lập tự cường… là những tinh thần khá nổi bật trong giáo dục Phật giáo. Bằng những tinh thần tự huấn luyện ấy, con người sẽ dần dần loại bỏ những rối loạn tâm lý do lười biếng, do loạn động… gây ra. Ðối với một cuộc sống đầy dẫy những phiền não lo âu, sầu, não… như phương pháp tu tâm của thiền định là điều rất hữu ích, rất thiết thực. Do đó, nói đến lợi ích của giáo dục Phật giáo, chúng ta không thể không đề cập đến giáo lý Thiền định là hiện thân của đời sống tươi vui, hạnh phúc của mọi người. 

Ðối với vấn đề bảo vệ môi sinh, xây dựng đời sống hòa bình, vực dậy nếp sống đạo đức… giáo lý Duyên khởi của Phật giáo là lời giải đáp rất xác đáng. Các pháp do duyên sinh nên vô ngã, vì tất cả là vô ngã nên kia là đây, đây là kia, con người là môi sinh, môi sinh là con người, xã hội là cá nhân, cá nhân là xã hội. Nhận rõ sự thật này, con người sẽ tự nguyện sống vì bảo vệ xã hội, bảo vệ môi sinh, quan tâm đến ngýời khác như là bảo vệ hạnh phúc của chính mình. 

Trước vấn đề nóng bỏng hiện nay, nên chăng giáo dục học đường cần đưa tinh thần đại giáo dục (giáo lý duyên khởi) này vào chương trình giảng dạy để vấn đề bảo vệ môi sinh, vấn đề bảo vệ hòa bình, việc xây dựng nếp sống đạo đức, việc bài trừ các tệ nạn xã hội… được thực hiện ở một phạm vi rộng với tinh thần hoàn toàn tự nguyện? Một nền giáo dục thiết thực như thế rất hữu ích cho tất cả những ai còn sự trói buộc của phiền não, là nguồn sống chung cho tất cả những ai muốn thăng hoa cuộc sống. Ðức Phật là hiện thân của từ bi và trí tuệ; giáo dục Phật giáo là hiện thân của hạnh phúc và giải thoát. 

Mặt khác vì gần gũi với cuộc đời, tồn tại trong cuộc đời nên giáo lý Phật giáo rất “người”, rất nhân bản, thực tế, không viễn vông, trừu tượng, hợp với thế đạo nhân tâm, hợp với sự đổi mới vươn lên của dân tộc. Cho nên, nền giáo dục Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển nền văn minh nhân loại hiện tại. Có thể nói: Ðạo Phật sống trong lòng dân tộc để giữ gìn giềng mối, đạo đức, kỷ cương, tránh nạn phạm pháp. Trong phạm trù quốc gia, đạo Phật sẽ hướng dẫn văn hóa dân tộc trên đà đổi mới. Ở lĩnh vực quốc tế, đạo Phật sẽ là nơi gặp gỡ, chỗ nương tựa của khoa học và nền văn minh tiên tiến. Do đó, giáo dục Phật giáo hiện đại trở thành vấn đề cần thiết cho sự phát triển quốc gia, cho nền hòa bình và văn minh nhân loại. 

Tóm lại, chân lý luôn sẵn có trong mọi người. Chân lý, hạnh phúc ấy không phải do đấng sáng tạo, đấng quyền năng nào ban cho mà là do kết quả của một quá trình thực nghiệm, tu tập đầy tâm huyết của mỗi cá nhân. Lại nữa, đối tượng của giáo dục Phật giáo là con người, nên mỗi người ðều có khả năng thành tựu chân lý, đạt đến hạnh phúc nếu con người quyết tâm làm theo lời Ðức Phật dạy như là được ghi trong kinh Pháp Cú: 

        "Không làm các điều ác 

        Thực hiện các hạnh lành 

        Giữ tâm ý trong sạch 

        Chính lời chư Phật dạy" 

Ðây chính là ý nghĩa thiết thực của nền giáo dục Phật giáo, con muốn trình bày trong bản tham luận này, có điều gì sơ khiếm kính mong quý Ngài hoan hỷ, xin thành kính tri ân, kính chúc quý Ngài vô lượng an lạc. Một lần nữa kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. 

(Trích tham luận Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam)

NS.Thích nữ Ðàm Nghiêm


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage