Phật Học Online

Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng
Nguồn: Sa Môn Thích Như Điển

“Tình người như chim cùng ở trong một rừng Hạn lớn đến thì mỗi con tự bay riêng”. Dầu cho Vua Chúa, Hoàng hậu, Cung phi mỹ nữ, quan Thượng Thư hay binh lính v.v… ai sinh ra trong cuộc đời nầy rồi cũng chỉ giống như: “một thoáng mây bay” mà thôi. Nếu ý thức được như vậy thì cuộc đời bớt khổ và chốn “nại hà” của nơi sinh tử không còn bóng dáng giai nhân phải khổ lụy vì tình. Dầu cho đó là tình đời hay tình đạo. 

Từ năm 1558 đến năm 1802, trên 244 năm lịch sử là thời kỳ của 9 vị Chúa cai trịởĐàng Trong và các chúa Trịnh núp bóng Triều hậu Lê vẫn còn cai trịởĐàng Ngoài từ sông Gianh trở ra miền Bắc. 
Thông thường một triều đại khi mới lên ngôi, thường phải mất không biết bao nhiêu công sức để chiếm ngai vàng về cho dòng họ của mình. Đôi khi không dùng đến bạo lực như giữa triều Tiền Lê và triều Lý. Nhưng lắm lúc cũng đã dùng nhiều thủđoạn chính trị để đoạt lấy ngôi vua do Trần Thủ Độ chủ xướng vào cuối triều nhà Lý (1225) và đầu nhà Trần. Lịch sửđã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để viết nên những trang sử oai hùng của vua chúa của từng giai đoạn; nhưng lịch sử cũng chẳng phải lúc nào cũng ngay thẳng, trung thực. Nếu có, cũng chỉ viết ngay thẳng với việc lành, chứ không có sử gia nào dám viết cái sai của một triều đại, khi chính mình đang sống dưới sự cai trị của triều đại đó. 
Đa phần những ông vua, nhà chúa ở đầu của mỗi triều đại thường hay khổ công, nhọc sức để đánh đông, dẹp tây; sau khi thắng trận mới xưng vương. Kế tiếp lo thanh toán những dòng họ đối lập. Vì sợ rằng để lại những mầm mống cũ sẽ bị đại hoạn về sau cho triều đại mình. Từ khi được nắm quyền bính trong tay, ông vua nào cũng muốn được thần dân tung hô “vạn tuế”. Nghĩa là ngai vàng ấy và triều đại ấy phải tồn tại đến cả 10.000 năm; nhưng nhìn chung lịch sử thế giới và lịch sử của loài người trên quả đất nầy, đâu có ông vua nào được như vậy. Ngay cả Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ; A Lịch Sơn Đại Đế của Trung Âu, Nã Phá Luân của Pháp hay Hitler của Đức chẳng hạn. Tất cả: Cát bụi phải trả về cho cát bụi mà thôi. Chẳng ai có thể ngồi mãi trên ngai vàng được. 
A Lịch Sơn Đại Đế của Trung Âu đã ý thức được điều ấy. Cho nên trước khi băng hà, nhà vua đưa ra ba điều kiện. Đó là: Khi liệm ông ta vào quan tài, phải để lòi hai bàn tay ra ngoài. Kế tiếp tất cả các ngự y trong triều đình phải khiêng nấp áo quan của ông ta và cuối cùng vàng, bạc của cải và những gì khi còn sống ông ta cướp đoạt được, hãy đem ra trải dài từ cung điện; nơi ông hằng cư ngụ đến tận huyệt mộ; nơi sẽ chôn ông vào lòng đất lạnh. 
Tuy A Lịch Sơn Đại Đế không phải là một Phật Tử; nhưng cả 3 điều kiện ấy đã làm cho chính ông tỏ ngộ về sự thế vô thường của cuộc đời, như Đức Phật đã dạy và sau cái chết của ông ta, ông muốn nhắc nhở cho nhân thế thấy rằng: Chẳng có gì vĩnh cửu nơi trần gian nầy cả. 
Điều thứ nhất có nghĩa là: Khi sống, con người, ai trong chúng ta cũng muốn gom góp tài sản và quyền lực vào trong tay để nắm giữ cho thật chặt; nhưng khi hơi thởđã trả lại cho không khí thì có muốn nắm hai tay lại cũng chẳng thể được chút nào. 
Điều thứ hai cho chúng ta thấy rằng: Dầu các ngự y trong nước có tài giỏi bao nhiêu đi nữa cũng không thể cứu được cái chết của nhà vua. Điều nầy ta biết rằng: Hễ có sanh thì có tử; chẳng ai có thể sống muôn năm được. Ngay cả Chư Thiên ở các cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới dẫu cho có sống đến 100 ngàn tuổi thọđi nữa, cũng phải bị luân hồi sanh tử chi phối như thường, hà huống là ở cõi dục nầy, mấy ai sống được trăm tuổi, mà mong cho ngai vàng của mình tồn tại đến 10.000 năm? 
Điều thứ ba chúng ta hiểu rằng: “Những gì của César phải trả lại cho César” là chơn lý ngàn đời, xưa sao nay vậy. Của cải mà nhà vua chiếm đoạt, trước đó nó thuộc về người khác và sau đó cũng sẽ thuộc về người khác, không phải duy nhất chỉ có A Lịch Sơn Đại Đế là người làm chủ. 
Không ai trong chúng ta là không biết những điều trên; nhưng tại sao ông vua nào lên cầm nắm quyền hành cũng mong muốn được tung hô như thế và cuộc sống giàu sang trên ngai vàng vẫn chưa thấy đủ, mà còn muốn chiếm lãnh nhiều thứ hơn nữa như tiền tài, sắc đẹp, giang sơn? -Điều dễ hiểu là do lòng tham của con người mà ra. Nhưng tham bao nhiêu thì đủ? - Quả thật không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nầy. Tùy theo từng trường hợp và từng đối tượng vậy. 
Ai cũng muốn chứng minh cho tự ngã của mình là đúng, là siêu xuất, là bậc nhất trong thiên hạ; cho nên mới thể hiện những hành động như chúng ta đã thấy lịch sử chứng minh. Nếu không là vậy, làm gì có việc lật đổ ngai vàng và giành quyền cai trị cho dòng họ của mình. 
Đa phần những ông vua cuối đời của một triều đại hay ăn chơi, trác táng; không đủ khả năng cai dân trị nước mà còn đánh vào sưu cao thuế nặng trên đầu, trên cổ người dân; cho nên tức nước sẽ vỡ bờ; đó là lý do căn bản để một triều đại khó còn tồn tại. 
Theo Khổng Tử và Nho Học ngày xưa vẫn thường hay ca ngợi rằng: “Dân Vi Quý, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh”. Nghĩa là: “Dân là quý, đất nước thứ hai, vua là nhẹ”. Nếu ông vua nào cũng căn cứ theo lời dạy của Khổng Tử thì chắc rằng ngôi vua sẽ bền vững dài lâu. Nhưng hầu hết đều làm ngược lại. Đó là: “Quân vi quý, Xã tắc thứ chi, Dân vi khinh”. Ngày xưa khi sống trong xã hội phong kiến, quân chủ; nhưng Khổng Tử cũng đã đưa dân lên hàng đầu. Thế mà khi nắm quyền hành trong tay rồi, những ông vua nầy tự thấy mình là “cha mẹ của muôn dân” nên mới sinh ra những vụ chém giết, thanh trừng, lật đổ nhau để chiếm lấy ngai vàng. 
Nhơn tình thời cuối đời nhà Lê ởĐàng Ngoài qua bài “Thăng Long Thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan đã diễn tả hết nỗi lòng của con người thuởấy, cách nay hơn 200 năm về trước. 
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường 
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương 
Lối xưa xe ngựa, hồn thu thảo 
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 
Nước còn cau mặt với tang thương 
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ 
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”. 
Đây là nỗi lòng xót xa của Nữ Sĩ; một bậc nữ lưu có lòng với non sông, đất nước. Thăng Long từ dạo Thiền Sư Vạn Hạnh cố vấn cho Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, cách Bà Huyện Thanh Quan vào cuối đời nhà hậu Lê mới 800 năm mà xem nhưđã lâu xa lắm. Nếu không có Vạn Hạnh Thiền Sư thì đã không có triều đại nhà Lý vững bền hơn 200 năm lịch sử kể từ năm 1010 đến 1225. Nếu không có Phù Vân Quốc Sư nơi núi Yên Tử thì triều Trần cũng chẳng giữ vững ngai vàng được gần 200 năm (1225 đến 1400). Nếu không có Thiền Sư Nguyễn Trãi thì triều Hậu Lê của vua Lê Lợi cũng đã chẳng giữ vững được từ đầu thế kỷ thứ 15 (1418) đến cuối thế kỷ 16 (1598). 
Rồi Chúa Trịnh lấn quyền các Vua Lê ởĐàng Ngoài. Sinh ra mâu thuẫn nội bộ mỗi ngày một trầm trọng. Dân tình càng ngày càng khốn khổ hơn. Để cuối cùng Chúa Nguyễn Hoàng có lý do để Nam Tiến vào Đàng Trong để đỡ đi phần chống đối với Đàng Ngoài. Chỉ một mực lo khôi phục ngôi vị của mình. 
Từ năm 1558 đến năm 1777, trong hơn 200 năm ấy các đời Chúa ởĐàng Trong đã có công lao rất lớn, mở nước xuống phương Nam, nâng diện tích đất nước rộng gần gấp đôi so với triều đại vua Lê Thánh Tôn. Lo củng cố địa vị của mình và giao thương với các nước phương Tây; đặc biệt là cửa biển Hội An ngay từ thời kỳ đầu của thế kỷ thứ 17 (1600 – 1640). Thời gian nầy cũng là thời gian Chúa Nguyễn Hoàng và các Chúa kế tiếp đã cho giao lưu với các tàu buôn Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Hòa Lan, Pháp Quốc v.v… Để đánh dấu sự buôn bán thịnh vượng thời ấy ở Hội An; người Nhật đã xây dựng một Chùa Cầu từ năm Thân đến năm Tuất mới xong và ngày nay, trải qua 400 năm lịch sử Chùa Cầu Hội An vẫn còn đó. 
Thời gian nầy cũng là thời gian các Giáo sĩ người Tây Phương như Tây Ban Nha, BồĐào Nha theo các thuyền buôn vào đây buôn bán và truyền giáo và chữ quốc ngữ cũng đã được hình thành tại làng Thanh Chiêm, Thanh Hà thuộc xã Cẩm Phô Hội An, Quảng Nam ngày nay. Họđã làm quen với ngôn ngữ Việt Nam và họ đã tạo thành những mẫu tự La Tinh cho họ dễ đọc. Từ đó những âm Hán Việt được hình thành qua 24 chữ cái của tiếng La Tinh. 
Khoảng cuối năm 1640 ở Trung Hoa có loạn. Nhà Thanh nổi lên cướp ngôi nhà Minh; nên những người phò Minh và không phục Thanh đã tìm đường đi tỵ nạn đến Việt Nam chúng ta. Đa phần là những người ở các tỉnh miền Nam Trung Hoa như: Hải Nam, Phước Kiến, Quảng Đông v.v… Họđã đến Hội An và với chính sách ưu đãi của các Chúa Nguyễn thời đó, họđã thành lập ngôi làng Minh Hương từ thuởấy đến nay. Nguyên chữ “Hương” ngày trước có nghĩa là “hương thơm của triều nhà Minh”; nhưng sau này Vua Minh Mạng đã đổi lại chữ “hương” ấy thành làng của người nhà Minh; nhưng dẫu sao đi nữa, Hội An cũng đã được đánh dấu một thời như thế. Nhờ vậy mà đầu thế kỷ thứ 21 Hội An đã trở thành “Di Sản Văn Hóa Thế Giới” do Liên Hiệp Quốc công nhận. 
Cụ Nguyễn Nghiễm thân phụ của Đại Thi Hào Nguyễn Du cũng đã có thời đến và làm việc tại Hội An cách đây hơn 200 năm về trước. Với tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” Cụ Nguyễn Du đã phỏng theo câu truyện của “Thanh Tâm Tài Tử truyện” dưới triều nhà Minh ở Trung Hoa để tác thành tác phẩm tiếng kêu xé lòng nầy.
Tâm sự của Cụ Nguyễn Du, người làm quan trong 3 triều đại. Đó là nhà Hậu Lê ởĐàng Ngoài, nhà Nguyễn Tây Sơn vào cuối thế kỷ thứ 18 và Gia Long Nguyễn Ánh vào đầu thế kỷ thứ 19. Cụ là một người tài; nên triều đại nào cũng trọng dụng Cụ. Mặc dầu tinh thần của Nho gia ngày xưa là: “Kẻ tôi trung không thờ hai chúa”; nhưng ở đây Cụ Nguyễn Du đã thờ đến 3 triều đại khác nhau. Cho nên truyện Kiều, đúng là một truyện văn học tiêu biểu dưới triều Lê Mạt, Nguyễn Sơ và tâm trạng của nàng Kiều cũng chính là tâm trạng của Cụ Nguyễn Du thời ấy chăng? 
Cụ Nguyễn Du có câu nói bất hủ là: 
“Bất tri tam bách dư niên hậu 
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” 
Nghĩa: 
“Chẳng rõ ba trăm năm về sau nầy 
Trong thiên hạ có ai khóc Tố Như chăng?” 
Cho đến đầu thế kỷ thứ 21 nầy, tính ra chưa đủ 300 năm như Cụ Nguyễn đã mong chờ; nhưng đã có nhiều người khóc như Cụđã thay nàng Kiều mà khóc cho thân phận của quê hương, đất nước và con người ở vào một thuở xa xưa bên Trung Quốc, mà Cụđã khéo léo tài tình đặt tâm trạng của mình vào tâm trạng của nàng Kiều để khóc cho thân phận của mình để nói lên tình người dưới thời Lê Mạt, Nguyễn Sơ chăng? 
Dĩ nhiên là còn phải gần 100 năm nữa mới đủ 300 năm như Cụ Nguyễn Du đã mong muốn; nhưng suốt hơn 200 năm qua của lịch sử nước nhà đã xảy ra không biết bao nhiêu là chuyện nhơn tình thế thái và tang thương ngẫu lục của cuộc đời. Nay người đời sau, nhớ đến người đời trước cũng chỉ thầm thán phục cho sự chịu đựng của con người ở vào những thời điểm nhiễu nhương của đất nước mà thôi. 
Mỗi một câu thơ 6 chữ hay 8 chữ trong truyện Kiều là mỗi một hình ảnh, một điển tích, một ví dụ rõ ràng, sáng sủa; chỉ có được khi qua ngòi bút dịch và diễn tả của Cụ Nguyễn Du mà thôi. Ngoài Cụ ra, suốt 200 năm lịch sử chưa có ai làm được điều ấy. 
ỞĐàng Ngoài nhà Mạc, Chúa Trịnh vẫn dựa vào Vua Lê để tranh bá đồ vương. Nhưng chiếc ngai vàng ở Thăng Long vẫn là mục đích cuối cùng của những người ham quyền năng và vinh hoa phú quý nầy. Ai khi mới dấy binh cũng lấy cớ phò Lê, diệt Mạc; nhưng cuối cùng vẫn là “tranh bá đồ vương” mà thôi. Không biết chiếc ngai vàng đó có quyền uy và mãnh lực gì mà ai cũng ham muốn như vậy? 
Khi Thái Tử Tất Đạt Đa rời bỏ cung thành Ca Tỳ La Vệ, một thân một mình cùng với con ngựa Kiền Trắc băng rừng vượt suối và một hôm đến được xứ Ma Kiệt Đà, cách đây gần 2.600 năm về trước. Lúc bấy giờ Thái Tử gặp vua Tần Bà Sa La. Khi nghe tin Thái Tử xuất gia, nhà vua quá quý mến và muốn trao lại một nửa giang sơn cho Thái Tử Tất Đạt Đa; nhưng Thái Tửđã một mực từ chối rằng: 
-Cả một ngai vàng và một Vương Quốc ở phía Bắc là nơi tôi sẽ được Phụ Vương Tịnh Phạn trao cho, mà tôi còn từ bỏ để đi tìm đạo, đâu phải đến đây để nhận nửa giang sơn của Bệ Hạ sao? 
Câu trả lời ấy của Thái Tửđã làm cho vua Tần Bà Sa La càng quý mến hơn nữa và nhà Vua tiếp: 
-Nếu vậy, sau khi thành tựu được đạo quả, xin Thái Tử hãy vềđây để giáo hóa cho Trẫm và muôn dân. 
Từđó Thái Tửđã ra đi và y như lời hứa, sau khi thành đạo tại Gaya, Ngài đã vềđây nhiều lần và đặc biệt những năm cuối đời của Đức Phật, Ngài cũng hay ngự tại núi Linh Thứu để giảng kinh, thuyết pháp và độ cho vua Tần Bà Sa La. 
Đầu nhà Trần (1225), Vua Trần Thái Tông đã ngán ngẩm Trần Thủ Độ; người đã chủ động mọi âm mưu để lật đổ ngôi vua nhà Lý; nên nhà Vua đêm hôm đã trốn cung vua và vào núi Yên Tử để gặp Quốc Sư Phù Vân. Sau khi phân ngôi chủ khách, nhà Vua đã trình lên Quốc Sư câu nói bất hủ là: 
“Trẫm xem ngai vàng nhưđôi dép bỏ” 
Đây chính là câu nói liễu đạo của một bậc chân nhân Thượng Thủ mà trong lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim chưa ai nói được câu nói nầy và việc hành xử của nhà Vua suốt trong những năm tháng còn lại ngồi trên ngôi vua, Vua Trần Thái Tông đã chứng minh cho lịch sử rõ biết thêm vềđiều ấy. 
Vua A Dục của Ấn Độ, trước khi ông trở thành một người Phật Tử, hộ đạo đắc lực vào giữa thế kỷ thứ 3 trước Thiên Chúa, thì ông là một hôn quân bạo chúa. Dưới bàn tay và gươm báu của ông, ông đã chẳng tha cho một mạng người nào. Ngay cả uy danh của Đức Phật ông cũng ganh tị; nên đã ra lệnh cho đốn chặt cây Bồ Đề, nơi Đức Phật đã giác ngộ. Thế mà sau khi chiến thắng muôn quân; ông nhìn chiếc ngai vàng, ông đã rùng mình, hối hận. Vì dưới bàn tay đẵm máu của mình, đã có không biết bao nhiêu sinh linh vô tội bị chết oan uổng. Lại cũng nhờ Hoàng Hậu; cho nên nhà Vua mới quy y Tam Bảo. 
Vua Gia Long của Việt Nam sau khi dẹp tan quân của Nguyễn Tây Sơn, ông lên ngôi Hoàng Đế vào năm 1802; ông đã than thở rằng: Bốn bức tường là nơi đối mặt với Trẫm hằng ngày. Còn hậu cung chỉ toàn là nơi ganh tị của các Hoàng Hậu và cung tần mỹ nữ (xem thêm quyển: Chín Chúa và 13 Vua Triều Nguyễn). Như vậy ngai vàng có một giá trị gì? Nơi đó thể hiện quyền lực của một ông Vua? Một triều đại? Một sơn hà xã tắc hay một nơi quyền quý cao sang? 
Nếu là điểm cuối cùng của danh vọng thì đã có nhiều người hài lòng với nó; nhưng ởđây ngược lại là không. Một cái không to tướng mà những bậc chân nhân quân tửđã chứng thực được điều ấy. Chỉ có những người hiểu được giá trị của cuộc sống, giá trị của cái rỗng không to tướng, sau khi đã hiểu được cái lý vô thường thật rõ ràng, mới dám quyết tâm từ bỏ nó. 
Đến năm 1772 ba anh em Tây Sơn gồm: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ; gốc tại Bồ Đề, Bình Định đã đứng lên chống lại Chúa Nguyễn Đàng Trong và cho đến năm 1787 thì quân của Nguyễn Huệđã chiếm thành Thăng Long, lật đổ họ Trịnh ở phương Bắc, thống nhất đất nước và lên làm Vua, lấy đế hiệu là Quang Trung. 
Thời ấy có câu ca dao được truyền miệng trong nhân gian rằng: 
“Nguyễn đi rồi Nguyễn trở về 
Giặc đến Bồ Đề thì giặc sẽ yên”. 
Nguyễn ởđây có nghĩa là Chúa Nguyễn và Nguyễn ởđây cũng hàm ý chỉ cho anh em nhà Nguyễn Tây Sơn. Họđã sinh ra và lớn lên tại làng Bồ Đề ở Bình Định. Họ là những người không khuất phục cái yếu hèn của Vua Lê Chúa Trịnh ởĐàng Ngoài. Vì luôn luôn cầu cạnh Trung Quốc và họ cũng là những người anh hùng thời thế, không muốn có ảnh hưởng của các Giáo sĩởĐàng Trong mà các Chúa Nguyễn đã dành những ưu tiên về công việc truyền giáo của những người đến từ phương Tây nầy. Đây có thể là những lý do chính mà ba anh em Tây Sơn đã nổi lên khởi nghĩa tại Bình Định; rồi lan dần vào Nam, ra Bắc. Phía Nam, Nguyễn Ánh phải lánh nạn tại các chùa, rồi phải chạy ra Côn Đảo, Cao Miên và cuối cùng là Thái Lan để nuôi chí phục thù. Phía Bắc do Trung Quốc mượn danh nghĩa phò Vua Lê; nên triều đình nhà Thanh đã tiến chiếm Thăng Long; nhưng đã bị vua Quang Trung đánh đuổi ra khỏi nước vào năm 1789. Năm nầy nước Pháp đánh dấu năm Cách Mạng lẫy lừng vào ngày 14 tháng 7 và nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã được thiết lập tại Pháp từđó đến nay đã trải qua hơn 200 năm lịch sử rồi. 
Vua Quang Trung chỉ làm Vua ngắn ngủi trong 4 năm, kể từ năm 1785 đến 1789; tuy nhiên sự tàn phá của quân Tây Sơn đối với Phật Giáo Huế nói riêng và Phật Giáo Đàng Ngoài cũng như khắp nơi trên đất nước không phải là ít. Chùa chiền bị đập phá; các tượng Phật, Bồ Tát, A La Hán, Đại Hồng Chung đều bị tịch thu để đúc súng, đúc chảo. Chư Tăng bị Vua Quang Trung cho sát hạch giới luật và những thời công phu khóa tụng. Nếu ai rành rẽ thì cho ở lại chùa. Ai không kinh qua việc học tập tu niệm thì bị trả về làm dân giả; hoặc bị sung vào quân đội, bắt buộc cầm súng chống lại quân Thanh. Các chùa chiền ở Huế bị sung công làm chỗ trú đóng quân, làm kho chứa diêm tiêu như chùa Báo Quốc, làm nhà ở cho Thái Sư Bùi Đắc Tuyên như chùa Thuyền Lâm và nhiều chùa khác bị làm kho chứa than v.v… Nhà vua cũng đã ra lệnh đập phá những chùa nhưở các làng và xây chùa lớn ở mỗi huyện. Mệnh lệnh của nhà vua đã đem lại nhiều hậu quả tai hại đối với Phật Giáo của Dân Tộc, mà sau nhiều năm tháng vẫn không hề cứu vãn được. 
Vua Quang Trung đứng về phương diện dân tộc, ông ta là một người anh hùng. Vì đã đánh đuổi được mấy vạn quân Thanh ra khỏi nước. Ông ta cũng rất có thiện cảm đối với Phật Giáo; nhưng tại sao gây nên nông nỗi ấy? 
Ởđây chúng ta có thể tạm giải thích như sau: Dĩ nhiên nhà Vua không phải là người theo đạo khác, muốn phá hoại Phật Giáo dân tộc; nhưng vì lẽ chùa chiền mọc lên quá nhiều, mà Sư Sãi thì chỉ có hình tướng; chứ thật ra bản chất của Tăng, không còn thanh tịnh nữa. Cửa chùa lúc ấy chỉ còn là nơi cho những ông Thầy cúng ở và trai giới không đúng với Thanh Quy của Thiền Môn. Nên nhà Vua đã ra lệnh cho thi cử trở lại để tuyển chọn những vị Thầy thanh tịnh. Vì nhà Vua vẫn cho xây lại chùa; chứ không phải chỉ đập chùa. 
Còn việc đập chùa, phá tượng, phá Đại Hồng Chung để đem đúc súng đạn… là một trong ngũ trọng tội. Dù cho vua có được cái phước là đánh thắng được quân Thanh; nhưng phải bị yểu mạng. Vì huynh đệ tương tàn, cũng chỉ vì tiền bạc và danh vọng. Khi nhà vua từ Bắc Hà đem quân về lại Bình Định; nơi thành Đồ Bàn; Nguyễn Nhạc với tư cách làm anh đã đem quân vây kín và câu hỏi đầu tiên không hỏi về chiến thắng quân Thanh, mà Nguyễn Nhạc đã hỏi Nguyễn Huệ khi chiếm Thăng Long đã lấy được bao nhiêu vàng bạc của cải. Nguyễn Huệ nổi xung thiên và có lẽ cái uất hận nầy làm cho nhà vua bị đoản mạng. Đây có lẽ cũng là cái quả của việc đốt chùa, phá tượng chăng? 
Một lý do khác có thể diễn dịch để tìm hiểu là: Sau bao nhiêu năm tháng chiến tranh, của cải hao mòn, nhân lực kém, dân tình đói khổ; tìm đâu ra tiền bạc nữa để đánh thuế lên đầu dân? Chỉ còn tìm của cải nơi chùa chiền. Đó là những Đại Hồng Chung và các tượng bằng đồng mà từ Chúa Nguyễn Hoàng vào đầu thế kỷ thứ 17 cho đến các Chúa khác như Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Khoát … , suốt gần 200 năm như thếđã cùng với hoàng thân, quốc thích phụng nạp vào các chùa tại Huế, nên đây cũng là cái kế qua sự bày mưu của các quân sư, nhằm thanh toán nốt tất cả những tàn tích của các Chúa Nguyễn ởĐàng Trong vậy. 
Dĩ nhiên còn nhiều lý do khác nữa đi kèm; nhưng có lẽ những lý do chính, không ngoài những việc nhưđã nêu trên. Mong rằng thời gian năm tháng trôi qua, các sử gia sẽ có nhiều chứng liệu để xác minh lại việc nầy. 
Thời gian Vua Quang Trung trị vì (1785-1789), Nguyễn Ánh đã cùng một số tướng sĩ thân tín sang tỵ nạn tại Siam. Một thời gian sau thì các phi tần cùng số ít hoàng thân tìm đường qua Xiêm hỗ trợ cho Nguyễn Vương và đã được Vua Rama đệ nhất của Thái Lan trọng dụng. Các tướng tài của Nguyễn Ánh đã giúp Thái Lan dẹp tan giặc Miến Điện và Vua Thái Lan đã trọng dụng các tướng nầy cũng như gia tộc của họ. Như chúng ta được biết dòng dõi của 9 vị Chúa nầy của triều nhà Nguyễn đều tin tưởng Phật Giáo. Có nhiều vịđã thọ Bồ Tát giới như Chúa Sãi với pháp danh là Thiên Túng Đạo Nhơn với Thạch Liêm Hòa Thượng. Rồi Ngài Nguyên Thiều, Ngài Minh Hải Pháp Bảo đã đến Đàng Trong vào cuối thế kỷ thứ 17 và sau đó lập nên Thiền Phái Lâm Tế Nguyên Thiều và Chúc Thánh, kéo dài từđó đến nay hơn 300 năm lịch sử, từĐàng Trong ra đến hải ngoại ngày nay. 
Ở Thái Lan đa phần theo Phật Giáo Nam Tông. Có lẽ các Phi Tần chưa thích hợp với cách tu học và hành trì nầy của chư Tăng và Phật Tử địa phương; nên quý mệnh phụ nầy đã đề nghị với Nguyễn Ánh xin Vua Thái Lan cho lâp những ngôi chùa như Phổ Phước, Cảnh Phước và Khánh Vân tại Bangkok để các Bà có cơ hội đi lễ vào ngày rằm và ngày mồng một, để quên đi nỗi sầu xa xứ. 
Trên đường chạy loạn qua Siam, chắc chắn cũng có nhiều vị Sưđi theo. Cho nên sau khi chùa chiền được xây dựng, các bà mệnh phụđã thỉnh cầu quý Sưấy vào các ngôi chùa nầy để sớm kinh chiều kệ. Họ đã thực hiện bổn phận của một Tăng Sĩ là buổi sáng tọa thiền; sau đó trì tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm và buổi chiều tụng kinh Di Đà cùng Mông Sơn Thí Thực. Buổi tối có khóa lễ Tịnh Độ. Vào những ngày 14 hay 30 âm lịch tại các chùa nầy đều có lễ Sám Hối Hồng Danh. Những ngày Vía Phật hay Lễ Vu Lan lại có trai đàn chẩn tế, cho các bà có cơ hội làm phước, bố thí, cúng dường. 
Khi hay tin Vua Quang Trung băng hà và nội bộ của anh em Tây Sơn lủng củng thì Nguyễn Ánh đã cùng các phi tần và dòng họ kéo quân về lại Gia Định. Thời gian từ năm 1789 đến năm lên ngôi vua 1802 là thời gian nhà Nguyễn trung hưng, lo tổ chức lại việc cai trị cũng như cho xây lại thành Gia Định. Nguyễn Vương và triều thần tạm ngụ tại chùa Từ Ân. Thái hậu, Vương phi, Công chúa tạm ngụ tại chùa Khải Tường. Năm 1791 Hoàng tử Nguyễn Phước Đảm (tức là vua Minh Mạng) được sinh ra tại chùa Khải Tường nầy. 
Như vậy ta thấy rằng cả Vua Quang Trung và Vua Gia Long khi lánh nạn đều lấy đơn vị chùa để trú thân và khi lên làm vua, riêng vua Gia Long tuy cũng không tín tâm với Tam Bảo mấy; nhưng lại nhờ các bà Hoàng Hậu có tin sâu, nguyện thiết nơi Phật Đạo; nên những ngôi chùa được tiếp tục xây dựng tại dãy đất Miền Nam Việt Nam kể từ ngày ấy. 
Sau khi Nguyễn Vương cùng hoàng tộc trở lại Nam Việt (1789) thì các chùa được xây dựng tại Thái Lan hầu như bị bỏ trống. Thế hệ thứ nhất đi qua, thế hệ thứ hai kế thừa và cho đến bây giờ (2010) sau hơn 200 năm lịch sử, không biết là đã đến thế hệ thứ mấy rồi, không còn người Việt Nam trông coi trong 16 ngôi chùa ấy nữa; nhưng từ Chonburi, cho đến Hat Yai hay Bangkok bất cứ nơi đâu cũng đều nghe được tiếng mõ sớm, chuông chiều do những vị Sư Trung Hoa và Sư Thái Lan trì tụng. Nếu bạn đến chùa vào sáng sớm, bạn sẽ thấy và nghe những vị Tăng Sĩ trẻ người Thái Lan tụng kinh Lăng Nghiêm bằng tiếng Việt; nhưng xem kinh theo mặt chữ hoàn toàn bằng lối phiên âm theo tiếng Thái. Ví dụ như: 
Diệu Trạm Động Trì bất động tôn 
Thủ Lăng Nghiêm vương thế hy hữu … 
Hay nếu bạn có cơ duyên đến chùa Phổ Phước ở China Town tại Bangkok ngày nay vào 4 giờ chiều mỗi ngày, bạn sẽ nghe được các Chú Tiểu người Thái tụng kinh Di Đà bằng tiếng Việt là: 
Như thị ngã văn, nhứt thời Phật tại Xá Vệ Quốc … 
Mặc dầu đã hơn 200 năm lịch sử trôi qua trong bao nỗi thăng trầm của nhân thế; nhưng nếu bạn đến được các chùa trên vào mùa Vu Lan Báo Hiếu hay lễ Vía Đức Địa Tạng v.v… thì bạn sẽ tham gia được các nghi lễ chẩn tế cô hồn hoàn toàn bằng âm Hán-Việt do các vị Sư Trung Hoa và Thái Lan làm chủ sám; thật cảm động vô cùng. 
Cung thành Huế được tồn tại từ năm 1802 đến năm 1945. Gần 150 năm và đã được Liên Hiệp Quốc liệt kê vào di sản văn hóa thế giới. Ngày nay vua, hoàng hậu, hoàng phi, công chúa chẳng thấy một bóng dáng nào còn sót lại nơi chốn triều ca ấy. Thế mà đã hơn 200 năm lịch sử tại ngoại quốc, nước Thái Lan, lời kinh tiếng Việt vẫn còn đây. Quả là “Phép Phật nhiệm mầu” và “Phép Vua thua lệ làng” là ở những chứng tích của lịch sử nầy vậy. 
Sau khi Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 ông sắc phong Tăng Cang Hòa Thượng cho nhiều vị Thầy có công đã che chở cho ông trong lúc lâm nạn và Sắc Tứ cho các chùa đã che chở ông trong khi lánh nạn như Chùa Từ Ân, Chùa Khải Tường v.v… Đây là cái đạo của một ông Vua, một dòng họ, mà cũng là ảnh hưởng của các vua chúa Thái Lan đã cung kính Phật Giáo cũng như các vị chân Tăng, đã phong cho Giới Đao, Độ Điệp; nên Vua Gia Long sau khi trở về nước và lúc lên làm Vua đã học theo phong cách nầy vậy. 
Đây có lẽ cũng là việc ân đền oán trả; hay nhân nào quả nấy chăng? Ân ấy đã được Phật Giáo và lịch sử ghi nhận; nhưng với oán thù với Vua Quang Trung thì Vua Gia Long không chịu xả bỏ mà còn cho đào mả lên, lấy sọ của Vua Quang Trung cho quân lính đi tiểu vào đó, thì quả là một hành động bất nhân. 
Vua Quang Trung đối với Dân Tộc là một anh hùng. Vì lẽđã chiến thắng cả mấy vạn quân Thanh vào năm 1789. Nhưng đối với Gia Long Nguyễn Ánh là một Ngụy Tây Sơn. Vì lẽ, nếu không vì quân Tây Sơn khởi nghĩa, thì cả hoàng tộc nhà Nguyễn đâu có cần phải chạy qua Thái Lan để lánh nạn? Đây là thù riêng, lẫn thù chung đều bị cộng hưởng. Chỉ tiếc rằng: Vua Gia Long không hiểu sâu sắc tinh thần “lấy ân báo oán” nên mới ra nông nỗi ấy. 
Ngay như nàng Kiều của Cụ Nguyễn Du diễn tả sau khi đã được Từ Hải cho thực hiện ân đền oán trả của cuộc đời mình, đến khi hạch tội Hoạn Thư, Hoạn Thư kể lể xin tha, thì nàng Kiều của Nguyễn Du cũng đã đem cái ân cứu mạng ngày trước, khi nàng Kiều còn ở nơi Quan Âm Các của Hoạn Thư để xin tha lỗi cho chính mình, thì Kiều cũng đã thuận theo. Dầu cho quá khứđã là một nàng kỷ nữ, bán mình để chuộc cha và qua lại chốn lầu xanh không biết bao nhiêu lần; nhưng tâm Kiều vẫn là tâm từ bi và tha thứ. Ngược lại một ông vua đã thống nhất được bờ cõi từ Nam chí Bắc và xưng Quốc hiệu là Đại Việt mà đi đối xử với người chết như thế, quả là một hành động đáng phải được soi sáng lại. 
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao khi Nguyễn Vương từ Thái Lan về lại Gia Định không trú ngụở những nơi khác mà lại ở trong chùa, kể cả nhà Vua và Hoàng hậu cũng trú ngụở 2 chùa khác nhau? 
Xưa nay các nhà cách mạng thường hay lấy địa điểm chùa chiền làm chỗ trú ngụ và lui tới. Vì lẽ dễ hiểu là dẫu có bịđánh phá hay bắt được. Kẻ thua vẫn còn toàn thây. Không ai nỡ bỏ bom, đốt chùa, khi phát hiện ra kẻ địch. Sở dĩ Nguyễn Vương về lại nước cũng trú ngụ tại 2 chùa Từ Ân và Khải Tường có lẽ Nguyễn Vương cũng còn lo ngại cho tàn quân của Quang Trung muốn phục thù. Do vậy nương náu nơi cửa chùa là an ổn nhất. Cho đến Võ Trứ tức là một nhà Sưđã chống pháp tại Phú Yên vào thế kỷ thứ 19, cũng lấy chùa làm đơn vị để chiêu binh, đãi sĩ; nên người Pháp gọi là “giặc Thầy Chùa”. Ngay cả Cụ Trần Cao Vân khi chống Pháp cũng đã cải dạng thành một Tăng Sĩ, sống ẩn dật tại chùa Cổ Lâm, Đại Lộc, Quảng Nam để chờ ngày quang phục cho quê hương đất nước. 
Vua Lý Thái Tổ, tức là Lý Công Uẩn, khi sinh ra vào cuối thế kỷ thứ 10, không mẹ không cha; nên cũng đã nương náu nơi cửa chùa. Nếu không có Vạn Hạnh Thiền Sư và Thầy dạy dỗ là Thiền Sư Lý Khánh Vân thì cũng đã chẳng thành người hữu dụng cho quê hương đất nước lúc bấy giờ. Đúng là: 
“Con ai đem bỏ chùa nầy. 
Nam Mô Di Phật con Thầy, Thầy nuôi”. 
Năm 1791, Hoàng tử Nguyễn Phước Đảm con trai thứ tư của Nguyễn Vương ra đời tại chùa Khải Tường. Đến khi Gia Long lên ngôi thì ông đã được 12 tuổi. Vua Gia Long cho ông theo học Nho học và lúc ấy ông cũng đã ảnh hưởng ít nhiều về Phật học; cho nên sau khi lên ngôi năm 1820, Vua Minh Mạng đã trùng tu nhiều chùa chiền, nhiều tượng Phật và các pháp khí của nhà chùa được chế tạo. Nhà Vua tự cho rằng mình kiếp trước là một nhà Sư; nên vào năm Minh Mạng thứ 20 (1839) nhà Vua biến chỗở của mình ngày trước, thành chùa thờ Phật, hiệu là Giác Hoàng; có nghĩa là ông vua đã ngộ được chân lý của nhà Phật. Do vậy mà Vua Minh Mạng đã cho tổ chức 5 lần trai đàn chẩn tế, giải oan tại Chùa Linh Mụ để cầu siêu cho những oan hồn uổng tử, cầu cho quốc thái dân an. Nhà Vua còn tổ chức những cuộc sát hạch các vị Tăng Sĩ. Năm 1830 xuống chỉ dụ vân tập Chư Tăng trong nước về Chùa Báo Quốc ở Huế để tham dự việc sát hạch về giới luật. Những vị nào tinh thông về giới luật, mới được cấp giới đao và độ điệp, tiếp tục tu hành và khi đi qua đò được miễn thuế. 
Thánh Đức Thái Tử (Shotoku Taisi) trị vì nước Nhật vào cuối thế kỷ thứ 6, là một ông vua thâm tín với Tam Bảo; nên trong Hiến Pháp 17 điều ấy, nhà vua đã cho vào một điều rất quan trọng là: 
“Trẫm mong Thần dân nên quy y Tam Bảo và thọ trì năm giới cấm”. 
Nhờ vậy mà nước Nhật được thịnh trị thái hòa trong một thời gian dài. 
Đến thời Minh Trị (Meiji) Duy Tân (1868); ông vua nầy đã dùng các khoa học kỹ thuật Tây Phương để canh tân nước Nhật và cũng đã ban một đạo luật cho các vị Tăng lữ vào năm 1868 là hãy về lập lại đơn vị gia đình để tiếp tục đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế cho quốc gia. Từđó ta gọi là “Tân Tăng”; nhưng thật sự ra chư Tăng của Nhật Bản theo phái Tịnh Độ Chơn Tông đã lập gia đình từ cuối thế kỷ thứ 13. Đó là theo sau bước chân của Ngài Thân Loan Thánh Nhơn (Shinran Shonin) vậy. 
Vua Bhutan, một vị vua rất nhân từ; thần dân hầu như là Phật Tử. Vào đầu thế kỷ thứ 21, ông ta tuyên bố rằng: 
“Thế giới ngày nay đo lường độ tăng trưởng của quốc qua theo tiêu chuẩn phát triển kinh tế của từng đầu người; nhưng nước tôi và dân tôi không phải vậy. Chúng tôi đo sức phát triển ấy qua hành vi đạo đức mà nhân dân của tôi tạo ra được thành quả”. 
Đầu thế kỷ thứ 16 tại Trung Hoa, vua Khang Hy và vua Càn Long sau nầy cũng là những ông vua có liên hệ với việc đầu thai trong Đạo Phật. Các ông thực hành Nho giáo; nhưng Phật Giáo vẫn là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống hằng ngày của những ông vua nhơn từ nầy. Vì lẽ nơi hậu cung, đa phần các bà Hoàng Hậu đều tin theo Đạo Phật. 
Công chúa thứ 3 con vua Gia Long là Nguyễn Phước Ngọc Anh, em vua Minh Mạng sau nầy cũng đã xuất gia tại chùa Đại Giác ở Biên Hòa. Công chúa ngày xưa là “cành vàng lá ngọc” của hoàng gia và có lẽ ngày nay cũng thế. Tuy sống một cuộc sống vương giả nơi chốn đế đô; nhưng có lẽ mùi Thiền đã đánh bại nét hồng nhan; nên trong lịch sử Việt Nam đã không thiếu những ông Vua, bà Hoàng hậu hay các Công chúa thế phát xuất gia nơi cửa Phật cũng là điều dễ hiểu. 
Nhơn tình thời Lê Mạt, Nguyễn Sơ có thể tóm tắt qua 2 câu thán sau đây: 
“Nhơn tình tợđiểu đồng lâm túc 
Đại hạn lai thời các tự phi”. 
Nghĩa: 
“Tình người như chim cùng ở trong một rừng 
Hạn lớn đến thì mỗi con tự bay riêng”. 
Dầu cho Vua Chúa, Hoàng hậu, Cung phi mỹ nữ, quan Thượng Thư hay binh lính v.v… ai sinh ra trong cuộc đời nầy rồi cũng chỉ giống như: “một thoáng mây bay” mà thôi. Nếu ý thức được như vậy thì cuộc đời bớt khổ và chốn “nại hà” của nơi sinh tử không còn bóng dáng giai nhân phải khổ lụy vì tình. Dầu cho đó là tình đời hay tình đạo. 


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage