Tuy vậy, trên thực tế
vẫn có những câu thơ, những áng văn bất hủ để ca ngợi hình ảnh thiêng liêng và
giá trị tình thương vô bờ bến của Mẹ, cũng chính là để nhắc nhở những ai có
hạnh phúc đang còn Mẹ, rằng hãy đừng quên, và đừng làm Mẹ buồn khổ.
Trong nhân gian, ai mà
lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hạ tiện tất thảy đều do
Mẹ sinh ra và nuôi lớn. Mẹ của người làm vua và Mẹ của kẻ cùng đinh hà tiện đều
thương con như nhau, dù khổ đau lam lũ hay hạnh phúc cao sang thì giá trị tình
thương của Mẹ vẫn luôn không thay đổi. Thế nhưng những người con thương Mẹ thì
lại khác.
Cho nên hàng năm, cứ đến
mùa Vu lan, hầu hết người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng đều tổ chức lễ
“Bông Hồng cài áo”, để tưởng nhớ công ơn của Mẹ, dù còn hiện tiền hay không còn
lưu dấu.
“Nếu anh còn mẹ, anh sẽ
được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu
anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa
trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù Người đã khuất. Người được
hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng
mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa”. (Tản văn “Bông hồng
cài áo” của Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh)
Tôi cũng được cài bông
hồng, nhưng lại “phải” cài bông hồng màu Trắng, rất quý nhưng rất buồn. Nhìn
mọi người cài hoa cho nhau trong những ngày lễ Cài bông hồng lúc trước tôi như
chìm hẳn vào dòng suy tư miên man, và bỗng suy nghĩ về xuất xứ của ngày lễ này (lễ
“Bông hồng cài áo”).
Lễ cài bông hồng lên áo
đã như là một lễ hội đối với người Việt nói chung và giới Tăng Ni Phật tử nói
riêng, cho dù bạn có là Phật tử hay chưa phải là Phật tử bạn cũng được tham dự
và được cài bông hồng, đó là giá trị tinh thần và giá trị văn hoá, giáo dục
cao. Đã là lễ hội vậy nó có từ lúc nào? Tại sao lại là bông hồng mà không là
loại bông hoa nào khác? Và lễ hội này là của người Việt Nam hay còn dân tộc nào
khác?
Vào những năm cuả thập
niên 1960, cài bông hồng trong một dịp kết thúc khoá tu do Hoà thượng Thích
Nhất Hạnh tổ chức, theo Ngài là có một ý nghĩa đền đáp “Tứ ân” và để nhắc nhở
với đại chúng trong lúc tham dự, về sự biết ơn, báo ơn nhằm hoá giải những oán
kết giữa con người với vạn loại trong cuộc sống vốn có nhiều mối ràng buộc
chằng chịt với nhau, đó cũng chính là tông chỉ của tình thương và hoà hợp.
Sau đó nghi thức “Bông
hồng cài áo” được giới thiệu với người Việt từ một cuốn sách cùng tên của Hoà
thượng Thích Nhất Hạnh, được viết vào tháng 8 năm 1962, cùng thời điểm đó nhạc
sĩ Phạm Thế Mỹ đã sáng tác nhạc phẩm “Bông hồng cài áo” - đến nay bài hát đó
được coi như là “bài hát vàng” (xin đừng hiểu lầm là “nhạc vàng). Từ đó
nghi thức cài bông hồng trong ngày Vu lan được phổ thông hoá và trở thành ngày
lễ, đến nay là trên bốn mươi lăm năm.
Tại Mỹ, Ngày của Mẹ được
tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5. Đây là dịp mà những người mẹ nhận
được nhiều thiệp, quà và hoa. Ngày của mẹ đầu tiên được tổ chức tại
Philadelphia, năm 1907, dựa vào ý kiến của Julia Ward Howe năm 1892 và của Anna
Jarvis năm 1907. Mặc dù trước đó chưa hề có Ngày của Mẹ nhưng vẫn có những sự
kiện đặc biệt dành cho mẹ ở Hy Lạp trước đó để tỏ lòng thành đối với Người mẹ
của các vị thần, Rhea, vợ của Cronut
Sau đó, tại Anh, vào
những năm của thập niên 1600 vẫn có những ngày gọi là Ngày chủ nhật của Mẹ,
được tổ chức trong dịp lễ Phục Sinh, vào ngày chủ nhật thứ tư. Vào ngày này,
những nô lệ được trở về nhà thăm mẹ. Việc tặng mẹ những chiếc bánh đặc biệt
cùng với việc tổ chức lễ hội cũng dần trở thành truyền thống.
Các nước trên thế giới
cũng tổ chức Ngày của Mẹ vào những thời gian khác nhau trong năm. Tại Đan Mạch,
Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kì, Úc và Bỉ, ngày của mẹ cũng được tổ chức vào ngày chủ
nhật thứ 2 của tháng năm, sau dịp Lễ Tạ Ơn.
Nhật cũng lấy ngày Chủ
nhật thứ 2 trong tháng 5 là ngày của Mẹ (Mother's Day). Trong ngày này, con cái
thường tặng mẹ hoa cẩm chướng đỏ (carnation) và những món quà nho nhỏ để bày tỏ
lòng kính yêu mẹ.
Phong tục này khởi đầu
từ thành phố Grafton, West Virginia (Hoa Kỳ) vào ngày 09 tháng 05 năm 1907 và
người đầu tiên lấy hoa cẩm chường đỏ và trắng để vinh danh các bà mẹ là cô Anna
Jarvis. Cô là người bỏ cả đời ra để vận động cho một ngày lễ mẹ trên toàn quốc
Hoa Kỳ để vinh danh các bà mẹ, trong đó có thân mẫu của cô đã tận tụy nuôi 11
người con. Hôm đó là ngày chủ nhật mồng 9 tháng 5, Anna đã tổ chức một ngày
Mother's Day trong nhà thờ nhỏ tại Grafton. Khi đó, Mother's day chưa được chấp
thuận là National Holiday.
Anna Jarvis từ Grafton,
West Virginia bắt đầu cuộc vận động để tổ chức Ngày lễ Quốc tế dành cho Mẹ.
Anna Jarvis thuyết phục mẹ của bà ở nhà thờ tại Grafton để tổ chức Ngày của Mẹ
ngay dịp giỗ của bà ngoại của bà. Thế là một loạt các nghi thức được tổ chức
vào ngày 10 tháng 5 năm 1908 tại Philadelphia vào năm sau đó. Cùng với một số
người khác, Anna Jarvis cũng bắt đầu viết những lá thư vận động gửi đến các nhà
cầm quyền, thương nhân, chính trị gia để trình bày về việc tổ chức Ngày của Mẹ
và họ đã thành công. Woodrow Wilson đã làm bảng thông cáo về việc chính thức tổ
chức Ngày của Mẹ vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5 từ năm 1914.
Các nước phương Tây có
khởi nguồn phong tục ngày của Mẹ (Mother’s day) vào sau dịp Lễ Tạ ơn, vì hầu
hết họ theo Thiên Chúa giáo, và dùng hoa cẩm chướng đỏ và trắng là theo truyền
thuyết Ki tô giáo, hoa cẩm chướng sanh ra từ những giọt nước mắt của Đức mẹ Maria
lúc bà theo chân Chúa Jesus trên đoạn đường vác thánh giá. Vì vậy, hoa cẩm
chướng tượng trưng cho tình yêu bất tử của người Mẹ. Và trong ngày lễ là các
con tặng quà, hoa, thiệp và bánh cho Mẹ (chứ không phải tặng nhau).
Do vậy ở người Việt ta
có giá trị văn hoá và phong tục Á đông (đại đa số là theo Phật), nên lấy ý
nghĩa tri ân và báo ân cha mẹ mà tặng hoa cho nhau để nhắc nhở nhau kính trọng
cha mẹ, sống thật tốt với cha mẹ. Điều quan trọng là đối với người Việt bông
hồng thông dụng và dễ thương nhất, mang quy ước biểu hiện tình yêu, và do có
một khởi đầu từ nghi thức tặng hoa hồng trong khoá tu của Hoà thượng Thích Nhất
Hạnh và giới thiệu nó trong cuốn sách có tựa đề “Bông hồng cái áo” của Ngài nên
đến nay chúng ta sử dụng hoa hồng trong ngày lễ, chứ thực ra hoa gì cũng được,
miễn đẹp là được rồi, với lại giá trị của sự việc là ở chỗ tinh thần chứ không
phải ở hoa. Tấm lòng đẹp thì hoa gì cũng đẹp, tấm lòng đã không đẹp thì hoa lưu
ly cũng vậy thôi.
Hồng Tuệ