Cảnh
sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di
động kêu răng rắc trong tay. Sau việc kiểm
soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch
sự yêu cầu chờ đợi – Đức Thánh Thiện đang gặp gở ngoại giao đoàn.
Những
giây phút sau đấy (dường như hàng thế kỷ), chúng tôi được hướng dẫn đến một khu
vực bên trong, nơi lưu trú tạm thời của Yeshe Norbu - Ngọc Ước - của Tây Tạng.
Chúng tôi chờ đợi ngài lẫn lộn với lòng úy ái và tôn kính bởi sự sắp xếp
của những người phụ trách nghiêm nghị của ngài.
Không có điều gì chuẩn bị cho chúng tôi đối với việc ông thầy tu năng động,
y áo màu nâu đỏ bước vào, chào đón lớn tiếng và bắt tay một cách nồng ấm tất cả
mọi người. Chúng tôi cuối cùng đã mặt đối
mặt với Đấng Hiện Diện – Kundun của Tây Tạng.
Giờ
tiếp theo là dành để chia sẻ với vị hiền nhân, niềm tin, tín ngưỡng, và dĩ
nhiên, cả nụ cười sảng khoái của ngài.
Dường như Đức Thánh Thiện đã hoàn thiện ‘nghệ thuật cười’, nếu người ta
có thể gọi như thế. Ngài sử dụng nó để
nhấn mạnh cuộc tranh luận triết lý, vào những lúc để bắt cầu cho sự im lặng kỳ
dị khi ngài suy nghĩ cho một câu trả lời thích hợp đến một câu hỏi, nhưng hầu hết, để chuyển tải lòng nhiệt tình tâm
linh cao thượng của ngài. Có thể chuyển
tải và chúng tôi thấm thía trong một lòng thân mật nồng nhiệt mỗi lần tiếng cười
của ngài bùng lên. Chúng tôi may mắn được
dự phần trong nguồn yêu thương từ ái của ngài, dù chỉ cho một vài thời khắc ngắn
ngủi.
1.-
HỎI: Ngài dường như hiện diện với vô số
mức độ– như một nhân vật của thế giới, lĩnh tụ thế quyền và tâm linh của Tây Tạng,
một lĩnh tụ tâm linh nổi tiếng của thế giới.
Tuy nhiên, ngài thường liên hệ chính mình như một thầy tu giản dị. Ngài thật sự là ai?
ĐÁP: Tôi tự thấy mình như một thầy tu giản dị trước,
rồi là một hành giả của Na Lan Đà (trung tâm giáo dục nổi tiếng của Phật Giáo ở
Ấn Độ, thành lập khoảng 200 B.C.) truyền thống tuệ trí.
Những đạo sư của Na Lan Đà như Long Thọ, Thánh Thiên, Thánh Tăng, Pháp
Xứng, Nguyệt Xứng, và Tịch Thiên đã viết kinh điển mà chúng tôi, như những Phật
tử Tây Tạng, đã học tập và thực
hành. Tất cả các ngài là những
đạo sư của tôi. Tôi cảm thấy rằng tôi có
thể đã tương tác với các ngài trong những đời sống quá khứ. Khi tôi đọc sách vở của các ngài và thiền
quán trên tên tuổi các ngài, tôi cảm thấy có một sự liên hệ. Trong thời điểm này, tôi không nói là tôi
thuộc truyền thống Tiểu Thừa hay Đại Thừa, mà là sự kế tục của Na Lan Đà.
2.- HỎI: Ngài được gọi là ‘Phật
Sống’…?
ĐÁP: Thuật ngữ ‘Phật Sống’ là sự
diễn dịch chữ ‘Hoạt Phật’ từ Hoa ngữ.
Trong Tạng ngữ, thực sự cua chữ ‘lạt ma’ có nghĩa là ‘đạo sư’. Một đạo sư là người nào đấy không nhất thiết
là một vị Phật, nhưng dày dạn kiến
thức. Tôi tin rằng những Đức Đạt Lai Lạt
Ma tiền thân là hóa thân của Quán Thế Âm (Đức Phật Từ Bi) và Đức Đệ ngũ Đạt Lai
Lạt Ma được tin là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi.
Tôi may mắn là tái sinh của tất cả những đại lạt ma này! (cười)
3.- HỎI: Có phải bất cứ người nào
cũng có thể trở thành một vị Phật?
ĐÁP: Ô, vâng! Tất cả chúng sinh đều có hạt giống của Phật
trong họ.
4.- HỎI: Có phải cũng có thể nói
rằng cuối cùng tất cả chúng sinh đều đạt đến Phật quả?
ĐÁP: Vâng, điều này là bởi vì tất
cả những cảm xúc phiền não của tâm thức có thể được loại trừ. Một khi tâm thức được tịnh hóa, chúng ta là
Phật.
5.- HỎI: Ngài diễn tả thế nào về
khái niệm của Đạo Phật về tính không?
ĐÁP: Tính không thì khác với Phật
quả. Nó là thực tại tối hậu của mọi
thứ. Để tịnh hóa tâm thức, điều cần yếu
để biết tính bản nhiên của thực tại, mà đấy là tính không. Những cảm xúc phiền não sinh khởi từ một nhận
thức sai lầm về thực tại. Nhằm để loại
trừ khổ đau, chúng ta phải thiền quán trên tính không.
6.- HỎI: Thế giới chúng ta cần gì
để trở thành một nơi tốt đẹp hơn?
ĐÁP: Không nghi ngờ gì, chúng ta
cần từ bi hơn nữa
7.- HỎI:
Làm thế nào chúng ta thực hành từ bi?
ĐÁP: Qua tỉnh thức! Tôi nghĩ rằng si mê và cảm xúc
phiền não, được
gọi là klesh trong Phạn ngữ, làm cho sinh khởi đến những hoàn cảnh không
muốn. Như si mê được quan tâm, không chỉ Đạo Phật,
mà mọi tôn giáo nhận ra nó là cội nguồn chính của khổ đau. Khắp mọi nơi
trên thế giới, nhiều nổ lực được
quan tâm trong giáo dục. Đấy là điều gì ấy
thánh thiện như nó hổ trợ để lìa bỏ si mê.
Nhưng chúng ta phải cẩn thận về loại giáo dục mà chúng ta truyền đạt cho
con cháu chúng ta. Bây giờ tôi thấy những
người học vấn cao độ là những người quá thiếu hạnh phúc. Đôi khi, tôi
nghĩ những người sử dụng tâm tư
quá nhiều lại không hạnh phúc những người giản dị không dùng đến trí
óc. Tại sao họ không hạnh phúc? Là bời vì quá nhiều tham muốn, thù
hận, và
ganh tỵ. Đối trị đến sự làm yếu kém là
việc tăng trưởng loại kiến thức đúng đắn.
Tôi nghĩ, có lẽ kiến thức phối hợp với một trái tim nồng ấm mang đến tuệ
trí.
Từ
bi, hay karuna, phát xuất từ tuệ trí.
Thí dụ, thú vật vói sự thông minh giới hạn của chúng, là vui vẻ hơn và
an bình hơn chúng ta. Ngay cả thế, tôi từng quán sát rằng thú vật
trở nên hung hăng hơn trong thời kỳ phối giống bởi vì có sự dính mắc đến
bạn đời
lúc này. Sự dính mắc hay luyến ái đánh
thức những cảm giác của si mê trong chúng.
Tương tự đối với chúng ta, nếu ít dính mắc hay luyến ái và ganh tỵ hơn,
thì chúng ta có thể tập trung.
Tôi
tin rằng cho dù con người có theo bất cứ tôn giáo nào hay không thì không quan
trọng, người ấy phải có một trái tim lành mạnh, một trái tim ấm áp. Đây là căn bản cho một đời sống hạnh phúc, điều
này quan trọng hơn quả Phật nhiều lắm.
Đây là phần vụ mà tôi gọi là ‘đạo đức thế gian.’
8.-
HỎI: Chúng ta không bị lệ thuộc bởi nghiệp
báo quá khứ mà chúng không cho phép chúng ta
được từ ái và bi mẫn chứ? Làm thế
nào nghiệp báo được chuyển hóa?
ĐÁP: Bằng việc hành động với tỉnh thức.
9.-
HỎI: Làm thế nào chúng ta sống trong tỉnh
thức?
ĐÁP: Phân tích!
Lấy thí dụ của Thánh Gandhi. Thực
tế, ngài ốm yếu. Mặc dù ngài học vấn
cao, nhưng có những người khác học cao hơn ngài. Thế thì tại sao ngài trở thành một bậc đại
nhân, một vị thánh (mahatma)? Đấy là do bởi trái tim của ngài. Ngài không hành động cho cá nhân ngài hay sự
thích thú riêng; đấy là lòng bi mẫn. Bi mẫn (karuna), tôi nghĩ, là yếu tố chính
trong việc trở thành một con người thánh thiện.
Stalin, Lê-nin, Mao Trạch Đông là những lĩnh tụ đầy quyền lực, nhưng họ
thiếu lòng bi mẫn và không trở nên phổ biến.
Từ
bi tự động đem đến hạnh phúc và tĩnh lặng.
Rồi thì, ngay cả nếu quý vị nhận những tin tức rối rắm, sẽ dễ dàng đón
nhận, khi tâm thức quý vị tĩnh lặng.
Nhưng nếu quý vị khích động, ngay cả một vấn đề nhỏ xãy ra cũng sẽ làm
quý vị khó chịu vô cùng.
10.- HỎI: làm
thế nào đem đến sự tĩnh lặng?
ĐÁP: Thù hận, ganh tỵ và dính mắc cực đoan tạo nên
khổ đau và kích động. Tôi cảm thấy rằng,
một lần nữa, đấy là từ bi có thể giúp chúng ta vượt thắng những điều này để đi
tới một thể trạng tĩnh lặng của tâm thức.
Từ bi không phải chỉ là tử tế với bạn bè của quý vị. Đó là dính mắc hay luyến ái bởi vì nó căn cứ
trên sự mong đợi. Bi mẫn là khi chúng ta
làm điều gì tốt đẹp mà không mong đợi, ngay cả không biết người kia là ai. Đấy là trong nhận thức rằng người kia cũng chỉ
giống như tôi. Nhận thức ấy là căn bản
trên điều mà chúng ta có thể phát triển bi mẫn. không chỉ đối với những người ở
chung quanh chúng ta mà cũng đối với kẻ thù của chúng ta. Thông thường, khi chúng ta nghĩ về kẻ thù của
chúng ta, chúng ta nghĩ về việc làm tổn thương kẻ ấy. Thay vì thế, hãy nhớ rằng kẻ thù cũng là một
con người. Người kia có quyền để vui sống,
giống như chúng ta. Nói với chính mình,
có thể tôi cũng có một số kẻ thù.
11.- HỎI:
Có phải ngài nói về Trung Cộng?
ĐÁP: Không, không!
Tôi đang nói một cách lý thuyết.
Nếu người ta có một kẻ thù, người ta muốn kẻ nọ phải khổ đau. Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy thù hận với
kẻ thù, hãy nghĩ về người ấy như một con người.
Đó chính là bi mẫn thật sự bởi vì chúng ta đang cảm nhận về nó cho kẻ
thù của chúng ta. Chúng ta không có sự tử
tế của người khác để căn cứ cho sự từ bi của chúng ta; người kia thật sự làm tổn
thương chúng ta! Đó là tại sao tôi nói
bi mẫn [1] thật sự là không định kiến.
Những gì chúng ta thường cảm nhận là lòng bi mẫn thành kiến, khi nó bị
trộn lẫn với dính mắc. Bi mẫn chân thành
tuôn chảy đối với tất cả chúng sinh, đặc biệt đối với kẻ thù của chúng ta. Chúng ta phải giữ trong tâm thức rằng phát
triển bi mẫn có thể không làm lợi ích cho người kia một cách trực tiếp. Nếu chúng ta cố gắng để phát triển lòng bi mẫn
đối với kẻ thù chúng ta, người kia có thể thậm chí không biết về điều ấy. Nhưng nó sẽ lập tức làm lợi ích cho chúng
ta! Như thế nào? Bằng sự tĩnh lặng tâm thức của chúng ta. Trái lại, nếu chúng ta giữ tâm tư rằng mọi thứ
tệ hại như thế nào, chúng ta sẽ lập tức đánh mất sự hòa bình của tâm hồn.
12.- HỎI:
Và điều đó sẽ giúp cho kẻ thù?
ĐÁP: Không nhất thiết giúp đở kẻ thù càng nhiều
càng tồn hại chính mình. Bằng việc thay đổi
tư tưởng, chúng ta lập tức có sự yên bình của tâm hồn. Nhiều người cũng
nghĩ rằng sự thực hành bi mẫn
lợi ích cho kẻ khác và không ích gì cho tự thân. Sự suy nghĩ như thế là
một sai lầm nghiêm trọng. Nó phải được vượt thắng qua tỉnh thức, là
điều
như tôi đã đề cập trước đây, tức là qua phân tích, nó đến từ sự phân
tích quán
chiếu.
Ngay
cả những nhà nghiên cứu y khoa hiện đại đã đi đến kết luận rằng sự hòa bình của
tâm hồn là căn bản cho sự lành mạnh của sức khỏe. Thẩm tra cho thấy rằng đối với những người thực
hành từ ái [2] và bi mẫn dễ lấy lại một thể trạng hòa bình của tâm hồn sau khi
bị kích động.
Vào
tháng Năm năm nay, tôi đã chứng kiến một thí nghiệm được tiến hành trên một tu
sĩ ở Đại Học Wisconsin, người bị bắt phải chịu một âm thinh ồn ào. Nó chỉ có một ít tác động trên vị tu sĩ và vị
ấy có thể hồi phục sự tĩnh lặng không khó khăn gì. Điều này để minh chứng rằng sự thực hành từ
bi thật sự tĩnh lặng chúng ta một cách đáng kể.
Tôi
không nói rằng bi mẫn phải được thực tập bởi vì Đức Phật đã dạy nó. Không.
Nó phải được thực tập một cách bình đẳng bởi người Phật tử, Ấn Giáo, Kỳ
Na Giáo, Ki Tô Giáo. Nó là bộ phận của
‘đạo đức thế gian’ mà tôi nói đến. Không
có gì thiêng liêng hay tôn giáo về việc ngưỡng mộ một tâm thức tĩnh lặng. Con người chỉ cần nhận ra rằng nó tốt cho sức
khỏe chúng ta! Sự đề xuất của tôi là để
thúc đẩy những giá trị mà có thẻ làm cho con người có một tâm thức tĩnh lặng.
13.-
HỎI: Có một tâm thức tĩnh lặng thực sự hoạt
động kỳ diệu. Nhận thức được điều này sẽ làm tôi muốn phát triển nó.
ĐÁP: Điều này phải được làm cho rõ ràng đến mỗi cá
nhân, ngay cả trẻ con. Điều quan trọng để
làm cho một thiếu nhi biết rằng nếu nó đánh mất sự bình tĩnh của nó, thì nó sẽ
đau khổ. Nếu nó có thể từ bi hơn, nó sẽ
cảm thấy vui vẻ hơn ngay cả trong khi nô đùa.
Nếu quý vị mĩm cười, đời sống sẽ ngọt ngào hơn. Cuối cùng, nếu tôi mĩm cười với quý vị, quý vị
sẽ mĩm cười trở lại!
14.-
HỎI: Ngài không bao giờ có kinh nghiệm
giận dữ chứ?
ĐÁP: Ô, vâng, tôi có chứ. Những cảm xúc phiền não đến và đi. Tôi không nghĩ chúng hiện hữu trong tôi
lâu. Nếu chúng ta để sự giận dữ duy trì
trong chúng ta, nó sẽ đưa đến cảm giác bệnh hoạn và thù hận.
15.-
HỎI: Ngài đối phó với giận dữ như thế
nào?
ĐÁP: Qua niềm tin vững chắc của tôi về từ bi. Tôi nghĩ những cảm xúc tiêu cực là một bộ phận
trong tâm thức của tôi. Hoàn toàn tự
nhiên để cảm thấy giận dữ khi đối diện với rắc rối. Nhưng chúng ta có thể thay đổi.
16.-
HỎI: Chúng ta có thể nói rằng tỉnh thức về những cảm xúc của mình sẽ hổ trợ
trong việc đối phó với nó hay không?
ĐÁP: Nếu chúng ta có thể nhận ra thời khắc mà giận
dữ sinh khởi, thì chúng ta có thể phân biệt bộ phận mà tâm thức chúng ta đang cảm
thấy giận dữ. Điều này sẽ phân chia tâm
thức chúng ta làm hai phần – một phần sẽ cảm thấy giận dữ trong khi phần kia sẽ
cố gắng để quán chiếu. Do thế, giận dữ
không thể khống chế toàn bộ tâm thức.
Chúng ta có thể nhận ra sự giận dữ
ấy là tổn hại và có thể phát triển một loại đối trị nó. Nhìn sự giận dữ của chúng ta một cách khách
quan. Cố gắng để thấy phía tích cực của
sự giận dữ - làm nên con người hay sự kiện. Tất cả những ý tưởng này không phải là sự
sáng chế của Tây Tạng, chúng là sự sáng tạo của Na Lan Đà, sự chế tác của quý vị! (cười lớn)
Những người Tây Tạng chúng tôi là học trò của những đạo sư Ấn Độ. Nhưng ngày hôm nay, đạo sư của chúng tôi đang
trở nên quá vật chất, có lẻ trở nên quá chính thống trên một mặt và quá bị Tây
phương hóa ở mặt kia. Tôi nghĩ đây là
lúc mà người Ấn Độ hãy tiếp nhận Ấn Độ hóa!
17.- HỎI: Vì
ngài đã và đang nhấn mạnh những ‘giá trị thế gian’, ngài sẽ không quy định những
sự thực tập tâm linh bởi vì chúng có nhờ một truyền thống nào đấy chứ?
ĐÁP: Tôi sẽ đề nghị những gì tôi gọi ‘thiền phân
tích’. Nó là một khoa học, như nhiệm vụ
chính của nhà khoa học là phân tích. Khi chúng ta thiền quán, chúng ta đưa mình
tập trung từ thế giới ngoại tại, đến nội tại và cảm xúc.
18.-
HỎI: Đấy là tại sao Đức Phật được gọi là
một nhà đại tâm lý học?
ĐÁP: Không nghi ngờ gì nữa, bởi vì Ngài đã dạy
khoa học tâm thức.
19.-
HỎI: Mục tiêu của đời sống con người là
gì? Chúng ta sinh ra để đạt đến điều gì?
ĐÁP: Là vui sống!
20.-
HỎI: Mục tiêu của sự tồn tại?
ĐÁP: Hạnh phúc.
21.- HỎI: Hạnh
phúc cho người khác hay chính chúng ta?
ĐÁP: Lấy thí dụ của một cây cỏ. Mục tiêu sự tồn tại của nó là gì?
22.- HỎI:
Phụng sự kẻ khác?
ĐÁP: Có thể cây cỏ chỉ là thế! Nó không có những mục
tiêu cố định. Nó chỉ sinh trưởng. Cũng có thể nói, cây cỏ không có tâm
thức. Thú vật cũng dường như có hạnh phúc như
khuynh hướng của chúng.
Thiên
nhiên không bao giờ duy trì thể tĩnh; sinh trưởng là căn bản cho một con người. Tại sao chúng ta luôn luôn nói “Ngày sinh vui
vẻ’ và không bao giờ nói ‘Ngày chết vui vẻ’?
Bởi vì chúng ta không muốn thấy sự chấm dứt. Tâm thức con người bị kích thích để sinh trưởng,
bắt đầu và tươi mát. Từ bi vì thế là
năng lực để sinh trưởng và phát triển trong khi sân hận là tàn phá.
23.- HỎI: Nếu
mục tiêu của đời sống là hạnh phúc, thì niết bàn để chỗ nào?
ĐÁP: Bây giờ quý vị đang nói về một trình độ
khác. Ở mức độ thứ nhất, chúng ta cần thực
tập những giá trị căn bản của con người.
Rồi thì, chúng ta có thể nói về
niết bàn, mà đấy có nghĩa là sự chấm dứt của khổ đau. Thế là chúng ta trở lại với hạnh phúc!
24.- HỎI:
Làm thế nào niết bàn có thể được thiết lập?
ĐÁP: (Cười) Nó là có thể bởi vì có thể loại trừ tất
cả những cảm xúc tiêu cực! Khi Đức Thế
Tôn Thích Ca Mâu Ni trãi nghiệm đại niết bàn, tâm thức của Ngài ngừng dứt và
Ngài tự do khỏi dòng sinh tử nghiệp báo.
Long Thọ Đại sĩ nói một cách rõ ràng rằng tâm thức thanh tịnh không có lực
phản kháng, và chỉ có những ai có năng lực đối nghịch có thể dừng lại, như vấn
đề [trên thì mới thể nhập niết bàn].
Chân tâm, cũng như ‘không đại’, không có năng lực phản kháng và vì thế
không có lý do gì để dừng lại. Trong trường
hợp của những cảm xúc phiền não khác, chúng có thể chấm dứt nếu chúng có những
năng lực tích cực đối kháng mạnh mẽ.
Nhưng trong trường hợp của tâm, chúng ta không thể nói rằng nó sẽ đi đến
chấm dứt, giống như thật khó khăn để tìm một loại thuốc đối trị mạnh mẽ có thể
gây trở ngại đến sự tồn tại của nó, như
trường hợp của ‘không đại’. Ở đây,chúng
ta có thể tranh luận bằng việc nói rằng trong trường hợp ấy, chúng ta có thể đặt
dấu chấm hết từ bi hay yêu thương hay
không bởi vì chúng có những năng lực đối kháng mạnh mẽ? Trong việc khảo sát, chúng ta sẽ nhận thấy rằng
từ ái và bi mẫn thường kết hợp với tuệ trí trái lại giận dữ và thù hận có thể
dường như mạnh bạo nhưng không có căn bản luận lý/chứng cứ. Mọi thứ đúng tốt đẹp và đúng đắn là kết quả của
nhận thức có giá trị. Căn cứ trên điều
này, càng phân tích chúng ta càng có thể nắm vững thực tại. Tuy thế, nếu điều gì đấy sai lầm hiện hữu mạnh
bạo, khi chúng ta phân tích, sự sai lầm/dối trá của nó sẽ phơi bày.
Giả
nếu quý vị cảm thấy giận dữ với một người tên là Gupta, hãy tự hỏi mình: ‘Ai là
Gupta?’ ‘Người ấy là thân thể, hay tâm
thức của người ấy?’ Chúng ta sẽ thấy rằng không có câu trả lời. Lập tức cảm giác thù hận lắng xuống, khi
không thể tìm ra đối tượng. Nhưng bi mẫn
là khác biệt, vì nó không lệ thuộc trên việc xác định một mục tiêu. Do bởi điều này, triết lý nhà Phật liên hệ bi
mẫn như tâm thức không nhận thức đối tượng.
Từ ái (maitri),
bi mẫn (karuna),
và tâm bồ đề (bodhichitta)
không nhận thức bất cứ đối tượng nào.
Quý vị có lĩnh hội được vấn đề chứ? (cười)
Dĩ
nhiên, đây là sự giải thích của nhà Phật và rất chính xác. Tôi nghĩ là bởi vì sự phong phú của Phạn ngữ,
mà điều này được phát triển một cách cao độ trong khía cạnh trừu tượng.
25.-
HỎI: Có phải giáo huấn ban đầu của Đạo
Phật là bằng tiếng Pali?
ĐÁP: Tất cả những đạo sư của Na Lan Đà đã viết bằng
Phạn ngữ nhưng Luật tạng và A tỳ đạt ma là bằng tiếng Pali.
26.- HỎI: Đức
Phật đã im lặng đối với câu hỏi về Thượng Đế.
Ngài thì sao?
ĐÁP: Tại sao Đức Phật không nói bất cứ điều gì về
Thượng Đế? Bởi vì Ngài đã nói về luật
nhân quả. Một khi quý vị chấp nhận luật
nhân quả, điều ấy hàm ý rằng không có ‘đấng tạo hóa’. Nếu Đức Phật chấp nhận khái niệm về một đấng tạo hóa, ngài đã không
im lặng; mọi thứ đã là Thượng Đế!
27.-
HỎI: Ai làm nên luật nhân quả?
ĐÁP: Về điều ấy, Đức Phật đã nói là ‘tâm’, chẳng
bao giờ là Thượng Đế hay pháp thân hay ngay cả chính Đức Phật.
28.-
HỎI: Tâm đã diễn ra như thế nào?
ĐÁP: Cội nguồn của tâm là tự nhiên, là bản chất. Từ
ngữ được dùng cho sự tồn tại là ‘duyên khởi’. Nói về Thượng Đế, ai tạo
ra Thượng Đế? Không có điểm nào tranh luận được. Pháp Xứng và Tịch
Thiên tranh luận về sự tồn
tại của Thượng Đế và đạt đến kết luận rằng nếu chúng ta tin tưởng trong
một đấng
tạo hóa nhân từ, làm thế nào chúng ta giải thích về khổ đau? Tôi nhớ
một sự kiện buồn cười. Trong kịch nghệ Tây Tạng, bình phẩm cho phép
và ngay cả Đức Phật cũng không được tha.
Có một người diễn kịch ở trên sân khấu và ông nói rằng ông không tin
Thượng
Đế. Nếu Thượng Đế làm ra chúng ta, ông
nói, thay vì đặt cả đôi mắt ở phía trước, một mắt nên được đặt ở phía
sau!
Chúng ta sẽ tiện lợi hơn trong cách ấy.
Ngoài hài hước ra, ý tưởng không có ý bất kính một tôn giáo nào nhưng là
để phân tích bản chất tự nhiên của thực tại.
29.-
HỎI: Ngài có thấy một nền tảng chung nào
giữa Phật Giáo và Ấn Giáo không?
ĐÁP: Một cách lịch sử, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni
là một người Ấn Giáo. Vì thế tôi muốn gọi
Ấn Giáo và Phật Giáo là anh em sinh đôi.
Rồi thì có những sự thực tập chung như chỉ (samadhi) và quán (vipassana). Sự phân ranh đến từ khái niệm tính
không. Trong khi Ấn Giáo tin tưởng trong
ngã (atma), Phật Giáo tin tưởng vô ngã (anatma). Trong sự thực tập bất bạo động,
Kỳ Na Giáo (Jain) hoàn hảo hơn cả Phật Giáo và Ấn Giáo.
30.-
HỎI: Aldous Huxley [3] đã nói về ‘triết
lý lập lại’ – nền tảng huyền bí thông thường của tất cả mọi tôn giáo. Ngài có tin điều ấy không?
ĐÁP: Điều này thì khó để nói. Tại một trình độ, tất
cả mọi tôn giáo đều có một khuynh hướng – chuyển hóa cá nhân thành những con
người tích cực. Ở một trình độ khác, những
tôn giáo hữu thần không có nhận thức về niết bàn.
31.-
HỎI: Ngài du hành khắp mọi nơi trên thế
giới. Ngài có nghĩ rằng qua mức độ rộng
rãi bao quát, thế giới có đang chuyển biến hướng đến việc biểu hiện tích cực
hơn không?
ĐÁP: Tôi muốn trích dẫn Hoàng thái hậu Anh Quốc về
điều này. Trong ngày sinh lần 96 của bà,
tôi đã hỏi bà một câu hỏi như vậy. Bà
nói rằng nó đang trở nên tốt đẹp hơn, bởi vì khi bà còn trẻ, thí dụ thế,
không
ai quan tâm về môi trường, quyền con người, và quyền tự quyết. Ngày
nay, những điều này đã trở thành những
giá trị phổ biến toàn cầu. Khi Thánh
Gandhi thực hiện bất bạo động, tôi nghĩ mọi người xem điều ấy như một
dấu hiệu
của yếu đuối. Hiện nay có lẻ ngoại trừ
Trung Hoa, toàn thế giới, , chấp nhận và thực hành bất bạo động, như
Nelson Mandela. Ấn Độ không chỉ hiến tặng những tôn giáo vĩ
đại như Ấn Giáo, Phật Giáo, Đạo Sikh mà cũng là nơi chung sống của nhiều
tôn
giáo khác như Bái Hỏa Giáo, Hồi Giáo và Ki Tô Giáo. Sự bao dung tôn
giáo chúng ta thấy khắp thế
giới cũng là một truyền thống của Ấn Độ.
32.- HỎI: Ngài
có nghĩ rằng Trung Hoa đang thay đổi không?
ĐÁP: Vâng, Trung Hoa cũng đang trong một tiến
trình thay đổi.
33.-
HỎI: Có bất cứ một thông điệp nào cho những
độc giả của ‘Cuộc Đời Tích Cực’ không?
ĐÁP: Cuộc đời có thể vui sướng hay khốn cùng. Để hướng đến một cuộc sống đầy hoa trái, và để
làm cho nó tích cực, thực hành thiền
phân tích [4]. Và tôi nhớ rằng tĩnh lặng
và từ bi là một bộ phận quan trọng của đời sống con người. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi độc giả của ‘Cuộc
Đời Tích Cực’ sẽ chú tâm nhiều hơn đến những giá trị nội tại
Phụ chú
[1]
Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ.
Bi mẫn: là nguyện ước cho người
khác giải thoát khỏi khổ đau và khỏi những nguyên nhân cho đau khổ.
[2]
Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc.
Từ ái: Nguyện ước cho người khác
được hạnh phúc và có nguyên nhân của hạnh phúc.
[3]
Aldous
Leonard Huxley (1894-07-26 – 1963-11-22) , là một
tác giả người Anh, nổi tiếng nhất với tác phẩm Thế Giới Mới Can Trường (Brave New World). Ông là cháu của Thomas
Henry Huxley và
là em trai của Julian
Huxley.
[4]
Thiền quán, hay liễu biệt thiền, hay vypassana.
Tuệ
Uyển chuyển ngữ - 25/01/2011
http://www.lifepositive.com/spirit/world-religions/buddhism/dalai-interview.asp