Phật Học Online

Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)

Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ


MỤC LỤC


[00]   Lời nói đầu

KỆ NHẬP MÔN

[01]  Quyển I.

PHẦN I - MẪU ÐỀ (MĀTIKĀ)

Chương I: MẪU ÐỀ TAM
Chương II: MẪU ÐỀ NHỊ
Chương III: NHỮNG BỘ KINH (SUTTAS)

PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC THUẬT NGỮ

Chương I: MẪU ÐỀ TAM VỀ THIỆN PHÁP

[02]  PHẦN III: PHÁP VỀ ‘MÔN’ (hoặc ‘CỔNG’)

Chương I: ‘MÔN’ CHÍNH LÀ THÂN NGHIỆP
Chương II: ‘MÔN’ THUỘC KHẨU NGHIỆP
Chương III: ‘MÔN’ THUỘC Ý NGHIỆP
Chương IV: NGHIỆP (KAMMA)
Chương V: BẤT THIỆN NGHIỆP ÐẠO
Chương VI: THIỆN NGHIỆP ÐẠO
Chương VII: KẾT LUẬN

[03] PHẦN IV: KINH NGHIỆM TÂM THIỆN TRONG DỤC GIỚI

Chương I: BẢN TÓM TẮT TRẠNG THÁI TÂM
Chương II: BÀI PHÁP VỀ PHẦN CHÚ GIẢI
Chương III: PHẦN KẾT LUẬN
Chương IV: PHẦN NÓI VỀ TRỐNG RỖNG
Chương V: LOẠI TÂM THỨ HAI
Chương VI: LOẠI TÂM THỨ BA
Chương VII: LOẠI TÂM THỨ TƯ
Chương VIII: CÁC LOẠI TÂM THỨ NĂM, THỨ SÁU, THỨ BẢY VÀ THỨ TÁM

[04]  PHẦN V: BÀI PHÁP TÂM THIỆN NƠI CÕI SẮC GIỚI

Chương I: HỆ THỐNG BỐN BẬC THIỀN
Chương II: ÐỆ NHỊ THIỀN .
Chương III: ÐỆ TAM THIỀN
Chương IV: ÐỆ TỨ THIỀN
Chương V:  ÐỆ  NGŨ THIỀN
Chương VI: BỐN ÐIỀU TIẾN HÀNH
Chương VII: BỐN ÐỐI TƯỢNG CỦA Ý
Chương VIII: MƯỜI SÁU ÐIỀU KẾT HỢP
Chương IX: ÐỀ MỤC HOÀN TỊNH (KASINA)
Chương X: NHỮNG ÐỀ MỤC KHÁC
Chương XI: BÀI PHÁP VỀ ÐỀ MỤC THẮNG XỨ
Chương XII: VỀ GIẢI THOÁT
Chương XIII: PHẠM TRÚ
Chương XIV: VỀ BẤT TỊNH

PHẦN VI: TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI

PHẦN VII: TÂM THIỆN NƠI BA CÕI KHÁC NHAU

[05]  PHẦN VIII: TÂM SIÊU THẾ (LOKUTTARA)

Chương I: SƠ ÐẠO
Chương II: NHỊ ÐẠO
Chương III: TAM ÐẠO VÀ TỨ ÐẠO

 PHẦN IX: PHÁP BẤT THIỆN

Chương I: PHÁP TÓM LƯỢC CÁC TRẠNG THÁI TÂM
Chương II: LOẠI TÂM BẤT THIỆN ÐẦU TIÊN
Chương III: LOẠI TÂM BẤT THIỆN THỨ NHÌ VÀ  CÁC LOẠI TÂM TIẾP THEO

[06] PHẦN X: TÂM VÔ KÝ

Chương I: NHỊ NGUYÊN NHẬN THỨC TRÍ TUỆ
Chương II: QUẢ THIỆN DỤC GIỚI
Chương III: TÂM QUẢ SẮC GIỚI VÀ VÔ SẮC GIỚI
Chương IV: QUẢ SIÊU THẾ
Chương V: QUẢ BẤT THIỆN
Chương VI: TÂM TỐ  Ý THỨC GIỚI
Chương VII: KẾT LUẬN

[07] Quyển II. NHỮNG ÐẶC TÍNH SẮC PHÁP (RŪPA)

PHẦN I:

Chương I: SẮC PHÁP LÀ VÔ KÝ
Chương II: SẮC TỨ ÐẠI HIỂN
Chương III: NHỮNG ÐẶC TÍNH CỦA SẮC Y SINH

[08] PHẦN II: CHƯƠNG TOÁT YẾU (NIKKHEPA)

Chương I: TAM ÐỀ
Chương II: NHỮNG NHỊ ÐỀ VÀ CÁC NHÓM KHÁC

[09] Quyển III. Chương Trích Yếu

 

 

LỜI NÓI ĐẦU


Tại Miến Ðiện, Atthasālinī[1] là một tác phẩm nổi tiếng nhất do ngài Buddhaghosa biên soạn. Các vị Tỳ-khưu đã học hỏi nghiên cứu rất sâu rộng và nhiều tác giả biên soạn các tác phẩm liên quan đến Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) thường xuyên trích dẫn. Cũng vậy đối với độc giả phương Tây, khi đọc qua bản dịch tiếng Anh tác phẩm này, hiện đã ra mắt độc giả, đôi chỗ cũng không tán thành cách đánh giá của ngài Buddhaghosa. Chính bản thân của tác phẩm cũng khiến cho nhiều người phải nghi ngờ với ngài, trong khi Tuệ giác về những học thuyết chính yếu của Ðức Phật và triết học Phật giáo là điều cần thiết đến nhường nào, nếu như ngài Buddhaghosa được đánh giá chính xác, và đối với ngài điều đó không thể thực hiện được trừ phi rõ ràng là ngài có cảm tình với tư tưởng Phật giáo. Trong tác phẩm hiện hành Buddhaghosa không nhắm mục tiêu quảng bá bất kỳ học thuyết đặc thù nào; ngài chỉ quan tâm đến việc giải thích ý nghĩa các từ xuất hiện trong cuốn Dhammasaganī. Thực hiện công việc này ngài Buddhaghosa thực sự đã gieo những viên ngọc quí thuộc hệ tư tưởng của ngài ở bất kỳ cơ hội thuận tiện nào và như vậy ngài đã nâng cao giá trị tác phẩm. Những định nghĩa các từ rất tẻ nhạt, (và đôi khi còn vô nghĩa) đối với một học giả Châu Âu lại vô cùng quan trọng đối với các sinh viên Phật học, họ phải hiểu được ý nghĩa các từ khái niệm trước khi có thể hiểu được chân lý tuyệt đối. Chính vì vậy chúng ta phải lướt qua định nghĩa các từ trong cuốn sách này, trước khi đi sâu vào hệ tư tưởng trong đó.

Các công trình nghiên cứu về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đã thực hiện bước đi như vậy kể từ khi Bà Rhys Davids lược dịch tác phẩm Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đầu tiên sang tiếng Anh, tức là cuốn Dhammasaganī vào năm 1900 - rất nhiều thuật ngữ tâm lý học được sử dụng trong bản dịch đó chính bà đã thay đổi đôi chút thông qua việc tham khảo với ngài S.Z Aung. Chính tôi cũng tận dụng được cách cải tiến này, và đã đưa các từ đó vào bản dịch Dhammasaganī như đã được các vị tiền bối phiên dịch tác phẩm Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) chấp thuận. Tôi đã ghi lại ở các chú giải cuối trang trong bản dịch này. Một số trường hợp chính tôi cũng đã đưa vào một vài ý nghĩa mới của tôi nữa.

Tôi chẳng phải thêm thắt điều gì vào những gì Bà Rhys David đã nói, trong cuốn Tâm lý Ðạo đức Phật giáo của bà. Về cuốn Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) gồm có thời điểm viết và tầm quan trọng của tác phẩm này. Nhưng tôi chỉ tận dụng cơ hội này để ghi lại sự việc đánh giá đúng đắn về Tuệ giác uyên bác đã khiến bà Rhys Davids cho dù không có bất kỳ trợ giúp nào từ phía tiếng Miến Ðiện, nhưng đã đúc kết được trong Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) những ghi chú cuối trang mang tính gợi ý của bà. Ðiều này chẳng phải là một thắng lợi nhỏ đối với Tuệ giác về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) mà dịch giả Anh ngữ dịch cuốn đầu tiên trong bộ Vi Diệu Pháp và các vị tiền bối đi tiên phong phương Tây về chủ đề này, sau một chuỗi thời gian nghiên cứu liên tục hai mươi năm nên biên tập lại và rà soát lại bản dịch hiện hành tập chú giải này.

Từ bản chất nội dung cuốn Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) là một cuốn sách rất khó dịch. Chính vì thế tôi đã phải cố gắng hết sức một cách phóng khoáng ngay cả đôi khi phải hy sinh cả lối hành văn chỉ nhằm làm rõ ý nghĩa mà thôi. Trong quá trình thực hiện bản dịch, tôi đã khám phá ra rất nhiều điểm sai và bỏ sót trong bản in đã được biên tập cho Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S) do giáo sư Edward Muller thực hiện, Chính vì thế dựa trên căn bản bản dịch của tôi về hai cuốn sách bằng tiếng Miến Ðiện, một do Sāsanajotika Pitaka Press, Rangoon xuất bản vào năm 1913, và cuốn kia xuất bản trong loạt bài báo trong tạp chí nổi tiếng Pyigiy-Mandaing Press Series do ngài Saya Pye, Aggamahapandita thực hiện. Tôi cũng đã rút tỉa được khá nhiều trợ giúp từ hai bản dịch tiếng Miến Ðiện này về cuốn Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) cụ thể là cuốn Old Nissaya do MS. Bernard Free Library, Rangoon) do ngài Ariyālakāra thực hiện vào nửa đầu thế kỷ 18, và cuốn New Nissaya mới (được in tại Kemmendine, Rangoon, vào năm 1905) do ngài Pyi Sadaw thực hiện vào nửa thế kỷ 19. Tôi cũng đã trích các tập chú giải Pāli hay và các tập chú giải phụ khác nữa mang tên tác phẩm Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) Sau đây:

- Phân đoạn (Tīkā) hay MulaTīkā do Ananda thực hiện tại Ceylon.

- Anutīka, một cuốn chú giải phụ về MulaTīkā, do ngài Hộ pháp Dhammapala thực hiện tại Ceylon.

- Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga) phân đoạn (Tīkā) (cũng được gọi là Paramatthamañjūsā phân đoạn (Tīkā) hay là Mahatika) do Hộ pháp Dhammapala thực hiện tại Ceylon.

- Saratthadipani, do Xá Lợi Phất (Sāriputta) thực hịên tại Ceylon.

- Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) Do tuần (yojana), do Sirimangala thực hiện tại Miến Ðiện vào thế kỷ 14.

- Abhidhana Phân đoạn (Tīkā) do một vị bộ trưởng Sirimahacaturangabala thực tại Miến Ðiện, thế kỷ thứ 4.

- Manidipa, một tập chú giải phụ về MulaTīkā do Ariyavamsa thực hiện tại Miến Ðiện vào thế kỷ 15.

- Vinayālakāra, do Tipiakālakāra thực hiện tại Miến điện vào thế kỷ 17.

- Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) Ganthi (pada) do Patamagyaw Aung Zan Hta Sayadaw thực hiện vào thế kỷ 18.

Chính bản MSS các tác phẩm này có thể được tra cứu tại thư viện Bernard Free, Rangoon. Sáu tập đầu tiên cũng đã được in tại Rangoon. Tôi không biết ba tập cuối đã được in chưa.

Những trích đoạn tôi đã thực hiện từ các tác phẩm này giúp rọi sáng một chút tác phẩm Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) cũng sẽ dùng để chứng tỏ tầm quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp các vị học giả phiên dịch một đoạn sách từ tiếng Pāli vào thời xa xưa. Ðó là giá trị lịch sử phát triển của bất kỳ điểm tín lý nào, kẻo chúng ta không để mất đi các đoạn trích khác chỉ mang tính tự điển học đã được chỉ định tỷ như trường hợp của bà Rhys Davids, thành một chú giải đem lại lợi ích lớn cho các sinh viên nghiên cứu tiếng Pāli.[2]

Tôi cũng phải chân thành cảm ơn Ông Shwe Zan Aung, B.A. người đã hết sức ưu ái đọc qua bản dịch nháp ngay khi tôi vừa kết thúc bản dịch bài “pháp” về ‘Môn’ (tr. 140). Và tôi cũng xin được gửi lời cám ơn rất nhiều đến bà Rhys Davids, người đầu tiên đã động viên tôi thực hiện công việc khó khăn này. Với một sự nhã nhặn hiếm thấy đã chỉ vẽ cho tôi thấy hàng loạt những từ cần thiết, kèm theo nhiều điều khuyên và lời nhắc, lời bình và nhiều đề nghị khác nữa.

Cuối cùng, tôi cũng phải cảm ơn một người bạn rất thân yêu của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc dịch các bài kệ tiếng Pāli.

Ðại học Rangoon, MAUNG TIN
Tháng 4, năm 1920

 

(buddhanet.net)


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage