Đức Phât dạy
trong kinh có 4 điều không nên xem thường: Một
đốm lửa nhỏ, một con rắn nhỏ, một Tu sĩ trẻ và một Thái tử ”. Những điều
đó cho chúng ta thấy Đức Phật rất coi trọng trẻ thơ hay nói cách khác
một thế hệ trẻ vì chính những con người này là sức mạnh cho một ước vọng
tương lai cuả tôn giáo nói riêng hay của cộng đồng xã hội nói chung.
Một đốm lửa nhỏ có thể bùng cháy hủy hoại mọi
công trình của nhân loại, một con rắn nhỏ sẽ sinh sôi nảy nở nhiều con rắn độc khác cắn chết
người , một vị Tu sĩ trẻ sẽ trở nên bậc tôn túc lãnh đạo, là lực lượng
kế thưà cho sự phát triển Phật giáo và một vị Thái tử sẽ nối nghiệp vua
cha trị vị đất nước. Tất cả bốn điều trên chúng ta thấy Đức Phật có tầm nhìn cho chiến lược vi diệu tuyệt vời , những
điều dù nhỏ trước mắt ta phải biết kính nể không
nên xem thường. Từ quan điểm của Đức Phật cho chúng ta biết sự quan tâm
của Ngài về mầm non tương lai cuả nhân loại
Đối với nhi đồng, Đạo
Phật quan niệm phải giáo dục cho các em: Ở nhà, nên kính trọng các bậc
tôn trưởng, hiếu thuận với cha mẹ, mến yêu, nhường nhịn anh chị em. Ở
trường, nên tôn trọng Thầy cô giáo, thương mến bạn đồng học và nghe theo
sự dạy vổ hướng dẫn của Thầy Cô và nhà trường. Đối với hàng xóm láng
giềng nên vui hòa, thân thiện, biết kính trên nhường dưới . Bất cứ ai,
nếu rủi gặp phải điều không may, chúng ta nên thương xót, giứp đỡ
Giáo dục là
phương tiện tốt nhất trong nền giáo lý đạo Phật nhằm hướng tới tương
lai, đào tạo, chuyển hoá là điều Phật giáo thường quan tâm đến mọi
người, cho nên các vị tiền bối tổ sư thường dùng một số cụm từ như : “
tre tàn măng mọc” hoặc “ tục diệm truyền đăng, tiếp dẫn hậu lai báo Phật
ân đức” ( đốt sáng ngọn đèn không cho tắt,tiếp dẫn người sau đó là báo
ân đức của chư Phật). Tuy ngôn ngữ mỗi thời đại chuyển tải bằng những
khái niệm khác nhau nhưng tất cả nhắm vào trọng tâm vì những thế hệ trẻ
mầm non cuả tương lai. Chính vì thế mà Đức Phật khuyên không nên xem
thường và cần phải lo chăm sóc hơn nửa tuổi thơ. Không một quốc gia nào
trên thế giới mà không đặt trọng tâm và chăm sóc thiếu nhi.
Nếu
trẻ em được giáo dục tốt, có môi trường trong sạch thì chính các em
giúp cho xã hội trong tương lai hạnh phúc hơn
Đức
Phật cũng đề cập đến thói hư tật xấu của thiếu nhi cần phải trách ác
,làm lành bằng các câu chuyện đầy ý nghĩa mà
chúng tôi nghĩ rằng nó hoàn toàn phù hợp với độ tuổi và tâm lý các
em.Qua đó Ngài khuyên tất cả các em ở đời, tính tình nóng nảy quả thật
là một cái tật xấu hết sức tai hại mà chúng ta cầm phải bỏ.
Những pháp thoại được Đức Phật cho chúng ta thấy những
người đang đi theo con đường cuả Phật, trong thời đại cổ xưa việc quan
tâm đến thiếu nhi không được quốc tế hay quốc gia làm thành một chinh
sách hay luật như ngày nay, nhưng Đức Phật đã quan tâm,bằng nhiều phương
cách khác nhau giáo dục, chăm sóc trẻ em với tâm từ của một con người
Trong chiều
hướng phát triển xã hội trên toàn thế giới ngày nay khi đề cập đến thiếu
nhi mọi người luôn luôn nói :“ Tuổi thơ hôm naythế giới ngày mai ”.
Phật giáo thì sao, có đề cập và quan niệm thế nào về thiếu nhi?. Lịch sử
Phật giáo Việt nam cũng đã có những bậc tiền bối rất quan tâm đến nền giáo dục thiếu nhi gắn với hoạt động Phật giáo ,như HT Tố Liên ,TRí Hải ,Thiều Chửu HT
Thích Minh Châu , Bác sĩ Lê Đình Thám , cư sĩ Võ
Đình Cường , cư sĩ Tống Hồ Cầm vv.v
Thời đại chúng
ta ngày nay trong nền kinh tế đang phát triển ,những người làm cha mẹ
luôn lo lắng quan tâm đến sự giáo dục giới tính cho trẻ bằng rất nhiều
biện pháp khác nhau . Trong lúc này Giáo hội cũng
cần phải quan tâm đến việc chăm soc giáo dục trẻ em hơn nữa bằng các
giải pháp tạo cho trẻ niềm tin yêu cuộc sống ,biết sợ nhân quả ,nghiệp
báo ,vậy dòi hỏi các bậc chư tôn Đức giáo phẩm ,Ban hướng dẫn Phật tử
tạo điều kiện mở lớp sinh hoạt cho thiếu nhi nhỏ tuổi sinh hoạt vào ngày
nghỉ hàng tuần hướng dẫn trò chơi ,múa hát ca khúc Phật giáo
Đăc
biệt Phật giáo phía băc qua các thời kỳ chiến tranh ,việc tổ chức sinh
hoạt thanh thiếu nhi đã bị lãng quên ,có ngưòi rất sợ cho con cái họ vào
chùa lo lắng chúng phá phách , quấy rầy phải tội , lớn hơn chút lại sợ
chúng theo Thầy chùa đi tu ,họ cho rằng chùa chỉ
dành cho các cụ già mà thôi, đó là quan niệm hết sức sai lầm
Theo ý tưởng
của riêng tôi mong muốn ,những vị Thanh niên Phật
tử có con nhỏ nên cho con mình tới chùa ,trước mắt tạo cho chúng thói
quen tới chùa tìm một không khí an vui , nơi gặp gỡ các
bạn hiền , được nghe
chuyện cổ tích
Sau khi tổ chức
ra một nhóm trẻ, chúng ta cung thỉnh mời Quý thầy kể truyện cho nghe
những mẩu truyện ngắn Phật giáo ,chắc chắn các em nhỏ sẽ rất thích đến
với Phật giáo và ngôi Chùa sẽ trở thành môi trường giáo dục đạo đức tốt
nhất cho trẻ thơ .Tôi hy vọng một ngày gần đây sẽ
có một tổ chức sinh hoạt cho thiếu nhi Phật tử
trong Phật giáo, được các quý thầy quan tâm giúp
đỡ .
cầu mong chư
Phật luôn gia hộ cho Phật sự trong tương lai được thành tựu viên mãn
Theo: Thiên tâm