Ai cũng biết lợi ích của các pháp môn thiền định của Phật Giáo, và nhiều pháp môn có thể
áp dụng cho bất kỳ tín đồ tôn giáo nào mà không gây mâu thuẫn về tín ngưỡng,
thí dụ như Thiền Tông (Zen, tại Mỹ và Nhật phổ biến nhất là Soto Zen), hay Minh
Sát Thiền (Vipassana), hay nhiều pháp môn khác... Các pháp thiền định này không
đòi hỏi tin tưởng vào bất kỳ vị thần linh nào, và đang được dạy ở nhiều nhà tù
Hoa Kỳ, Thái Lan, Aán Độ... để các tù nhân trở nên hiếu hòa, giảm bớt bạo động,
dễ dàng cảm thông với người chung quanh, và giữ gìn sức khỏe cả cho cơ thể và
tinh thần, chữa cả nhiều bệnh ngặt.
Thậm chí, để tránh gây cảm giác dị ứng đối với tín đồ tôn
giáo khác, người ta còn đặt tên khác cho các pháp thiền này. Thí dụ, theo bài
viết của Prema Ranawaka-Das, tựa đề "Whose Vipassana?" (Minh Sát
Thiền Của Ai?), thì có những phương pháp đang dạy trên thế giới với tên gọi
khác nhau, như "Minh Sát Thiền Của Goenka", rồi "Minh Sát Thiền
Của Bedi"... mặc dù hầu hết đều biết rằng cội nguồn vẫn là Minh Sát Thiền
của Đức Phật. Lý do là, theo bài này, "hầu hết các tín đồ Aán Độ Giáo,
Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Rishi/Baba, các tù nhân trong trại tù khét tiếng
Tihar và các nơi khác sẽ không chịu tập [nếu gọi là Minh Sát Thiền của Phật
Thích Ca]. Bất cứ thứ gì hễ dính tới Phật Giáo là họ bị cấm liền; họ sẽ không
muốn bị cáo buộc là quay lưng với các tôn giáo của họ để thực tập theo Phật
Giáo, vì họ biết rằng lời Phật dạy trong căn bản trái ngược với đức tin của
họ."
Thực sự, đối với người Việt Nam thì sẽ đơn giản hơn nhiều. Bạn
có thể bước vào những ngôi chùa đang dạy thiền, và nói với vị thầy hay ni sư
trong chùa rằng bạn không phải là Phật Tử nhưng lại muốn học thiền, thì bạn sẽ
được dạy thiền theo một phương pháp không cần tới đức tin hay sự thờ phượng nào
hết. Tất nhiên, đối với Phật Tử thì khác, bởi vì sau một thời gian, Phật Tử có
thể được yêu cầu quy y thọ giới, sám hối
và lễ bái. Thiền nhà Phật, một cách ứng dụng, thực sự có thể dạy và tu tập mà
vẫn thích nghi với mọi tín đồ tôn giaó khác.
Nhưng có một phương pháp thiền định đang gây tranh cãi cho
các chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ. Đó là Transcendental Meditation, một kỹ thuật
thiền định Aán Giáo viết tắt là TM. Trong bài báo nhan đề "Meditation
Controversy" (Tranh Cãi Về Thiền Định) của nhà báo Joy Victory trên tờ The
Journals News, số ngày 18-5-2004, cho thấy một phương diện bất trắc đang được
báo nguy.
Thoạt trông thì vô hại: mắt nhắm lại, ngồi thẳng trong
phòng vắng lặng và thầm đọc một chữ mật chú trong 10 hay 20 phút - nếu trẻ em 2
lần ngồi mỗi ngày kiểu TM này, theo bản văn của Committee for Stress-Free
Schools (CSFS), sẽ giảm được áp huyết, tăng điểm học và hạ thấp mực độ căng
thẳng. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng lợi ích của TM đã được thổi phồng, hầu
hết các bản nghiên cứu TM đã bị bóp méo về hướng lợi ích tích cực, và quan
trọng còn là TM có quá nhiều hơi hướng tà giáo.
Chỗ này nên ghi chú, hầu hết các pháp môn thiền nhà Phật
khi ngồi không cho nhắm mắt, lý do là muốn thiền sinh khi làm việc trong đời
thường ở mọi tư thế đi đứng nằm ngồi sẽ vẫn thiền được, và cũng để tránh các ảo
giác dễ gặp khi nhắm mắt, thậm chí nhắm mắt trong vài trường hợp có thể dễ bị
lên đồng.
Vấn đề rắc rối với TM chính là, đang có ít nhất 4 trường
học tại Hoa Kỳ đã đưa TM vào chương trình học, và ủy ban CSFS đang vận động ráo
riết để đưa chương trình này vào các thành phố lớn, kể cả New York City. Nên mở
ngoặc chỗ này, đọc tới chỗ naỳ mới thấy, tội nghiệp cho mấy thầy và ni sư Việt
Nam, không có khả năng "tiếp thị" mạnh mẽ như thiền TM. Làm thế này
thực sự tốn tiền lobbying kinh khủng.
Hồi tháng 3, ủy ban CSFS đã mở ra một hội nghị về TM cho
các viên chức giáo dục vùng New York. Trẻ em tuổi đi học đã biểu diễn các kỹ
thuật và các nhà nghiên cứu đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu. Tính cho tới
giờ, chỉ có các trường tư (private schools) hay trường đặc quyền (charter
schools) là đang dùng TM, theo lời Joseph Boxerman, một thầy dạy TM và là người
lo về truyền thông cho ủy ban.
Boxerman nói, "Chúng tôi sẽ tới bất cứ nơi nào chúng
tôi được đón nhận. Oâng nói là chương trình dạy ở nhà trường sẽ miễn phí.”
Tuy nhiên, cần phải nghi ngờ chỗ này. "Để nghe họ
nói, bạn sẽ nghĩ đây là thứ gì vĩ đại nhất kể từ khi phát minh ra cà-rem
icecream," theo lời Barry Markovsky, nhà nghiên cứu về mạng lưới xã hội và
là Khoa Trưởng Xã Hội Học ở University of South Carolina. "Đó là cách để
cấy tôn giaó vào những người không hiểu và là một cách để thu lợi nhuận."
Ủy ban CSFS là một ngoại vi của Maharishi Vedic Education
Development Corporation, một tổ chức bất vụ lợi nhằm quảng bá TM cho mọi lứa
tuổi. Có hàng chục tổ chức tương tự toàn cầu, tài trợ bởi đệ tử của Maharishi
Mahesh Yogi, một nhà thần bí Aán Độ nổi tiếng từ thập niên 1960s sau hi dạy ban
nhạc The Beatles tập thiền.
Chính nhờ quan hệ nổi tiếng đó nên danh tiếng Mahesh và TM
nổi như cồn, và vào đầu thập niên 1970s, các trung tâm TM mọc khắp thế giới.
Qua nhiều năm, hàng trăm tổ chức dưới ảnh hưởng của Mahesh đã dạy cùng kỹ
thuật, dưới những tên gọi có khi nghe có vẻ tâm linh như Spiritual Regeneration
Movement (Phong Trào Tái Sinh Tâm Linh), hay nghe như khoa học với tên gọi đầy
tính hàn lâm, Science of Creative Intelligence (Khoa Học Về Thông Minh Sáng
Tạo).
Bây giờ thì Mahesh và các đệ tử đã tạo dựng được một đế
quốc khổng lồ với các trung tâm dạy TM bất vụ lợi, các cơ sở kinh doanh địa ốc,
và cả các đại học mà tín chỉ được công nhận bởi Bộ Giaó Dục, như Maharishi
University of Management tại Maharishi Vedic City, Iowa (cư dân thành phố này
mới đây đã chấp thuận tên gọi này xuyên qua 1 cuộc bỏ phiếu). Có khoảng 5 triệu
người khắp thế giới đã học TM, theo lời Bob Roth, phát ngôn nhân của phong
trào.
Nhưng TM thiệt sự không rẻ. Roth nói, học phí là 2,500 Mỹ
Kim để học kỹ thuật từ một vị thầy có chứng nhận. Roth nói, tiền này không tới
thẳng Mahesh mà sẽ giúp lập nên các trung tâm bất vụ lợi. Có thể thấy khác biệt
chỗ này: các thiền sư Việt Nam dạy Thiền miễn phí, thậm chí nhiều trường hợp
còn nuôi cả học trò về tham học. Mà khi dạy thì quý thầy VN không có gì để giấu
cả, chỉ vì trò chưa hiểu nổi thôi. Boxerman nói với Joy Victory rằng, những
hoạt động trong nhiều tổ chức và trung tâm TM không thể tiết lộ được, và những
gì một thiền sinh TM học thì phải giữ bí mật.
Trong chương trình nhà trường, thiền TM được dạy riêng
từng cá nhân, mặc dù học trò ngồi thiền trong các nhóm đông người. Ủy Ban CSFS
nói là dự định dùng tiền hiến tặng để dạy TM miễn phí cho người thọ thuế, nhưng
hiện thời cơ quan Viện Y Tế Quốc Gia (National Institutes of Health, cơ quan
nghiên cứu liên bang) đã tài trợ cho họ gần 20 triệu đô la để nghiên cứu TM
trong các cộng đồng hầu hết là dân thiểu số. Độc giả nên cảnh giác, chúng ta là
cộng đồng thiểu số, và nếu bạn đang sống ở Miền Đông, thì có thể con bạn cũng
đang tiếp cận với TM. Hãy dè dặt.
Tổ chức này cũng đã nhận hơn 100,000 Mỹ Kim từ
DaimlerChrysler for the Nataki Talibah Schoolhouse, một trường đặc quyền ở
Detroit đã dùng TM từ 1997. Bên cạnh Talibah, các trường khác đang dạy TM là ở
Silver Spring, MD, và Washington, DC, và tại một trường tiểu học trong khuôn
viên đại học Maharishi University of Management tại Iowa.
Những bản truyền đơn của ủy ban CSFS đưa ra đầy ngôn ngữ
quảng cáo. Thí dụ, viết rằng đã có hơn 500 cuộc nghiên cứu về TM thực hiện “bởi
200 cơ quan nghiên cứu độc lập toàn cầu.”
Nhưng khi duyệt lại vào năm 2003 bởi tạp chí y khoa The
Middle European Journal of Medicine thì lại khám phá ra rằng trong 700 cuộc
nghiên cứu về TM trải dài 40 năm đó, chỉ có 10 cuộc được thực hiện trong truyền
thống bệnh viện với các nhóm kiểm soát chặt, làm một cách bất kỳ
(randomization) và cả thuốc giả (placebo). Trong 10 cuộc nghiên cứu đó, có 4
cuộc tuyển dụng các đối tượng mà những người này trước đó đã hứng thú với TM
(nghĩa là có thành kiến thiên vị).
“Cuộc duyệt xét của tôi kết luận rằng như dường có một
hiệu ứng thuốc giả mạnh mẽ xảy ra để có thể có hiệu quả như sự mong đợi dàn
dựng sẵn,” theo lời Peter Canter, trả lời qua email. Hiệu ứng thuốc giả
(placebo effect) có nghĩa là, bệnh nhân được cho uống thuốc giả mà tưởng thuốc
thật, nhờ tâm lý này mà tự hết bệnh. Canter là nhà nghiên cứu của Đại Học Y
Khoa Peninsula tại các trường University of Exeter và Plymouth tại Anh Quốc.
Cuộc duyệt xét các bản nghiên cứu cũng cho thấy nhiều tác
giả các cuộc nghiên cứu TM có liên hệ tới một trong các đại học của Mahesh,
Một số lời quảng cáo của Mahesh lại làm tổn thương chính
phong trào của ông. Vào thập niên 1970s, ông nói thiền sinh của ông có thể đủ
“giác ngộ” để bay bổng khỏi mặt đất, khi lên đồng (in a trance, có thể dịch là
xuất thần; tình trạng tương tự như người xiên lình, lấy dao đâm vào người mà
không chảy máu). Ông gọi đó là “pháp bay du-già” và phổ biến các tấm ảnh cho
thấy các thiền sinh nhấc bổng người lên
không. Nhưng rồi người ta khám phá ra là các thiền gia này đang nhảy bổng,
chứ không phải bay.
Ông cũng nói là nếu có đủ các thiền gia ngồi thiền hay
“bay” cùng nhau, thì có thể ảnh hưởng thế giới. Năm 1988, họ đưa ra bản tin nói
là các thiền gia ở Texas có thể ảnh hưởng tới hướng đi của trận bão Hurricane
Gilbert, một trận bão dữ dội được đoán là sẽ gây thiệt hại nặng nề, và rồi đã
đánh vào các vùng nông thôn Vùng Vịnh (Texas).
Tín đồ TM gọi đó là “Hiệu Ứng Maharishi,” trong đó họ gom
tâm lại để ảnh hưởng vào “tâm thức toàn cầu” (global consciousness). Các ông
đạo TM đã xây dựng “những lâu đài hòa bình” khắp thế giới nơi họ có thể ngồi
thiền tập thề.
Marjorie Castro, Học Khu Trưởng của các trường vùng
Croton-Harmon, nghi ngờ về các lời tự quảng cáo của TM. Học khu đã có thời gian
ngắn đưa yoga vào dạy như một môn học, nhưng rồi phải thu hồi sau khi một số bố
mẹ nói là việc tập yoga với các tư thế như “tư thế cầu nguyện” thì lại có không
khí tôn giáo.
Bà giải thích, “Trẻ em trường công đến từ nhiều khuynh
hướng, và đó là điều tuyệt diệu. Bạn phải rất là cẩn trọng.”
Tuy nhiên, Rick Ross, chuyên gia về tà giáo, nói là các
bậc phụ huynh nên cực kỳ cẩn trọng với phong trào TM, vì ngay cả nếu TM không
phải tà giáo thì nó lại mang nhiều khuynh hướng như tà giáo (cult-like), đặc
biệt là cách hội viên phải tôn thờ lãnh tụ Mahesh.
“Bản chất thờ giáo chủ của TM là điều làm người ta nhìn
thấy (nó như tà giáo),” theo lời Ross, người điều hành Rick Ross Institute, một
cơ quan bất vụ lợi bản doanh ở Jersey City, N.J. chuyên nghiên cứu về tà giáo
và các phong trào gây nhiều tranh cãi. “Những người liên hệ tới Maharishi đều
tận lực thờ phượng ông ta.”
Ross nói, thực sự là việc thờ phượng trong bản chất không
nguy hiểm, nhưng tín đồ TM đã cúng nhiều triệu đô la cho phong trào.
Cựu giáo sư TM Don Krieger đã rời bỏ phong trào, sau khi
vợ ông lo ngại là TM làm phiền tới đức tin Do Thái Giáo của họ. Ông ước tính là
ông đã nộp hàng chục ngàn đô la khi là hội viên để dự các khóa học, khóa thất
và huấn luyện giáo sư TM.
Ông nói, câu thần chú thực ra là 1 chữ Ấn Độ, thường là
tên 1 vị thần. (Boxerman bác bỏ lời tố
giác này, và nói đó là 1 chữ vô nghĩa, mặc dù ông không thể nêu ra 1 thí dụ
nào, bởi vì thần chú luôn luôn được giữ bí mật bởi các giáo sư và học viên.)
Còn tệ hơn nữûa, Krieger nói, là không khí tôn giáo của
“lễ kết nạp” cho thiền sinh mới. “Đó là buổi lễ có nhang, long não và một cây
nến. Có vật cúng dường trên một khay và 1 bàn thờ nhỏ với ảnh thầy của Mahesh
(Guru Dev),” theo lời Krieger, cũng là một giáo sư phẫu thuật thần kinh tại University of Pittsburgh. “Cuối cùng, vị thầy quỳ
xuống và lạy và mời tân thiền sinh quỳ xuống. Đây là thờ ngẫu tượng...”
Cựu hội viên TM Joe Kellett đã phân tích kỹ thuật hơn về
TM, nói rằng lãnh tụ phong trào TM tuyển được tân hội viên nhờ giáo pháp và
việc tu tập chủ yếu là các hình thức của sự thôi miên và tự thôi miên.
Kellett giải thích về hiện tượng lên đồng này trong trang
www.suggestibility.org, một trang web ông hy vọng giải thích các yếu tố chưa
biết về TM -- thí dụ như ảnh hưởng phụ của TM -- cho những ai muốn học cái mà
ông gọi là tà giáo lên đồng.
toàn ra khỏi cơn lên đồng sau khi họ ngồi thiền, làm cho
họ phờ phạc, mệt mỏi và buồn ngủ.
Krieger đồng ý về cách giải thích đó. Sau khi ngồi thiền,
ông nói ông thường phải tìm cách cho tỉnh thức, mặc dù ông trước đó đã ngủ đủ
giấc.
Xin bạn đọc dè dặt, cẩn trọng. Khi ngồi thiền xong là phải
tỉnh táo, mạnh mẽ mới đúng. Tốt hơn hết, hãy đọc nhiều sách về thiền, vào chùa
hội ý quý thầy, quý sư cô cho tận tường, và hãy theo dõi xem con mình có đang
đi lạc vào đâu không.
Nguyệt San Liên Hoa