Phật Học Online

Rằm tháng 7 - đại lễ của nghĩa tình

Có thể nói, không có ngày rằm nào trong năm lại mang nhiều sự tích, nhiều ý nghĩa như ngày rằm tháng bảy.

Rằm tháng bảy từ lâu được coi là dịp đại lễ Vu Lan báo hiếu mẹ cha và là ngày cúng chúng sinh. Tất cả làm cho ngày rằm tháng bảy trở thành một dịp đặc biệt nhưng dù mang ý nghĩa gì đi nữa thì tựu chung, đó là ngày rằm của tình yêu thương, của nghĩa tình, ngày của sự bày tỏ và của lòng biết ơn.

Sự tích Vu Lan

Vu Lan bắt nguồn từ sự tích trong kinh Phật về ông Mục Liên hiếu thảo đi khắp bốn phương tìm cách cứu mẹ mình khỏi chốn ngạ quỷ. Vào đúng rằm tháng bảy, ông đã lập đàn cầu nguyện và với những nỗ lực lớn lao, ông đã cứu được mẹ mình về với cõi lành. Từ đó, ngày rằm tháng bảy được chọn là ngày đại lễ báo hiếu.

Theo truyền thống, đúng vào dịp này, con cái dù ở đâu xa xôi cùng quây quần về bên cha mẹ để ôn lại những kỷ niệm, để ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng sinh thành. Không những là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ cha, Rằm tháng 7 cũng còn biết đến với lễ cúng chúng sinh. Đây là dịp thể hiện những ân tình mà người còn sống riêng dành cho những ai đã khuất. Trong ngày này, người ta thường bảo nhau ăn chay, tránh hại đến súc vật, phát lòng hảo tâm hướng đến người nghèo khổ để phóng sinh và báo hiếu với ông bà tổ tiên.

Mang nhiều ý nghĩa và phong tục truyền thống, rằm tháng bảy còn khắc họa một nét tín ngưỡng độc đáo của người Việt. Theo thông lệ, ngày rằm tháng bảy thường bắt đầu thật sớm, mọi người sẽ cùng đi nhau đi sắm sửa để chuẩn bị mâm lễ cúng. Mâm lễ cúng rằm tháng bảy theo truyền thống phải là đồ chay. Một mâm cơm chay đơn giản được bày ra, với dĩa ngũ quả, một bát cháo trắng, một chút hương hoa, một ít bánh trái, đã đủ tỏ lòng thành trong ngày rằm tháng 7. Không những thờ cúng tại nhà, rất nhiều gia đình Việt còn lập những mâm cúng chay và mang lên cửa Phật để cầu nguyện cho sức khỏe của mẹ cha.

Món quà ý nghĩa

Năm nay, với mong muốn làm phong phú thêm mâm cỗ chay ngày rằm tháng bảy, Kinh Đô cho ra mắt dòng bánh chay với những chiếc bánh được chế biến cầu kỳ từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật nhưng vẫn mô phỏng được vị bánh mặn. Với bánh chay Kinh Đô, người ăn chay đã có thêm nhiều sự lựa chọn mới mẻ từ sự tinh tế, vẻ đặc sắc bên ngoài đến hương vị đa dạng bên trong.

Tiêu biểu nhất của dòng bánh chay có thể kể đến là hộp Trăng Vàng cao cấp dòng bánh chay Thanh Tịnh với chiếc bánh Bào Ngư Thượng Hải, được làm từ các loại nguyên liệu mới như protein đậu nành, bột phô mai hòa quyện với hạt bí, hạt Macadamia nhập khẩu từ Mỹ vốn được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt, và quả Hồ Đào tạo nên mùi vị như thật của Bào Ngư. Không những mang lại hương vị tinh tế, dòng bánh chay còn giúp bạn thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của người thân nhờ công thức giảm thiểu tối đa lượng đường, chất béo và cholesterol.

 Mang lại sự phong phú cho mâm cỗ chay trong ngày đại lễ, dòng bánh chay Thanh Tịnh còn là một món quà nghĩa tình bạn gửi đến những người mình yêu thương. Bánh chay Thanh Tịnh chính là lời biết ơn sâu sắc, chân thành và ngọt ngào nhất mà bạn gửi tặng cha mẹ cùng với một lời chúc sức khỏe dài lâu trong mùa Vu Lan báo hiếu.

A. Nhi (Thanh Niên)


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage