Phật Học Online

Vũ trụ này lớn bao nhiêu

Đọc trong kinh điển, chúng ta thấy Phật có nói đến “Hằng hà sa số thế giới”, có nghĩa là các thế giới trong vũ trụ này nhiều như cát sông Hằng (bên Ấn Độ), không thể nào đếm hết được. Lúc đó ngoại trừ những bậc đã chứng ngộ, có thần thông, biết được những gì Phật nói là thật có, còn phần đông thì đều tin suông, hoặc bán tín bán nghi, hoặc không thể tin, hay khó mà tin được.

Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Ngày nay, ánh sáng khoa học mới  soi rọi được một phần thật nhỏ những gì Phật đã nói cả mấy ngàn năm trước.  Sau đây chúng ta hãy xem các nhà khoa học nói gì về vũ trụ này như thế nào?

Đối với trí óc con người thì một hình ảnh thực về kích thước của vũ trụ không thể nào nghĩ tới được.  Không những chúng ta không biết nó lớn bao nhiêu mà ngay cả tưởng tượng cũng thật khó mà hình dung được.

Nếu chúng ta bắt đầu từ trái đất rồi suy ra thì chúng ta sẽ thấy tại sao chúng ta nói như vậy.  Trái đất là một phần của Thái Dương hệ, nhưng lại là một phần rất nhỏ.  Thái Dương hệ gồm mặt trời, các hành tinh quay quanh mặt trời, các hành tinh bé nhỏ khác và cả những khối thiên thạch (meteor) nữa.


Thái dương hệ

Thái dương hệ của chúng ta lớn như vậy, nhưng cũng chỉ là một phần rất nhỏ của một hệ thống rất lớn khác gọi là “Galaxy”.  Galaxy (thiên hà, ngân hà) được tạo thành do rất nhiều triệu vì sao.  Có nhiều vì sao lại lớn hơn gấp bội mặt trời, và chúng lại có những thái dương hệ của riêng chúng.

Những ngôi sao được nhìn thấy trong một galaxy mà chúng ta gọi là “giải ngân hà” (Milky Way) là tất cả những mặt trời.  Giải ngân hà ở rất xa chúng ta và được đo bằng nhiều năm ánh sáng, chứ không phải bằng miles (dặm Anh) hay cây số.  Chúng ta cũng biết rằng ánh sáng có vận tốc 6 000 000 000 000 miles trong một năm.  Ngôi sao sáng gần trái đất nhất  là Alpha Centauri.  Các bạn có biết nó cách xa trái đất bao nhiêu không?  25 000 000 000 000 miles!

Galaxy mà chúng ta đang nói có chiều rộng là 100 000 năm ánh sáng.  Điều này có nghĩa là 100 000 lần của 6 000 000 000 000 miles!  Và thưa các bạn, galaxy của chúng ta  cũng chỉ là một phần rất nhỏ của một hệ thống còn lớn hơn.


Dãy ngân hà

Ngoài giải ngân hà, có lẽ còn có cả hàng triệu galaxy nữa.  Và có thể tất cả những galaxy này đặt chung với nhau thì vẫn còn là một phần của một hệ thống lớn hơn nào đó.

Như vậy các bạn thấy tại sao chúng ta không thể có một ý chính xác gì về kích thước của vũ trụ.  Các khoa học gia lại tin rằng vũ trụ đang bành trướng.  Điều này có nghĩa là cứ vài tỉ năm thì hai galaxy sẽ cách xa gấp đôi trước.

Ghi chú:

Thái dương hệ có mặt trời là sao (hành tinh có khả năng phát sáng) nằm ở trung tâm và 8 hành tinh xung quanh

Tính từ mặt trời sẽ theo thứ tự như sau:

1. Mặt Trời (Sun)
2. Sao Thuỷ (Mercury)
3. Sao Kim (Venus)
4. Trái Đất (Earth)
5. Sao Hoả (Mars)
6. Sao Mộc (Jupiter)
7. Sao Thổ (Saturn)
8. Sao Thiên vương (Uranus)
9. Sao Hải vương (Neptune)

Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Minh Tâm sưu tầm (Theo thienviendaidang.net)


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage