Phật Học Online

Buông xả kẻ thù bằng cách thực tập kiên nhẫn

Bạn sẽ làm gì khi đối đầu với những người không thương bạn, những người luôn giận dử với bạn? Bạn phải thực tập tính kien nhẫn. Thay vì cố gắng giải thích rõ các hành động của người đó là tiêu cực hoặc nguy hại, bạn nên phân tích chúng là tích cực hoặc ích lợi. Thay vì nghỉ rằng thái độ của người ấy tức giận mình, không thương mình, bạn phải nên nghỉ đó là điều ích lợi, cần thiết, có ích. Cũng như trong cuộc sống, bạn cảm thấy rất quan trọng khi một ai đó thương yêu mình, đồng thời cảm thấy cần thiết khi một ai đó không yêu thương mình. Hay suy nghỉ xem có bao nhiều sự tức giận mà người đó dành cho bạn. Hãy cảm nhận rằng người đó không thích bạn là một điều trân quý cũng như một người yêu thương bạn. Thay vì thấy nó là tiêu cực, bạn hãy nhìn nó là tích cực, hữu ích. Nếu ngay lúc đó, thay vì tự nhủ nó gây tác hại, bạn hãy thực tập tính kiên nhẫn bằng cách nghỉ nó mang lại lợi ích, nếu thay vì nghỉ nó bất lợi, bạn hãy nghỉ nó rất cầ thiết, thì bạn sẽ lập tức kinh qua an vui và thanh bình trong tâm mình. Thay vì bồn chồn lo lắng, bạn sẽ trở nên hạnh phúc ngay lúc ấy. Hơn nữa, bạn sẽ không bị thúc ép trả thù và do đó, sẽ kiềm chế được việc gây tổn hại người khác. Tương tự, thân, miệng và ý của bạn sẽ không tạo tác ác nghiệp gây tổn hại cho người khác.

          Nếu không  chấm dứt  tức giận gây tổn hại người khác, thì bạn để lại những ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động liên tục của tâm mình. Sau đó, những ảnh hưởng này biểu lộ thành các vấn đề  trong cuộc sống hiện tại và tương lai hoặc cả hai—các vấn đề như bệnh tật, bị người khác ngược đãi, chết yểu v.v Những ảnh hưởng này được xem “kết quả của nghiệp tương tự như nguyên nhân trong cuộc sống” và chúng ta gây tạo chúng bằng cách phản ứng tiêu cực đới với những người tức giận mình.

          Do vậy, thực tập tính kiên nhẫn, bạn không gây tổn thương cho người khác và chính mình. Nếu không thực tập tính kiên nhẫn, thì bạn gây tổn hại cho người khác và chính mình. Ngoài ra, khi thực tập tính kiên nhẫn và chế ngự việc gây hại cho người khác, bạn không bị họ gây hại trả thù, do vậy, cứu thoát họ khỏi tạo tác ác nghiệp, nguyên nhân của khổ đau—bạn bảo hộ người khác không kinh qua các kết quả của nghiệp từ việc gây hại cho bạn. Vã lại, bằng cách thực tập tính kiên nhẫn và tạo ra nguyên nhân của hạnh phúc cho chính mình trong hiện đời và tương lai, bạn cũng giúp người khác kinh qua hạnh phúc trong đời này và các đời sau.

          Như một kết quả tất yếu trong việc thực tập tính kiên nhẫn của bạn và không tổn hại người tức giận bạn, người khác không gây tổn hại đến bạn nữa. Không chỉ mang lại an vui hạnh phúc cho chính mình và người khác trong đời này và nhiều đời sau, mà bạn còn huấn luyện tâm mình trở nên kiên nhẫn với người khác. Người này đang giúp bạn thực hiện điều đó. Nói chung, bạn đang học cách trở nên kiên nhẫn với các thành viên trong gia đình, các đồng nghiệp, tất cả những người khác và tất cả chúng sanh. Người tức giận với bạn đang giúp bạn luyện tập tâm trở nên kiên nhẫn và tích cực thay vì tức giận và tiêu cực. Khi tận trừ tức giận trong tâm biến động liên tục của mình và thay nó bằng tính kiên nhẫn, thì các chúng sanh không nhận lấy tức giận từ bạn, tâm của họ được chuyển hóa thành kiên nhẫn. Sự vắng mặt của tổn hại, họ không nhận lấy tổn thương từ bạn, là an vui. Nhừng gì họ nhận từ bạn là điều hạnh phúc.

          Ngược dòng lịch sử, bạn có thể thấy, tại những thời điểm và nơi chốn khác nhau trên thế giới, kẻ có thế lực đã không thực tập kiên nhẫn nên khiến cho hàng triệu người phải chết. Như một kết quả tất yếu, hàng triệu người chịu đựng đau khổ cùng tột bằng cách bị tù đày, tra tấn và bị giết chết—suốt trong thời đại của Hiler[1], ở Trung Quốc, Tây Tạng, Cam Bu Chia, ở phương Tây và nhiều quốc gia khác. Ngay cả hiện thời,  bởi vì họ không thực tập kiên nhẫn, nên những cá nhân có quyền thế nào đó đang giết chết rất nhiều người. Họ không có những phẩm chất để trở thành một người lương thiện. Bây giờ, bạn hãy xét kỉ chính mình trong phương diện ở trên. Khi một cá nhân thực tập kiên nhẫn, học cánh để trở nên kiên nhẫn và giải thoát tâm mình ra khỏi tức giận, thì bạn có thể hiến dâng an vui hạnh phúc tối thượng cho vô số chúng sanh khác, không những trong đời này mà còn nhiều đời sau nữa. Khi không còn tức giận, bạn không gây tổn hại người khác. Do đó, nhiều người, thú vật, tôm cá và côn trùng tiếp nhận nhiều an vui hạnh phúc từ bạn. Bởi vậy, từ đời này đến đời khác, với tính kiên nhẫn hướng về tất cả chúng sanh, bạn mang lại an vui hạnh phúc vô bờ cho cả thế giới. Bằng cách thực tập kiên nhẫn, bạn đem lại hòa bình cho thế giới—cha mẹ, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của bạn và trên phương diện rộng lớn là cho tất cả chúng sanh. Gác lại những chứng ngộ khác về đạo lộ, nếu những người có năng lực đó chỉ được huấn  luyện , sở hữu và thực tập phẩm chất tốt của con người về tính kiên nhẫn, trái tim lương thiện, thì mỗi người có thể mang đến nhiều hạnh phúc cho toàn cầu. Nhiều triệu người sẽ có được hạnh phúc, an vui và sống lâu thay vì đối nghịch lại. Một người đã có thể tạo ra nhiều biến đổi thì anh ta chỉ trở nên kiên nhẫn thay vì tức giận. Bạn hãy đặt mình vào trong trường hợp này. Điều đó có thể xảy ra với bạn. Nếu không thực tập kiên nhẫn trong đời này hoặc các đời sau, thì bạn có thể được tái sanh như một ai đó gây tổn thương hàng triệu người khác. Bởi vậy, bạn phải cần thực tập kiên nhẫn. Bạn nên xem đó là bổn phận trách nhiệm. Nó cực kỳ quan trọng đến nổi bạn rèn luyện chính mình trong kiên nhẫn và thực tập kiên nhẫn. Có lẽ đó là thiền định quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện.

          Nếu thực tập tính kiên nhẫn, thì bạn loại trừ được tức giận. Điều đó có nghĩa không có kẻ thù trong tâm của bạn. Nói cách khác, nó tạo nên điều kiện dể dàng hơn cho bạn chứng đạt tâm Bồ-đề, trái tim lương thiện tuyệt đối, tâm vị tha, và tiến tới chứng đắc giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Tâm Bồ-đề là ngưỡng cửa bước vào đạo lộ đại thừa, nền tảng của con đường dẫn đến giác ngộ và nguồn gốc của tất cả hạnh phúc cho chính bạn và người khác.

          Bằng cách thực tập hoàn hảo tính kiên nhẫn, bạn có thể chứng đắc giác ngộ tối thượng, giải thoát vĩnh viễn, tận trừ tất cả những tâm niệm sai lầm và hoàn thiện tất cả mọi nhận thức. Khi đã chứng đắc giác ngộ, bạn hoàn toàn làm việc vì lợi ích cho tất cả chúng sanh để giải thoát họ ra khỏi tất cả khổ đau, nguyên nhân của khổ đau và mang họ đến với Phật tánh. Đây là lợi ích vô hạn khi thực tập kiên nhẫn trong cuộc sống của bạn ngay bây giờ, một sự lợi ích bất tận như hư không vô biên.

          Ngày nay, sự thực tập kiên nhẫn sẽ khiến bạn trở thành vị đạo sư hoàn hảo và mang lại hạnh phúc cho vô số chúng sanh. Do vậy, khi một ai đó đối xử không tốt hoặc tức giận bạn, thì những điều này là những điều ích lợi chứ không bị bối rối. Bạn phải quan sát nó một cách khác biệt. Bạn có thể thấy sự phản ứng với kiên nhẫn là nguồn gốc của tất cả hạnh phúc—không chỉ hạnh phúc trong đời này mà còn nhiều đời sau của bạn nữa; không chỉ hạnh phúc cho chính bạn mà còn cho vô số chúng sanh khác. Bạn có thể khiến tất cả hạnh phúc hiện hữu. Hạnh phúc xuất phát từ tính kiên nhẫn của bạn.

          Kiên nhẫn còn có nhiều lợi ích khác. Ví dụ, thực tập kiên nhẫn là nguyên nhân để có được một thân hình đáng yêu trong các đời sau—một cơ thể con người mỹ miều hoặc cơ thể thoát tục của tiên nữ. Nếu thân của bạn trở nên quyến rũ, thì nó dể dàng hơn để làm lợi ích cho người khác. Nó cũng là nguyên nhân của nhiều phẩm chất đặc biệt trong thân huyền diệu của đức Phật. Có nhiều ích lợi nữa về tính kiên nhẫn.

          Nếu không thực tập tính kiên nhẫn, thì bạn sẽ trở nên tức giận. Một trong những kết quả của tức giận là phải nhận lấy thân xấu xí trong các đời sau. Nếu trông bạn xấu xí, thì  mọi người sẽ không muốn nhìn hoặc không nghe theo bạn, không muốn giúp đở và sẽ không chú ý đến những gì bạn nói. Tồi tệ hơn, bạn sẽ phải kinh qua những khổ đau cùng tột trong địa ngục khi đầu thai. Ngay cả lúc, sau đó, bạn đầu thai làm người, thì  sẽ có nhiều vấn đề như là một kết quả của tức giận. Tức giận có rất nhiều chướng ngại, nhưng bằng cách thực tập kiên nhẫn, bạn có thể tránh xa tất cả các chướng ngại ấy. Nói chung, thực tập kiên nhẫn trên cơ sở hằng ngày sẽ có lợi ích nhất định. Nó mang lại an vui, hạnh phúc, thành công cho chính mình và người khác trong hiện đời cũng như nhiều đời sau. Sau cùng, bạn chứng đạt giác ngộ và đem lại hạnh phúc cho tất cả chúng sanh khi bạn hướng dẫn họ tu tập chứng đạt giác ngộ.

 


[1] Hitler: (20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.

Ông thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã gây ra Đệ nhị thế chiến, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác[1], được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).

Thời trẻ, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, từng nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng.

Thất bại của Đế chế Đức làm cho Hitler cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở Munich. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Đảng Nazi. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Khởi nghĩa quán bia Munich". Sau khi thất bại Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng, thì Hitler được phóng thích.

Năm 1928, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa thừa cơ phát triển lên. Năm 1933, Hitler làm Thủ tướng Đức ở tuổi 44, đạt được mục tiêu của ông ta Sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị giết không cần xét xử. Trong vài năm trước cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi.

Sau đó, Hitler đã đẩy nước Đức vào con đường chinh phục bên ngoài, dẫn đến cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực cầu hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm lĩnh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực thôn tính nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi Hitler thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận.

Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luýchxămbua. Tháng 6 Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler xé bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của Liên Xô; nhưng không tiêu diệt được quân đội Liên Xô.

Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó ông cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông ta vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông, dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là Hitler đã quá tự cao tự đại, coi thường người bạn đồng minh trong phe Trục của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler.

Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong hai chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ hai. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông ta còn chịu đựng được hơn hai năm nữa. Mùa xuân năm 1945, ngày tận thế của Hitler đã đến. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, Adolf Hitler tự sát ở thủ đô Berlin; vài ngày sau, phát xít Đức tuyên bố đầu hàng.

Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông ta. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage