Phật Học Online

Bắc Ninh: Leo núi Thiên Thai nhất tâm niệm Phật
NGUỒN: VĂN THÀNH

Nếu như chúng ta đứng ở vị trí cầu Hồ hay ở ngã Tư Đông Bình thị trấn Gia Bình, hay ở quê hương vị tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang mà nhìn về núi Thiên Thai hiện lên tựa như hình ông Rồng đang uốn lượn thật kỳ vĩ hướng về phương đông ( núi giống rồng tạo bởi 9 ngọn núi nhấp nhô liền nhau, khoảng cách từ đầu rồng tới quê nhà Huyền Quang chừng 4 km), nằm sát Sông Đuống, ngọn cao nhất khoảng 150m, hiện nay núi Thiên Thai thuộc 3 xã  Đông Cứu – Lãng Ngâm – Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, cách thành phố Bắc Ninh 20 km về phía nam

Nếu như chúng ta đứng ở vị trí cầu Hồ hay ở ngã Tư Đông Bình thị trấn Gia Bình, hay ở quê hương vị tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang mà nhìn về núi Thiên Thai hiện lên tựa như hình ông Rồng đang uốn lượn thật kỳ vĩ hướng về phương đông ( núi giống rồng tạo bởi 9 ngọn núi nhấp nhô liền nhau, khoảng cách từ đầu rồng tới quê nhà Huyền Quang chừng 4 km), nằm sát Sông Đuống, ngọn cao nhất khoảng 150m, hiện nay núi Thiên Thai thuộc 3 xã  Đông Cứu – Lãng Ngâm – Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, cách thành phố Bắc Ninh 20 km về phía nam.

Cái đặc sắc suy tư về  núi Thiên Thai bằng năng kính nhà Phật nhìn vào thì núi Thiên Thai là do thiên nhiên ban tặng, hay do nhân duyên hòa hợp mà tạo thành nó. Nhưng nó giống một con rồng đang uốn lượn giữa trời và đất. Trên rồng được bao phủ bởi lớp cây keo kết hợp với cây thông, dương xỉ… thật xanh mướt lung linh huyền ảo.

Không những thế, núi thiên Thai hay ta thường gọi là ông rồng được yểm điểm tâm linh bằng những ngôi chùa tại vị trí của Rồng để cho rồng đủ điều kiện thần lực linh thiêng thích nghi với cuộc sống cõi Sa Bà này cứu độ hộ trì chúng sinh. Ví dụ như chùa Cảm Ứng Tự ( Chùa Bến) ở vị trí mắt Trung đạo của rồng, chùa Thiên Thư hay thường gọi là Chùa thái sư Lê Văn Thịnh ở mắt hữu của rồng, chùa Hiệp Sơn ở thôn Hiệp Sơn bên tả của rồng. Kế tiếp là chùa Tĩnh Lự ở thôn An Quang ở vị trí bụng rồng (phúc long), chùa Linh Ứng ở thôn Du Tràng ở vị trí thốn rồng… Có thể nói các chùa như thế còn kế cùng với các đình thờ thánh hay vị trần có công với dân thôn ở đó như đình Tối Linh cạnh chùa Bến, Đền Lê Văn Thịnh ở bên cạnh Chùa Thiên Thư …từ đó tạo sức năng lượng tâm linh thật vô lượng vô biên.

Mỗi khi khách thập phương về du ngoạn trên rồng, lễ Phật tại các chùa nơi đây xong dường như khấn Phật pháp Tăng, báo ông rồng gia hộ để được leo lên núi Thiên Thai ta lại thấy như được ông Rồng đang hoan hỷ được hãnh diện cõng con cháu của mình du ngoạn giữa trời xanh bao la. Thế nên có lẽ lúc ấy ta cứ ngỡ ta được đang thưởng thức cảnh Tịnh Không trên cõi trời Đạo Lợi năm xưa Phật thuyết pháp còn lưu lại trong kinh đại thừa hay tiểu thừa ngày nay.

Nếu như một ai được leo lên lưng rồng, được rồng quý, sao ta không một phen bớt thời gian về nhập cõi Thiên Thai ( bào thai trời) ư? Nếu như ai đã từng nghiên cứu thì dùng mắt phàm tâm phàm, than phàm ta có niệm Phật hay Thiền định, Mật tông ta có thể thấy được rồng này, nơi tâm linh này là có thật thanh tịnh vốn có của nó, nó không hề hư dối, nó không hư dối như hiện tượng thông thường ta tưởng.

Ở ngày nay nghĩ năm xưa, núi Thiên Thai có chùa trăm gian trên đỉnh núi, nhiều người đi lễ, lên tận trên núi nhìn ra biển đông có chim Loan, chim Phượng đang ăn xoài bể đông, mà thơ ca còn vang vọng:

Trèo lên trái núi Thiên Thai

Thấy đôi Loan Phượng ăn xoài bể đông” là thế đó.

Không những thế Thiên Thai còn đi vào văn thơ Việt Nam qua bài thơ “ Bên Kia Sông Đuống” là bài thơ tuyệt tác của Hoàng Cầm ca ngợi Thiên Thai

... Ai về bên kia sông Ðuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên

Những hội hè đình đám

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút Tháp

Giữa huyện Lang Tài…”

Ngày nay ta leo lên núi Thiên Thai ta thấy đồn bốt năm nào chiến tranh Pháp xây bốt, Tàu đào hầm như rồng đã có lục phủ ngũ tạng nay còn dấu tích. Với cảnh đẹp hồng đào xưa không còn nay thay vào đó cây thông đang mộc và cây keo đang mơn mởn xanh rì.

Nhìn quanh Núi Thiên Thai vào hầm tổng thể có 6 cửa nhưng 4 cửa đã bịt kín còn 2 cửa vẫn đi vào tham quan được, bên trong có nhiều bậc như bậc hiên nhà, có cả bể nước, có chỗ rộng hàng vài chục mét vuông, bốn mặt tường dày ước chừng khoảng 60 – 70 cm, mặt tường sạch nhẵn…nếu như nơi đây mà nhà nước nghiên cứu đầu tư tu sửa lại quả là nơi tâm linh bậc nhất. Vì chính núi Thiên Thai linh thiêng, dấu tích năm xưa trạng Khai khoa đất việt đã từng lễ ở đây và sống ở đây. Nhà trạng nguyên đã cải nhà làm chùa. Chùa nhiều tạo nơi tâm linh tĩnh mặc, thực không nơi nào có thể so sánh nổi.

Có thể nói, mỗi lần ai tới thăm quan leo lên núi vào bụng rồng thấy tối, ta dường như được ông Rồng nhắc nhở tối thế là do duyên giả hợp mà gọi là tối, thực ra cảnh tối này không tối, tướng tính của tối là luôn sáng, luôn Tịnh Không, không hề hư dối, nên không sợ, nếu ai có sợ thì nhất tâm niệm Phật, nhất tâm niệm “ Nam mô A Di Đà Phât” ,niệm nhiều ít tùy duyên nhưng nhất tâm thì quả là cảm ứng vô cùng. Như cầu gì được đó, cầu bình an được bình an, cầu tài phát tài, cầu thi cử đỗ thi cử, cầu quan chức được quan chức… là thế ấy.

Một cảnh hiện tại như chào đón họa thành cảnh cung Trời Đạo Lợi mà có tên Thiên Thai, cảnh ông Rồng linh thiêng, Rồng to chứa rồng con, trong rồng biểu hiện sự nhân quả thật là bất khả tư nghì linh thiêng độc nhất vô nhị.

Tóm lại, mỗi ai cần niệm Phật từ bây giờ khi có duyên về Thiên Thai huyện Gia Bình – Bắc Ninh leo núi Thiên Thai Nhất Tâm  niệm Phật ắt được lợi lạc như ý hanh thông.

Sau đây là một số hình ảnh chụp được từ núi Thiên Thai:


Hinh0345.jpg

                                           Hình đỉnh núi Thiên Thai nhìn sang đuôi rồng

                                           Hình dưới là ảnh trong hầm núi Thiên Thai


Hinh0353.jpg


                                            Hình ảnh dưới là cửa hầm

Hinh0361.jpg


                       Hình ảnh trong hầm thật tối linh thiêng

Hinh0359.jpg


                          Hình ảnh đồn bốt Pháp xây đỉnh núi Thiên Thai


Hinh0348.jpg



                      Hình nhìn về quê hương Tam tổ trúc lâm Huyền  Quang


Hinh0346.jpg

                                         Cảnh thật đẹp mê lòng người

Ý kiến của bạn:

<>

© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage