Thiền từ đâu?
Thiền trong từ ngữ Hán-Việt hay Zen
trong tiếng Nhật đều bắt nguồn từ ngữ nguyên Dhyāna (thiền định), một
danh từ phái sinh từ căn động từ √dhyā trong tiếng Phạn, có nghĩa là sự
tập trung tư duy, lắng đọng, chiêm nghiệm, tỉnh giác… (theo
Sankrit-Enghlish dictionary, Monier Williams).
Thiền từ đâu?
Thiền trong từ ngữ Hán-Việt hay Zen
trong tiếng Nhật đều bắt nguồn từ ngữ nguyên Dhyāna (thiền định), một
danh từ phái sinh từ căn động từ √dhyā trong tiếng Phạn, có nghĩa là sự
tập trung tư duy, lắng đọng, chiêm nghiệm, tỉnh giác… (theo
Sankrit-Enghlish dictionary, Monier Williams).
Tuy có nguồn gốc lâu đời với những luận
điểm nằm rải rác trong bộ kinh Áo Nghĩa Thư của đạo Bà-la-môn, nhưng
Thiền thật sự phát triển thành hệ thống và được nhiều người biết đến
chính là Thiền trong Phật giáo, vì đây là một pháp môn tu mà cả hai
truyền thống tiểu thừa và đại thừa đều thực hành.
Thiền định của Phật giáo là pháp môn giúp người thực tập có thể đạt sự giác ngộ, giải thoát và tận diệt phiền não, vô minh.
Tinh túy Thiền
Ngày nay, ở mọi ngóc ngách của xã hội, từ các góc phố, xóm chợ, bến xe,
công sở, cho đến thôn quê, trường làng... cũng đều có các sản phẩm
công nghệ thời thượng như Iphone, Galaxy, MacBook,Table, v.v... xuất
hiện rất nhiều.
Cũng vậy, chỉ cần một động tác rất đơn giản là gõ một chữ Thiền vào
trang tìm kiếm Google thì ngay lập tức hiện ra trước mắt cả một “rừng
Thiền”. Chữ Thiền xuất hiện ở mọi lĩnh vực nên người viết xin gọi nôm
na là “kỹ nghệ thiền” hay “thiền thời thượng” trong bài này.
Điều đặc biệt là dù bạn có theo đạo Phật hay không, hoặc theo hay không
theo một truyền thống tôn giáo nào khác thì cũng có thể có được trạng
thái bình an, khỏe khoắn trong tâm hồn, trí tuệ sáng suốt đến từ việc
nghiêm túc thực hành Thiền. Kết quả đó công bằng hiển nhiên với bất cứ
ai.
“Tinh túy Thiền” phải hiểu là một pháp môn tu tập hướng đến một một mục đích duy nhất là mùi vị của giải thoát và giác ngộ.
Việc ứng dụng Thiền trong xã hội hiện tại mang đến những thành công rực
rỡ, giúp cho xã hội phát triển trong nhiều lĩnh vực có thể xem là một
hiện tượng xã hội khá phổ biến khắp Á, Âu, Mỹ. Từ kinh đô điện ảnh
Hollywood với các diễn viên Orlando Bloom, Richard Gere đến vị phù thủy
công nghệ Steven Jobs và các doanh gia.
Người đạt được thành công rực rỡ một phần nhờ nghiêm túc thực hành
Thiền đó chính là huyền thoại Steve Jobs, cố chủ tịch của Apple, là một
doanh nhân thành công và được ngưỡng mộ bậc nhất thế giới hiện tại.
Jobs bắt đầu tìm hiểu Thiền từ rất sớm. Tư tưởng của Thiền đã ảnh hưởng đến triết lý sống và tư duy trong công việc của ông.
Jobs học và hành thiền một cách nghiêm túc, “làm thế nào mà sự trống
rỗng hình thành nên vật thể có ý nghĩa”, và chính tánh không trong Phật
giáo và Thiền học từ Suzuki đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời Jobs,
“Hãy lấy chiếc nhẫn làm ví dụ, điều gì khiến cho vật này có ý nghĩa”.
Câu trả lời là chính khoảng không gian trống rỗng mà vòng kim loại chứa
đựng chứ không phải bản thân vòng kim loại đó. Đây cũng là bí mật
trong triết lý thiết kế sản phẩm của Jobs. Nhờ đó, sản phẩm của Apple
đã đạt đến trình độ thượng thừa với sự tiện giản đến mức gần như trống
rỗng.
"Kỹ nghệ thiền"
Một khi Thiền được phổ biến trở thành
một hiện tượng xã hội thì ranh giới giữa “tinh túy Thiền” và “kỹ nghệ
thiền” rất mong manh.
Tất cả những việc như ngồi tập Yoga dưỡng sinh, tập hít thở không khí
với mục đích tăng cường sinh lực để hưởng thụ, thỏa mãn những dục
vọng... thì đó chính là “kỹ nghệ thiền” hay sự dung tục hóa thuật ngữ
Thiền, mà chẳng liên quan gì đến Thiền của Phật giáo.
Mới đây, trang tin điện tử Vietnamnet có bài Tập thiền dễ “lên đỉnh” của Trọng Cầm là dẫn dụ cho vấn đề này.
Thật là một sự mỉa mai và bôi nhọ quá
mức khi bài báo dẫn Dailymail với nội dung rằng: “Có vẻ như sự thanh
thản mỗi ngày không chỉ là lợi ích duy nhất mà ngồi thiền mang đến cho
người tập.Trên thực tế, nó còn cải thiện đời sống tình dục của chính
bạn”.
Bài báo còn dẫn một kết luận quá khôi hài của một nghiên cứu nào đó
rằng, “tập thiền 3 hoặc 4 lần mỗi ngày trong vòng 10-15 phút có thể
giúp bạn dễn dàng thõa mãn trong chuyện đó”.
Trong đời sống, con người có quá nhiều căng thẳng, nhiều tham dục và
ích kỷ dẫn đến nhu cầu cân bằng ngày càng tăng… Vì vậy, thực hành thiền
trở thành “sản phẩm” được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu “thị trường”
này.
Từ chỗ Thiền như một con đường giáo dục hướng thượng chuyển người xấu
thành tốt, thương yêu giúp đỡ, giúp cho cuộc sống an lành với tâm trí
sáng suốt, xa lìa dục vọng có được đời sống thanh cao thì bị gán nhãn
cho “sản phẩm” giúp tăng cường sinh lực tham dục, vị kỷ... Hết sức mỉa
mai và khôi hài!
Phải chăng giáo lý vi diệu của đức Phật bị những người kém cỏi làm cho hoen ố và sai lạc?
Ngày nay đạo Phật đã truyền khắp nơi trên thế giới không thể nào tránh
khỏi hiện tượng tam sao thất bổn, chắp vá, thêm bớt trong việc diễn
giải giáo lý của Phật cũng làm làm mất đi tinh túy Phật giáo là điều
đáng báo động.
Theo: Pháp luân