Phật Học Online

Một Sư cô nơi biên địa
(Trích tham luận Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam) Ghi chép: Nguyễn Phước Thị Liên - Diệu Hạnh

Vào thời Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn (1708) và được chúa phong tặng: “Khai trấn Thượng trụ quốc Ðại tướng quân Vũ nghị công”, Giang Thành đã được Mạc Cửu cho xây bờ lũy và đồn canh để ngày đêm canh phòng nghiêm nhặt, ngăn ngừa những bất trắc xâm lăng.

“ Giang Thành dạ cổ ” là một trong mười bài “Hà Tiên thập vịnh” tuyệt tác của Mạc Thiên Tích, con trai Mạc Cửu. Bài thơ nói về tiếng trống cầm canh nơi đồn thú bên bờ sông vọng về trong đêm:

"Trống quân Giang thú nổi uy phong

Nghiêm gióng đồn canh ỏi núi sông

Ðánh phá mặt gian người biết tiếng

Vang truyền lịnh sấm chúng nghiêng lòng".

Ðến thời Minh Mạng (1820 – 1840), nhân dân tại đây có lập một ngôi chùa gọi là chùa Giang Thành để dân làng có nơi chiêm bái Phật tổ, nương tựa phần tâm linh. Chùa được vua ban sắc thừa nhận.

Ngày nay bờ lũy không còn, đồn canh chỉ còn dấu gạch rêu phong, ngôi chùa một thời mục nát vô chủ, đến khi gây dựng lại thì không ai trụ giữ được hơn ba tháng, cho đến nãm 1996. Có một sư cô đến trụ trì, Sư cô Thích nữ Huyền Thanh xuất gia tu học tại thiền viện Linh Chiếu. Ðến năm này, sư cô được Giáo hội bổ về tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang. Tại đây Sư cô được thầy mình là Ni sư Thích nữ Như Hải, Phó Ban Trị sự Phật giáo Kiên Giang, Trụ trì chùa Sắc tứ Tam Bảo, giới thiệu về chùa Giang Thành tu thân và phục vụ đạo pháp.

Tôi được nghe, trong khi đào đất, chùa Giang Thành vừa phát hiện một tượng Phật bằng gỗ quý, cao chừng bảy tấc, có đường nét chạm khắc rất đẹp. Hôm ấy tôi đến thãm chùa, xe ôm bỏ tôi ở ngã rẽ vô xã. Tôi cuốc bộ hỏi thăm từng chặng đường vô chùa. Ai cũng bảo: “ Ðó…đó. Ở đằng đó, đi ngã này”, phải qua hàng loạt mấy đám cỏ lát, cỏ năng với ruộng lúa và qua ba bốn bận “Ði ngã này”, tôi mới thấy mái chùa, mà cứ tưởng mái nhà ai lờ mờ thấp bé bên một cái cây thật cao. Chùa chẳng là sừng sững hay oai nghi nhý tôi thường thấy.

Tôi vô cổng, qua sân. Một con chó ùa ra sủa, rồi Sư cô trong chùa bước ra. Tôi vái chào. Sư cô có dáng người hơi cao, nhanh nhẹn, đặc biệt tiếng nói to, miệng cười tươi tắn hồn nhiên. Sư cô tiếp tôi chân tình cởi mở, dường như lâu quá mới thấy người kẻ chợ vô thăm. Tôi dòm quanh không thấy ai ngoài Sư cô đang lăng xăng kéo ghế pha trà mời. Tôi xin phép lên lạy Phật. Chuông đổ. Tiếng ngân khẽ chạm vào hư không, trôi giữa bốn bề đồng không mông quạnh. Lòng tôi bỗng dưng buồn một cách lạ lùng. Sao thấy thương và tội nghiệp ông Mạc Cửu với ông vua Minh Mạng!

Tôi ngắm nhìn tượng Phật gỗ rồi đi quanh chùa. Chỉ cần vài bước chân là tôi đã đi “cùng khắp”. Tôi than: “Chùa nghèo quá ”. Sư cô và tôi bật cười. Một mối dây thân thiện không biết từ đâu vây lấy chúng tôi. Cứ thế, Sư cô và tôi đi ra sân trước sân sau nhà chùa. Tôi khen chùa có cái cây to, quí quá, cho bóng mát suốt ngày, rồi hỏi:

- Thưa Sư cô, ở đây hầu hết là người Khơ-me, họ có thường vào chùa lễ Phật?

- Mô Phật, cũng thường lắm. Nhưng lúc này vắng hẳn là do trên cây đó có cái tổ ong vò vẽ thật lớn. Hễ chùa lên đèn là chúng rủ nhau bay vào.

- Vậy làm sao, cô? Tôi lại hỏi.

- Mô Phật, có nhiều Phật tử đưa ý kiến nếu tôi đồng ý, họ sẽ phá. Nhưng nhà chùa vốn không sát sanh hại vật, chỉ biết đêm đêm tắt đèn tụng niệm, cầu Phật gia hộ, xin các vị Long thần Hộ pháp hiển linh, dẫn dắt đàn ong đi chỗ khác.

- Ðược không, Sư cô?

- Mô Phật, nhờ cầu xin mà được. Sư cô cười đáp.

Tôi lại than:

- Chùa vắng vẻ quá, quanh đây chỉ thấy ruộng cỏ, không thấy nhà. Ban đêm cô ở một mình như vậy sao?

- Mô Phật, chùa ở đây xưa nay vậy. Ðến ngày rằm, mồng một hay ngày vía, ngày lễ, các Phật tử đến làm công quả, thường ở lại ngủ đêm.

Ra về, nhớ câu ai hát “Một cõi biên thùy một cõi thơ”, tôi lại bùi ngùi nghĩ về người nữ tu và ngôi chùa nhỏ khép mình bên lằn ranh biên giới được gọi là vùng sâu, vùng xa…

Tháng 6/2009, tôi có duyên được theo các sư và các Phật tử Hà Tiên ra Phú Quốc dự lễ cầu siêu tịnh độ các vị anh hùng liệt sĩ. Bất ngờ tôi gặp lại “người xưa” là Sư cô chùa Giang Thành. Vô tình Ban tổ chức sắp xếp tôi ở kế phòng Sư cô trong một khách sạn. Sư cô không nhớ tôi, tôi nhớ sư cô qua “hình hài” và cái cười tươi ấy.

Tôi nói:

- Thưa Sưcô, tôi nhớ dạo ấy bên chùa Sư cô có cái tổ ong… Nghe thế Sư cô vụt mừng, cười càng tươi hơn. Tối ấy tôi tranh thủ xin Sư cô cho tôi được hầu chuyện. Sư cô lại cười.Thế là cuộc hàn huyên diễn ra:

- Thýa Sư cô, tôi vừa được biết và cũng rất bất ngờ, ngoài cương vị Trụ trì chùa, lại là chùa nghèo ở vùng biên giới, Sưcô còn là một nhà từ thiện có tầm cỡ của Kiên Giang. Có lần Sư cô được lên ti-vi, nhận bằng khen, được chính quyền và nhân dân kính mến. Xin Sư cô có thể cho biết điều gì khiến Sư cô làm được vậy?

- Mô Phật, ngày mới về chùa, tôi là một nữ tu xa lạ, lạ nước lạ cái. Việc hàng ngày tôi thấy trước mắt là cảnh nghèo đói của người dân nơi đây, suốt ngày họ lam lũ cực nhọc làm thuê làm mướn vẫn không có cái ăn. Việc trồng trọt cũng không thể vì đất đai khô cằn lại nhiễm phèn mặn. Ðã thế, họ sanh đẻ nhiều, nhà ai cũng một cảnh con cái nheo nhóc, không được đến trường, lớn chút chúng phải đi nhổ cỏ, bắt ốc, hái rau tìm kế sanh nhai. Tôi đau đớn tận mắt thấy cảnh người chết phải bó chiếu đem chôn… Tôi suy nghĩ kẻ tu hành ngày nay không chỉ lo việc riêng cho chùa và tu tập cho mình mà còn biết phải lo cho đời, theo lời dạy: “Ðạo pháp và dân tộc” trong ý nghĩa “Phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường mười phương chư Phật”. Tôi nhớ ngày đó tôi gặp cô Kim Tư - Chủ tịch Hội phụ nữ xã để nêu việc làm từ thiện, giúp dân thoát nghèo, nhất là chị em phụ nữ nãm xã biên giới. Tôi động viên cô Tư giúp tôi, với tư cách và trên danh nghĩa chùa Giang Thành kết hợp với Hội phụ nữ. Vì dù sao tiếng nói của Hội vẫn mạnh hơn. Ðược cô Tư chấp thuận, tôi mừng lắm, bắt tay làm ngay.

Tôi lại hỏi:

- Thýa Sư cô, người ta thường nói: “Vạn sự khởi đầu nan”. Vậy cái “đầu tiên khó” của Sư cô là gì?

- Tôi nói điều này hơi vui. Người ta cũng nói cái khó khăn đầu tiên là tiền đâu, nhưng với tôi, chuyện đó không đáng ngại. Cái ngại nhất là lòng tin, niềm tin. Không ai tin người tu hành, kẻ thường ngày chỉ biết gõ mõ tụng kinh với quét lá đa mà nay nói chuyện ra xã hội làm việc từ thiện với kế hoạch dài lâu. Với họ, nhà chùa làm từ thiện là đi ủy lạo, phát gạo, phát quà, trong các dịp lễ hay trong mùa lụt bão. Không ai tin tôi, họ sợ tôi đánh trống bỏ dùi. Cái khó thứ hai là dân trí ở đây thấp, khó sửa đổi cách suy nghĩ và lề thói làm ăn xưa cũ; cái khó nữa, ở đây chýa có đường giao thông, việc đi lại vận chuyển còn trắc trở; người dân tộc không có ý thức tiết kiệm, tự mình cởi trói và sau này khi sản phẩm làm ra, chúng tôi gặp ngay một cái khó không ngờ đến đó là va chạm với mối lái, tức người thương lái mua đi bán lại.

- Thưa Sư cô, có khó khăn mà có thuận lợi không ạ ?

- Có chứ!

- Sư cô đáp rất tự tin.

- Tôi luôn gặp thuận duyên. Cô thử nghĩ xem, trong khi tôi chưa có hộ khẩu ở chùa mà tôi đã là thành viên của Mặt trận Tổ quốc. Khi có hộ khẩu, tôi là ủy viên Hội đồng Nhân dân hai cấp, cấp xã, cấp huyện. Bởi vậy mỗi tiếng nói của tôi đề bạt lên chính quyền là mỗi tiếng nói của người dân, lẽ nào chính quyền không lắng nghe, giải quyết. Một thuận lợi nữa là trong việc làm từ thiện, tôi không cực khổ bỏ công sức đi vận động bà con cô bác hay xin xỏ ai khác mà tự họ đem tiền đến cho tôi. Ví dụ, vào từng đỉnh điểm trong năm như mùa lũ, mùa khai giảng, mùa hạn ở các xã đảo, tôi thường lưu ý mời người quen, người thân ở trong và ngoài nước về tại nơi để thấy tận mắt, tiếp cận cảnh nghèo khổ thiếu thốn của ngýời dân. Thế là họ gửi tiền về, rồi miệng truyền miệng, khắp nơi kẻ ít người nhiều, rủ nhau quyên góp…

- Thưa, xin Sư cô cho biết cụ thể một vài “kế hoạch dài lâu”, cô vừa nói..

- À, đó là kế hoạch thành lập tổ đan đệm và khung dệt chiếu.Tôi thuê những chị em nghèo để họ có công ăn việc làm. Ở đây có loại cỏ bàng mọc hoang nhiều lắm, người dân chỉ cần vô đồng nhổ về đập dập, phơi khô thành từng sợi dẹp, dùng đan giỏ, nón và chiếu. Tôi và cô Kim Tư đã thực hiện được 300 khung dệt, xóa nghèo 300 hộ ở ba xã Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa (mỗi xã nhận 100 khung). Ở chùa có 4 tổ đan đệm, chùa thường mua sẵn cỏ bàn dự trữ vào mùa mưa để chị em có việc làm suốt năm không gián đoạn. Ðối với các hộ nghèo là người dân tộc, nhà chùa giúp tiền mặt. Với tổ trưởng tổ đan đệm thì hội phụ nữ giúp vốn. Sản phẩm làm ra, chúng tôi không bán cho lái thương, vì họ thường ép nhận giá để vụ lợi, cũng không chở đến các nơi khác vì phí tổ vận chuyển quá cao. Chúng tôi bán trực tiếp cho công ty có nhu cầu tiêu thụ. Nhờ vậy giá thành cao, chị em có thu nhập vừa ý. Mỗi sản phẩm tự thân người làm ra, khi bán được, phải đóng 1000w tiền tiết kiệm cho mình, phòng khi hữu sự, cần tiêu xài.

Tôi hỏi:

- Thưa Sư cô, cách làm ăn có hiệu quả như thế, chắc Sư cô ðýợc chính quyền tin cậy và nâng đỡ.

- Mô Phật, không giấu gì cô, chính các ông chính quyền xác nhận nhà chùa chúng tôi làm rất tốt công tác xóa đói giảm nghèo, có khi nhà nước phải học tập. Năm xã biên giới của huyện Giang Thành nằm trong chương trình 135 của chính phủ và cũng là vùng di dân lập nghiệp của tỉnh nên khi việc tôi làm có hiệu quả, chính quyền rất khen ngợi, hết lòng quan tâm giúp đỡ, tạo cho tôi nhiều thuận duyên, đủ tư cách pháp nhân để hoạt động từ thiện. Từ đó tôi mạnh dạn đứng ra vận động chư Tôn đức Tăng Ni, các nhà hảo tâm, các Phật tử gần xa. Kết quả về mặt vật chất, người hảo tâm ủng hộ Hội Khuyến học trên 400 triệu đồng, dùng cấp học bổng cho 20 học sinh nghèo hiếu học, với định xuất hàng tháng 200.000w và 40 em với định xuất hàng tháng 50.000w, trong vòng ba năm nay. Quỹ sẽ cấp dài dài nếu em nào muốn lên đại học. Nhờ vậy số học sinh bỏ học nửa chừng giảm thấy rõ.Sư cô nói thêm:

+ Chùa cũng đã cấp 70 xe đạp, giúp các em nghèo có phương tiện đến trường.

+ Khoan 200 giếng nước sạch ở các điểm trường và trạm xá.

+ Vận động đóng góp vào các chủ trương xóa đói giảm nghèo trên 2,4 tỷ đồng dùng để:

* Xây cầu bê tông, xóa cầu khỉ trên các kênh rạch.

* Làm ðýờng bê tông nông thôn.

* Cấp trên 200 chiếc xuồng vào mùa lũ ( từ năm 2000 đến nay).

* Cấp 50 xe lăn cho người tàn tật.

* Mua 10 máy may, một máy vắt sổ. Dạy may cho các chị em tại chùa. Sau đó giới thiệu họ có việc làm.

* Thực hiện dự án nước ngọt ở xã đảo Sơn Hải, trị giá trên 150 triệu ðồng. Sau khi tôi cùng ban dự án công trình đi nghiệm thu, tôi có kế hoạch giúp dân mua đồng hồ nước, mỗi cái trị giá 500 ngàn đồng. Hộ nào không có khả năng mua thì chùa hỗ trợ toàn phần. Chỉ cần mỗi ngày họ bỏ ống tiết kiệm 2000đ thì trong 8 tháng, dân trả hết vốn cho nhà chùa.

* Giúp người nghèo chăn nuôi bò để hưởng lợi bò con.

* Cấp gần 200 nhà tình thương, mỗi cái trị giá 15 triệu đồng. Khám và cấp thuốc miễn phí …

* Cho 200 chiếc hòm giúp người nghèo khi qua đời.

* Cứu trợ trên 4000 phần lương thực và các hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội khác.

Ðặc biệt các đối tượng trong diện xóa đói giảm nghèo của nhà nước thường là các đối tượng chính sách, có hộ khẩu thường trú. Riêng với nhà chùa, việc xét chọn có thoáng hơn. Nếu thấy hộ nào thật sự nghèo, sống tốt là giải quyết ngay. Như thế cùng lúc nhà nước và nhà chùa song hành thực hiện, cho nên số lượng xóa nghèo được tãng lên gấp đôi. Dân nghèo rất phấn khởi. Tôi thật sự choáng ngợp trước các công trình từ thiện của sư cô.

Tôi tò mò hỏi thêm:

-Thưa, xin Sư cô cho biết việc chăn nuôi bò để hưởng lợi bò con là như thế nào?

Sý cô đáp liền:

- Nhà chùa không cấp hẳn bò cho dân mà chỉ cho mượn bò mẹ, chừng nào bò mẹ đẻ bò con, con biết tự kiếm ăn thì người nuôi trả bò mẹ cho nhà chùa. Nhà chùa cho người khác mượn. Cứ thế lần hồi ai cũng được mượn, ai cũng có bò con, vui vẻ hưởng lợi, có điều ai nuôi tốt thì mau có bò con, ai nuôi kém thì bò mẹ lâu sinh con. Hiện thời nhà chùa có hưn 50 bò mẹ bò con dùng trong mục đích xóa nghèo cho 5 xã biên giới. Giúp dân nuôi bò kiểu này có hiệu quả lắm, vốn của chùa còn hoài.

Tôi lại hỏi:

- Số bò mẹ già thì sao, thưa Sư cô?

Sư cô hiểu ý tôi ,cười tế nhị:

- Việc đó do hội phụ nữ lo. Có người lảnh phần đem bò già đổi lấy bò con, theo thỏa thuận.

- Thưa Sư cô, hiện giờ trong công tác từ thiện, Sư cô có điều chi trăn trở ?

- Qua việc làm của tôi, dân đặt niềm tin ở nhà chùa. Tôi ước ao nhà nước tạo điều kiện cho nhà chùa có mặt bằng thoáng rộng để chùa mở lớp dạy may. Hiện nhà chùa có sẵn máy. Tôi dự trù mỗi khóa học là 3 tháng. Học xong, học viên phải qua cuộc thi tốt nghiệp, do tỉnh hoặc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Có bằng tốt nghiệp, học viên dễ kiếm việc làm. Nhà chùa cũng cần máy vi tính để mở lớp dạy vi tính. Các em ở vùng sâu cần sử dụng thành thạo máy vi tính. Việc làm này tạo điều kiện giúp các em đi học ở tỉnh thành không bở ngỡ trước máy tính. Tôi còn có dự án nhân giống trồng cỏ bàn trên diện tích rộng. Chừng đó sẽ có máy cắt, đập, sấy, đáp ứng nhu cầu dệt chiếu đẹp, bền, có hoa văn sắc sảo cộng thêm dự án cải tạo đất, lên líp, trồng bạch đàn, mua cây con về trồng, 5 - 6 năm sau thu hoạch. Nếu nhà nước cho nhà chùa mượn đất trong vòng ba mươi năm, năm mươi năm, chúng tôi sẽ tiến hành dự án.

Mới đây, chùa lên kế hoạch kết hợp với các bác sĩ hỗ trợ bệnh nhân nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh, đến tháng 10/2009 này về khám bệnh, mổ mắt cho 4000 ca ở các xã biên giới, trong đó giúp nước bạn Campuchia ở huyện TonHon 2000 ca.

Ngày nay, nơi “một cõi biên thùy” này lại có sư cô Huyền Thanh, trụ trì chùa Giang Thành làm nên “một cõi thõ” trong sứ mạng dâng trọn đời mình, cho việc tô điểm cuộc sống bao con người bằng cái tâm Từ Bi Thanh Tịnh, không mưu cầu lợi ích riêng của chùa mình dù chùa còn nhiều thiếu thốn.

Ðến tháng 9 năm 2009 này, Giang thành sẽ được tách khỏi huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên giang) để thành lập huyện Giang Thành, gồm có 5 xã là Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Ðiều, Vĩnh Phú./.


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage