Tin từ Colombo, Tích Lan:
Karma Lekshe Tsomo hiện đang là phụ tá giáo sư trường đại học San Diego, phân khoa nghiên cứu tôn giáo và phân tích tín ngưỡng, bằng một giọng nhẹ nhàng và từ tốn, kể lại “mối đam mê” làm việc của bà, trong việc thành lập tổ chức cộng đồng tiếng nói của các nữ phật tử thế giới, hầu đem lại lợi lạc và hiểu biết cho phái nữ nói riêng, và nhân loại nói chung.
Nữ tu sĩ Lekshe đã từng là nhà hoạt động dân chủ vận động tích cực cho một thế giới hoà bình bất bạo động, nhưng thật ra mục đích chính của cô là tập trung càng nhiều nữ tu sĩ phật giáo.
Bốn thành phần chính trong xã hội và hệ thống phật giáo là chư tăng, chư ni, ưu bà tắc và ưu bà di.
Trong các nước mà phật giáo nguyên thủy là quốc giáo, thì xã hội phật giáo hoàn toàn không đầy đủ như 1 cái bàn 3 chân, vì đa số không có, hoặc rất ít bóng dáng nữ tu sĩ.
Hồi tưởng lại cuộc hành hành trình gian nan và khó khăn, để cuối cùng trở thành 1 nữ tu sĩ phật giáo Nam Tông vào năm 1987, nữ tu sĩ Lekshe kiêm giáo sư đại học San Diego, kể lại hội nghị quốc tế của các nữ tu sĩ, được tổ chức lần đầu tiên bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma , có khoãng 1,500 tỳ kheo ni, tại Buddhagaya.
Các tỳ kheo ni đến dự không những từ các nước Á Châu vốn chiếm đại đa số, mà còn các tỳ kheo ni đến từ Hoa Kỳ, Đức Quốc và nhiều nước phương Tây khác.
Phái đòan tỳ kheo ni đông nhất là 16 người từ Tích Lan, dẫn đầu bởi bộ trưởng liên hệ Phật Giáo, Hội Nghi quốc tế của các tỳ kheo ni kéo dài 1 tuần, bao gồm thiền định, trao đổi phật pháp, và thảo luận sâu sắc về “Phụ nữ trong Phật Giáo”, bao gồm những chuyên đề về tình trạng sa sút của các tỳ kheo ni Nam Tông.
Hội nghi tỳ kheo ni phật giáo lần thứ nhất, năm 1987, là một phát triển mạnh mẽ của giới nữ trong đạo phật, các tỳ kheo ni cùng ôn lại và hiệu đính các giới luật cần thiết sau hơn 1,000 năm.
Tuy nhiên vấn đề cấp bách và quan trọng cho các tỳ kheo ni là trình độ giáo dục, bởi vì có rất nhiều nữ tu sĩ Phật Giáo suốt đời hy sinh cho đạo phật, mà không hề được xã hội và hệ thống phật giáo nguyên thủy quan tâm, ngay cả nhiều người không hề biết đọc kinh. Chính vì thế, nâng cao trình độ học vấn cho các nữ tu sĩ là điều cần thiết, cho tương lai lãnh đạo, trụ trì, giảng dạy phật pháp trong xã hội.
Các tỳ kheo ni tại đại hội phật giáo lần thứ nhất nhấn mạnh rằng, họ không hề có ý tưởng cạnh tranh với chư tăng, hoặc đòi hỏi có những ân huệ, hay quyền lợi đặc biệt, mà họ chỉ muốn có cơ hội để nâng cao trình độ học vấn và phật pháp, cũng như trong việc thọ giới.
Ngay cả bản thân cô Lekshe, việc thọ giới trở thành tỳ kheo là cả 1 hành trình gian nan, chướng ngại. Một cách trùng hợp, tên của cô Lekshe còn có nghĩa là thiền, và nhiều lần bạn bè cô đã chọc ghẹo cho rằng cô vốn có liên hệ mật thiết với thiền định Phật Giáo. Tuy nhiên, cô càng ngày càng tỏ ra yêu thích tôn giáo này, và càng tìm hiểu sâu vào đạo phật, Cô Lekshe lại càng ước nguyện trở thành một tu sĩ Phật Giáo.
Xuất thân từ một gia đình Tin lành chính thống, cha mẹ cô đã sững sốt khi nghe con gái mình muốn trở thành một nữ tu sĩ phật giáo. Lớn lên tại tiểu bang California Hoa Kỳ, cô đến Nhật Bản 2 năm, và sau đó sang Ấn Độ, cùng vài nước khác, nhưng không nước nào , chùa chiền nào chấp nhận thọ giới cho cô trở thành một nữ tu sĩ Phật Giáo Nguyên Thủy.
Vào năm 1977, lúc đã 32 tuổi cô đã được thọ giới và trở thành tỳ kheo tại Tây Tạng.
Nữ tu sĩ Lekshe tin tưởng rằng chư tăng phật giáo nguyên thủy cho rằng, nếu cho các tỳ kheo ni một trú xứ riêng biệt, thì chư tăng sẽ mất bớt phần cúng dường, tuy nhiên diều này hoàn toàn trái với giáo pháp Đức Phật, vì rằng cả hai tỳ kheo và tỳ kheo ni đều có cùng khả năng giác ngộ như nhau. Dù rằng có nhiều người cho rằng sinh ra mang thân là người phụ nữ, thì nghiệp nặng và xấu hơn, hoặc sẽ luân hồi nhiều hơn.
Hội nghị Tỳ Kheo Ni lần tới sẽ được tổ chức tại Singapore, lần đại hội thứ nhất 1987 đã thành lập được Hội Phật Học Sanghamitta và tổ chức Jamyang, nhằm thay đổi thành kiến tập quán của chư tăng và phật tử về khả năng của tỳ kheo ni , đồng thời phát triễn và xây dựng các công việc phật sự cho giới nữ tu sĩ.
Việc thọ giới cho một nữ nhân, cũng là một vấn đề nan giãi và tranh luận sôi nổi tại các nước thuộc Phật Giáo Cổ truyền. Tuy nhiên ở các nước thuộc hệ thống Phật Giáo Phát Triển thì hệ thống và xã hội tỳ kheo ni phát triễn khá mạnh và vững chắc. Theo tỳ kheo ni Lekshe thì dù Phát triễn hay Nguyên Thủy, thì trong phật pháp không hề có sự giới hạn trong việc thọ giới, vì đó chỉ là 2 danh từ chế định “Mahayana “ và “Theravada”, nhưng đều cùng 1 mục đích là đi theo con đường giải thoát của Đức Phật.
Kể từ Đại Hội Tỳ Kheo Ni lần thứ nhất 1987, Tích Lan đã tạo nhiều cơ hội để các nữ tu sĩ có nhiều cơ hội để học hỏi, giảng dạy, trụ trì, và có nhiều trường của chính phủ chuyên đào tạo và giúp đỡ tỳ kheo ni.
Tỳ kheo ni Lekshe ước lượng rằng có khoãng 60,000 nữ tu sĩ phật giáo trên toàn thế giới đang tham gia và hoạt động tích cực trong trường học, nhà trẻ, trại mồ côi, viện dưỡng lão, cũng như các khu nhà giúp đỡ các phụ nữ không nhà, đây là một dấu hiệu đáng kể trong xã hội Phật Giáo nguyên thủy.
Tỳ kheo ni, đặc biệt tại Châu Á, nơi mà 99% phật tử là nữ giới sinh sống, có thể làm nhiều việc mà các vị tỳ kheo không thể làm được, chẳng hạn cố vấn khuyên bảo về các vấn đề phụ nữ.
Nếu một nữ phật tữ có vấn đề khó nói trong xã hội, hoặc gia đình, cô ta không thể hỏi ý 1 vị tăng, bằng tất cả tấm lòng, nhưng dĩ nhiên cô ta co thể làm điều đó với một tỳ kheo ni.
Dương Tiêu dịch.
The journey of a brave bhikkuni
by Kumudini Hettiarachchi and Dhananjani Silva, Sunday Times,
May 23, 2010
At the age of 19, Karma Lekshe Tsomo set out from
America to pursue her dream of becoming a Buddhist nun. This is her
story.
Colombo, Sri Lanka -- Gentle and soft-spoken Karma
Lekshe Tsomo is a Professor by day but the “passion” of her life
has been working towards linking Buddhist women around the world
for mutual benefit and inspiration.
<< Karma Lekshe Tsomo: Working towards linking
Buddhist women around the world. Pic by Athula Devapriya.
Bhikkhuni Lekshe has been making many a trip outside her
homeland, America, as an “activist” not using the weapon of violence
and harsh verbal barrages but her own humble manner to point out
the “great need” for more bhikkhunis.
“Where are the Mother Theresas of the Buddhist world?” asks this
Associate Professor who is attached to the Department of Theology
and Religious Studies, University of San Diego, who was in Sri Lanka
recently to address a series of meetings, pointing out that the
first Bhikkhuni who chose to follow in the footsteps of the Buddha
was none other than His own step-mother Maha Pajapati.
Explaining that the Buddha spoke about the four portals on which
Buddhist society stands, she says they are the bhikkhus, the
bhikkhunis, the upasakas and the upasikas.
“As such Sri Lanka, like all Theravada Buddhist countries, was an
incomplete Buddhist society like a table with three legs which can
easily tilt over, until recently because it had no bhikkhunis,” says
Bhikkhuni Lekshe stressing that societies sans bhikkhunis are in
jeopardy.
Recalling the long and arduous struggle that finally saw the
issue of bhikkhuni ordination coming to the fore, she goes back to
1987 when the first International Conference on Buddhist Women
inaugurated by the Dalai Lama himself amidst a massive gathering of
1,500, was held in Buddhagaya.
Those who attended it were not limited to Asia where Buddhism is
predominant but also came from the US, Germany and other western
countries.
The largest contingent of 16 was from Sri Lanka led by the
Minister of Buddhist Affairs, it is learnt, with the week-long
conference, drawing nearly 200 daily, being spent in meditation,
getting to know each other and discussing in-depth issues faced by
Buddhist women including the situation of Buddhist nuns.
At that time, the handful of bhikkhunis was not only illiterate
but also homeless and hungry, says Bhikkhuni Lekshe. “They needed
some help.”
The conference was “groundbreaking”, according to her as it was
not only the first time in history that such a large number of
Buddhists had got together, it was also the first time that a
‘Bhikkhuni Pattimoka’ was read.
This reading of the rules that bhikkhunis should observe in
monastic life was done after more than a thousand years, she says,
adding that the rules were read in English.
And the rules, in addition to such tenets as not to kill, not to
steal, not to lie, not to have sexual relations, also focused on
what should guide daily life in a monastery such as showing respect
to others and good manners.
However, the most crucial issue that emerged from the conference
was the need for education for Buddhist nuns. Many of the women who
had devoted their lives to Buddhism in many countries couldn’t even
read the suttras. Education was needed to propel them to take a
leadership role, she says.
The conference, at the same time,
perturbed Tibetan monks and Bhikkhuni Lekshe had to keep telling
them that they were not competing with monks or seeking prestige but
were only looking for opportunities for education and ordination.
For her too ordination had been a problem. The yearning to become
a Buddhist nun had come when she was just 19. Ironically her name
being Zenn, many had been the times her friends teased her linking
Zenn with Zen Buddhism. She loved Buddhism and the more she studied
it the more fervent became her wish to become a Buddhist nun.
Coming from a strict Baptist family, her parents were in shock
when she told them of her yearning. She too faced a dilemma because
she just could not find a monastery to get ordained. Raised in
California, she went to Japan, spent two years there and then
journeyed to India and a few other countries but “still couldn’t
find a place to get ordained”. It was only in 1977 at the age of 32
that she finally found fulfilment and became a nun in Tibet.
She believes that monks are afraid of giving bhikkhunis their due
place fearing that they would get fewer donations. “But this has
been proved wrong, for where there are both bhikkhus and bhikkhunis
the dharma is flourishing,” she says, dispelling the myth that being
born a woman is bad karma or lower rebirth.
The good effects of the first gathering spread......they met
regularly thereafter in Thailand in 1991 and Sri Lanka in 1993,
improving education opportunities for Buddhist women. The last one
had been in Vietnam and the next is to be in Singapore.
That first conference also saw the formation of ‘Sakhyadita’ or
‘Daughters of the Buddha’, the International Association of Buddhist
Women, the Sanghamitta Institute, a centre for women’s awakening
and the Jamyang Foundation to change perceptions of women’s
potential, all under the guidance and leadership of Bhikkhuni
Lekshe.
Sakhyadita, an alliance of women and men seeks to unite Buddhist
women of diverse countries and traditions, promote their welfare and
facilitate their work for the benefit of humanity.
Ordination of women, however, was another matter as it was
controversial. One argument was that it was impossible to establish a
bhikkhuni sangha in Sri Lanka as there were no bhikkhunis, with
many unaware that there were bhikkhunis around the world. Another
argument was that those in other countries were Mahayana bhikkhunis
and Theravada had no such tradition, she says, explaining that
vinaya or monastic discipline is not limited to either Mahayana or
Theravada. It may be called different names in different countries
but it means the same thing and that is vinaya.
Referring to the belief that the bhikkhuni sangha died out after a
few hundred years following its establishment, Bhikkhuni Lekshe
says emphatically, “It is not true.” They remained in India up to
the 11th century and there are stone inscriptions both in Sri Lanka
and India as proof of this, says this academic and author of several
widely circulated books.
Since Buddhagaya, Sri Lanka has come a long way, with the women
participants getting active back home and requesting the government
for educational opportunities. “With the support of the government,
capacity building and empowerment programmes have increased to equip
them to work for society,” she says, adding that training centres
have been set up for them including one by her own organization,
Sakyaditha, in Moratuwa.
Bhikkhuni Lekshe says about 60,000 bhikkhunis around the world
are engaged in “wonderful work” such as running schools,
kindergartens, orphanages, women’s shelters, old folks’ homes and
also publishing Buddhist work. As they don’t have families they are
“free agents” and have time to work for society.
Buddhist nuns, especially in Asia where 99% of the Buddhist women
live, can do many things monks cannot, she says, citing the example
of counselling women. If a Buddhist woman has a problem, she cannot
open her heart to a monk but can certainly do so to a nun, she
adds.
Nguồn:
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,9185,0,0,1,0