Hôm nay ngày 28/12/ 2014 nhằm ngày 7/11/ Giáp Ngọ, đại đức
Thích Quảng Hợp đã chia sẻ với Lớp giáo Lý Nâng Cao của Phật tử thủ đô Hà Nội
tại chùa Hòe Nhai tức Hồng Phúc Tự, phố Hàng Than, tp Hà Nội, với chủ đề “ Tìm
hiểu đôi nét về Pháp Cú với Tâm Kinh”. Đại đức đã khái quát được nguồn gốc
sự hình thành Kinh Pháp Cú. Kinh này (Dhamma pada) là con đường hướng tới chân
lý, Lời Vàng, là những lời ngắn gọn, xúc tích được Phật thuyết trên dưới
300 hội, sau này A Nan cùng thánh đệ tử đã kết tập duyệt thành Kinh Pháp Cú. Nguồn
gốc Kinh Pháp Cú thuộc Tiểu Bộ Kinh, thuộc kinh tạng Pali. Kết cấu kinh Pháp Cú gồm 26 phẩm, tương đương
423 kệ. Đại ý của Kinh Pháp Cú là tập hợp những câu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực
hành, với lý tưởng mục đích của Phật Thích Ca, mỗi phẩm đều có đề tài riêng, nội
dung ý nghĩa rõ ràng, giúp chúng sinh làm lành, lánh dữ, tu tập giác ngộ, giải thoát.
Như Phẩm Song Yếu gồm
20 câu kệ đối lập với nhau, câu 1 đối với câu 2,… cho tới câu 19 đối với câu
20, bao hàm các nội dung đối lập nhau giữa “ Thiện và ác, tốt và xấu…” qua triết
lý duyên sinh, vô ngã, được thể hiện qua các hành động tạo tác của ba nghiệp (thân,
khẩu, ý, trong đó ý lãnh đạo tất cả), mà kết quả tương ứng với hành động ban đầu
đã tạo ra.
Đại đức đã minh chứng qua 2 kệ đối lập sau:
Kệ 1:
“ Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau.
Như xe chân vật kéo”
|
Kệ 2:
“ Ý dẫn đầu
các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng không rời hình”
|
Qua hai kệ trên,
chúng ta dễ dàng nhận ra được rằng, “ý” của chúng ta lãnh đạo, dẫn đầu, khởi
lên đầu tiên, là ra lệnh cho các pháp khác khởi tuân theo. Nếu ý ô nhiễm
( xấu) thể hiện qua hành động tạo tác thì nhận quả khổ tương ứng. Ý nghĩ thanh
tịnh thể hiện qua hành động hay tạo tác thì sẽ có kết quả là an lạc. Ta thấy sự
đối lập như: ô nhiễm > < thanh tịnh, khổ não >< an lạc. Qua đó ta thấy triết
lý nhân quả được biểu hiện ra là “ nhân nào thì quả ấy” rõ ràng. Nhân
nào quả ấy cần được hiểu theo lý duyên sinh.
Hình tượng Vua Lê Hy Tông, hay không phải lễ Phật biểu hiện pháp vô ngã
Với phẩm Không Phóng
Dật( siêng năng, cẩn thận), nhấn mạnh “tâm cẩn thận là tâm hoan hỷ, không bị
chấp trước vào các pháp, và cũng là thấy được giáo pháp của Phật luôn vô ngã, tức
thực thể không cố định”. Ngoài ra
các phẩm khác trong Kinh Pháp Cú Phật đều dùng ngôn từ rất dễ hiểu, dễ hành,
khó hiểu chẳng qua kém duyên chưa hiểu thì cho là khó mà thôi.
Với Tâm Kinh Bát Nhã thì sao? Đại đức Thích Quảng Hợp
đã khái quát, cho biết về Tâm Kinh Bát Nhã là một kinh ngắn thuộc hệ tư
tưởng Kinh Bát Nhã xuất hiện khoảng thế kỷ I TCN, sau được các nhà truyền giáo truyền
tới Trung Quốc, vào thế kỷ VII, Ngài Huyền Trang đã dịch từ Phạn sang Hán, gần
đây tại Việt Nam được Hòa thượng Thích Thiện Hoa dịch tiếng Hán sang tiếng Việt,
Hòa thượng Thanh Từ, hòa thượng Thích Nhất Hạnh. Đại ý của “ Tâm Kinh Bát
Nhã” mỗi người hiểu có khác nhau, nhưng nhìn chung cho thấy “ Tâm Kinh Bát
Nhã” nói về 5 uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều là Không, độ tất cả các khổ
ách. Sắc tức là Không, Không tức là sắc,
Sắc chẳng khác Không, không chẳng khác sắc. Đó là đại ý của Phật về Tâm Kinh. Gần
đây, hòa thượng đã dịch lại Tâm Kinh Bát Nhã và ngài đã thêm vào 4 từ “ Không
Có, không Không” nhằm giúp cho đệ tử Phật, người nghiên cứu Phật hiểu
rõ hơn về Tâm Kinh Bát Nhã, và thoát khỏi sự chấp trước về khái niệm “Có” và “
Không”, cũng là rõ được ý của Phật và bản dịch được hoàn hảo hơn. Từ đó, dễ dàng được thân tâm ta an lạc.
Theo đại đức Thích Quảng Hợp, đã là Kinh chính Phật Thích
Ca hay chư Phật ba đời đã thuyết ra thì đều là chân lý, đều ý nghĩa thiết thực
cho chúng sinh. Chư Phật đều thấu khế lý, khế cơ của chúng sinh mà ngài thuyết
pháp, bệnh nào thì thuốc ấy, không bệnh thì không thuốc, không bệnh cố uống thuốc
sinh bệnh dễ dẫn tới mất mạng như thường.
Trong khi giảng đại đức còn ghép các Lời
Quan Họ du dương ấm tình đạo pháp, cái mới được Phật tử Ngô Thị Tuyết pháp danh
Diệu Trinh đã thể hiện ngâm thơ bài Cảnh Sách Buổi Chiều giúp cho
buổi giảng càng thêm ý nghĩa, Phật tử nghe hiểu bài hơn, và cũng là tìm về với
nối câu kệ câu thơ kiểu Pháp Cú, rõ nhận biết được “ Nay chốn này cực lạc rồi
đây” chứ không phải đợi sau khi chết mới được về Tây Phương Di Đà. Theo cô Diệu
Trinh, lời Phật dạy, có thể ngâm thơ cho các cháu đang khóc nghe mà nín ngoan,
đó là điều mầu nhiệm của Phật pháp, với ai có duyên đang buồn, khổ nghe câu đạo
mà vơi sầu thoát khổ.
Phật tử Diệu Trinh thể hiện Bài Cảnh Sách Buổi Chiều qua lối thơ
Nói như thế, để khẳng định giáo Pháp của
Phật giúp ta hiểu dù Pháp đại thừa hay nguyên Thủy ( Tiểu thừa), cũng đều nói
ra rằng các pháp đều vô ngã, hay các pháp do nhân duyên hòa hợp mà tụ hay tán,
thực thể của chúng là thanh tịnh, tức Không, không đây là không chấp vào đâu cả.
Từ đó ta hiểu được khi “ Tất Đạt Đa” mới sinh ra đời đã nói câu “ Thiên thượng
thiên hạ, duy ngã độc tôn”, tức là trên trời dưới đất, ta là vô ngã. Qua đó
ta thấy câu này liên hệ xuyên suốt đời Phật thuyết pháp. Bởi thế, ta dễ thấy,
Kinh Pháp Cú với Tâm Kinh Bát Nhã cũng đều liên hệ qua lại, qua lý duyên sinh,
cả hai kinh đều cho ta thấy có là không, không là có, không có, không không, ý
dẫn đầu, tam nghiệp tạo tác cũng như thế.
Qua bài giảng đại đức đã ghép văn nghệ
Quan họ, Thơ Cảnh Cảnh Sách mà không mất đi tính trang nghiêm, ngược lại càng
tăng thêm sinh khí mới, cách giảng mới mẻ, lợi ích, nhấn mạnh người học Phật cần
phải tinh tiến tu tập theo chính Pháp của Phật, có niềm tin hiểu biết “thâm
tín chư Phật giai sung mãn”, có nghĩa là tin sâu vào giáo Pháp Phật, tinh
tiến tu tập sẽ giác ngộ thì coi như đầy đủ mọi thứ. Bài giảng sống động, giúp
cho các Phật tử hiểu thêm về Kinh Pháp Cú với Tâm Kinh Bát Nhã, sự liên hệ qua
lại biện chứng lẫn nhau qua lý duyên sinh, vô ngã. Từ đó, mọi người thương yêu
lẫn nhau, sống tư duy chín chắn, hành động tạo tác, làm việc lành, lánh dữ, hỷ
xả sống thánh thiện hơn. Người tu có an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại, bây giờ và ở đây ( now and here).
Cuối cùng, giảng sư cùng hội chúng hồi
hướng thế giới thanh bình, chúng sinh an lạc.
Hơn 2 giờ đồng hồ, từ 8h sáng tới 10 giờ trưa, bài giảng
thành công viên mãn, Phật tử lĩnh hội, hoan hỷ một cách dễ dàng.
Sau đây là một số hình ảnh ghi lại sau buổi giảng:
Nam mô mười phương Phật chứng minh
Lời Pháp rót vào khai tâm trí sáng cho Phật tử
nhiếp tâm lĩnh hội Phật pháp đắc bình an
Khung cảnh lớp giáo lý nâng cao trang nghiêm chú ý nghe giảng
Phật tử thưởng thức quan họ bằng tâm pháp
Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh!
Nam mô A Di Đà Phật!