Tôi tự nghĩ có lẽ một số đến để
xem một nhân vật kỳ lạ nào chăng, giống như chúng ta đến sở thú để xem một con
quái vật Bởi vì rõ không sai, tôi hẳn là một đối tượng hơi khác thường vì ngày
xưa tôi vốn là một tín đồ Thiên chúa giáo La Mã. Nước Ý có gần 60 triệu dân và
tôi lại là một Phật tử duy nhất trong số đó. Tôi còn nhớ rõ, có lần có một vị
Giáo sĩ đến thăm tôi và nói: bạn là người Phật tử duy nhất trong số 60 triệu
dân Ý, đỉều này chứng tỏ rằng tôn giáo của bạn không chân chính. Tôi ngạc nhiên
hết sức với câu nói này! Chỉ vì tôi là Phật tử duy nhất trong số 60 triệu dân Ý
mà ông ta nói Ðạo Phật tôi không chân chính. Ðó chẳng qua là logic biện chứng,
lý luận kiểu này thì nếu Phật Giáo chân chính thì những người dân Ý đều trở
thành Phật tử hết.
Lúc tôi đi xuất gia, mẹ tôi
không biết tôi đi đâu, bởi vì tôi không bao giờ nói với bà rằng tôi trở thành
một Phật tử. Tôi rời nước Pháp và qua Ấn Độ suốt năm không hề viết cho mẹ một
lá thư! Tại sao tôi đi xuất gia quy Phật mà lại không xin phép? Bởi vì Thái tử
Tất Ðạt Ða sau này thành Phật, Ngài cũng rời bỏ cha mẹ đi tu mà không xin phép.
Chúng ta lẻ loi một mình trong biển trầm luân và mỗi người cũng hộ trì đạo lộ
của chính mình, không cần tìm cầu sự giúp đỡ của người khác. Phật Giáo dạy lòng
tự tin và độc hành. Chúng ta phải kiên trì dũng cảm bước đi trên đường Ðạo. Tôi
có điều hối tiếc duy nhất là cha mẹ tôi đã qua đời mà không phải là Phật
tử.
Nếu cha mẹ tôi qua đời là những
người con Phật thì tôi rất hài lòng và sung sướng biết bao. Tôi tiếc rằng họ
qua đời mà không tiếp nhận được của tôi một cơ hội bố thí Pháp–món quà cao quý
nhất trong tất cả món quà. Ðó là món quà Chân lý, vì vậy tôi quyết định trở
thành Sứ Giả Như Lai với ý hướng truyền Phật Pháp đến mọi người trên thế
giới.
Mẹ tôi qua đời cách đây 22 năm
và nếu bà tái sinh thì bà phải là 22 hay 21 tuổi. Cha tôi nếu tái sinh tuổi
khoảng 16 tưổi, đủ để hiểu Phật Pháp, bởi vậy khi tôi thuyết giảng có lẽ cha mẹ
tôi đã tái sinh có thể nghe lời tôi giảng và trở thành Phật tử và nhờ vậy có
thể chuyển hóa được cha mẹ ngay từ hôm nay hay ở tương lai lâu xa.
Chúng ta không nên vui hưởng
chân lý cho riêng mình mà nên tạo cho cha mẹ cơ hội chia sẻ được món quà Chân
lý cao siêu, vì nó là món quà tối thắng trong tất cả các món quà.
Theo luật Phật thì chúng ta
không được phép xuất gia nếu trước tiên không được sự đồng ý của cha mẹ, nhưng
Thái Tử tất Ðạt Ða từ bỏ gia đình mà không xin phép. Ngài đã chỉ đường cho tôi,
Ngài cho phép tôi. Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng cha mẹ tôi chỉ cho tôi đời sống
vật chất thôi, nhưng chúng ta nương nhờ Phật, người đã ban cho chúng ta đời
sống tinh thần. Bởi vì người cha tinh thần là người cha cao thượng hơn tất cả.
Sách Pháp của Ngài–quyển Kinh Pháp Cú đã hoàn toàn đưa đến sự thay đổi cuộc đời
của tôi. Ðức Phật đã tịch diệt cách đây 2500 năm. Giáo Pháp của Ngài đã thấm
nhuần trong tôi. Ðó là một sự cố ngẫu nhiên thanh tịnh ở Mỹ. Nếu tôi không đọc
quyển Kinh Pháp Cú đó, có thể tôi không mong gì trở thành đệ tử của Phật được.
Vì vậy khi Ðức Phật hứa khả, tôi đã hân hoan vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và
ngồi tòa Như Lai.
Nếu tôi không được duyên phước
thì giờ đây tôi đã bị kéo lôi vào cảnh đời bi thảm khổ đau. Vậy mà tự nhiên dù
không xin phép cha mẹ tôi đã tự kéo mình ra khỏi trần gian đầy máu lửa. Mỗi
người chúng ta đều phải tự cứu mình. Không ai có thể cứu được nghiệp báo của
người khác. Vì thế điều khôn ngoan là nên tự cứu lấy mình. Có kinh nghiệm thực
học, thực tu mới thực hiện được lý tưởng này. Không ai tự trì hoãn con đường
giải thoát của mình để hy sinh cho người khác. Vì con đường tối diệu nhất để
cứu khổ nhân gian là phải toàn hảo bản thân. Chừng nào ta chưa viên mãn tu tập
thì không thể làm được điều thiện nào cho cõi đời. Một y sĩ trước nhất phải tự
biết cứu chữa mình đã!
Lần trước tôi chưa giảng xong
một điểm trung yếu trong giáo Pháp như vầy: Một hôm Ðức Phật đặt vài hạt cát
trên đầu móng tay của Ngài và nói: “Này các Sa Môn! Cát trên móng tay ta và cát
trên địa cầu bao la này, cát nào nhiều hơn?” Các vị Sa môn trả lời: “Bạch Ðức
Thế Tôn số cát trên móng tay của Ngài không đáng gì so với số cát trên địa cầu
bao la này!”. Ðức Phật liền dạy: “Cũng vậy, này các Sa Môn, số chúng sanh đã
qua đời và tái sanh vào cảnh giới người, cảnh giới trời đều không đáng gì so
với số chúng sanh đã chết đi từ đời này và được tái sanh vào cảnh giới súc sanh
hay ngạ quỷ”.
Như quý vị đã biết, trong Ðạo
Phật không có địa ngục, không có sự trừng phạt đời đời. Trong Ðạo Phật luôn
luôn có cơ hội và người ta không bao giờ đánh mất cơ duyên đó. Bởi vì trần gian
này luôn luôn có sự công bằng và sự công bằng thì không bao giờ thua cuộc. Cho
nên khi nghe rằng chúng sanh bất diệt, vì lòng từ bi cứu khổ họ có thể tái sinh
trong cảnh giới ngạ quỷ, tôi quyết tâm trở thành Sứ Giả Như Lai. Ðiều này đã
đến với tôi do sự tình cờ, tôi trở thành người con của Phật, tôi nghĩ tại sao
mọi người lại không chia sẻ điều may mắn mà quý vị đang thọ hưởng vào thời điểm
này. Ðó là điều vị kỷ, chỉ lo cho phận mình an hưởng chân lý tối hậu của chư
Phật, không san sẻ cho số đông người khác chưa từng dược duyên may như vậy.
Cũng vì lẽ đó mà nay chúng tôi mới vân du sang Mỹ để chuyển hóa đạo lý Phật
Pháp cho toàn thế giới sớm giác ngộ.
Ðức Phật đã khai thị tứ Diệu Ðế
còn gọi là Tứ Thánh Ðế là bốn trụ cột của Ðạo Phật. Giống như cái bàn cần có
bốn chân. Nhờ vậy Phật Giáo đứng vững trên bốn chân lý cao quý đó. Chúng ta có
45 tập trong toàn bộ Kinh Phật. Phần thứ nhất đề cập về Giới Luật, phần thứ hai
gồm các bài giảng và phần thứ ba thuộc Tâm lý học. Bốn Thánh Ðế là tinh hoa của
Phật Giáo và riêng 45 tập này chỉ là những luận giải về Tứ Thánh Ðế. Vì vậy nếu
quý vị hiểu rõ Bốn Thánh Ðế tức là quý vị đã hiểu toàn bộ Phật Giáo. Tôi đã
giải thích Pháp Tứ thánh Ðế trong bài giảng đầu tiên, nay tôi sẽ tiếp tục thử
nêu lên câu hỏi: Chánh kiến là gì?
Chánh kiến là hiểu biết Bốn
Thánh Ðế. Chánh kiến là hiểu biết ba đặc tính của vũ trụ là vô thường, khổ và
vô ngã. Vô ngã nghĩa là không có linh hồn. Trong Phật Giáo không có linh hồn.
Cái để thay thế linh hồn ta gọi là ý thức (tâm thức). Tâm không bao giờ giống
nhau trong hai niệm tưởng liên tục. Trên thực tế các nhà tâm lý hiện đạt đã
tiến đến điểm chính xác mà Ðức Phật đã đạt được cách đây 2500 năm. Kiến giải
cho thấy rằng không hề có cái Ngã nào bất diệt hay cái TA trường cửu, hay linh
hồn bất biến, mà chỉ có ý thức hằng biến, không bao giở giống nhau trong hai
niệm tưởng liên tục.
Vì các nhà tâm lý học hiện đại
đã thừa nhận rằng không có một linh hồn bất diệt lại càng dễ hơn cho tôi khi
qua đến các bang để thuyết giảng về Ðạo Phật, bởi vì đất canh tác đã chuẩn bị
sẵn sàng. Họ đã nhất trí rằng không có linh hồn thường hằng. Vì thế họ sẽ hiểu
được triết lý Vô Ngã của Ðức Phật. Tất cả các pháp đều vô thường (biến đổi).
Tất cả các pháp đều đưa đến đau khổ. Tất cả các trạng thái ý thức (tâm linh)
đều vô ngã (không có thực thể). Chánh kiến là hiểu biết nguồn gốc và sự hủy
diệt của vạn pháp, tiến trình như sau:
1) Vô minh là nhân của
Hành.
2) Hành là nhân của Thức.
3) Thức là nhân của Danh
Sắc.
4) Danh sắc là nhân của Lục
xứ.
5) Lục xứ là nhân của
Xúc.
6) Xúc là nhân của Thọ.
7) Thọ là nhân của Ái.
8) Ái là nhân của Thủ.
9) Thủ là nhân của Hữu.
10) Hữu là nhân của Sanh.
11) Sanh là nhân của Lão.
12) Lão là nhân của bệnh, sầu,
bi, khổ, ưu não.
Vô minh là nhân của sinh và
khổ, vô minh là nguồn gốc của vạn pháp. Diệt trừ vô minh là tiêu trừ vạn pháp,
diệt trừ vô minh đưa đến chấm dứt sinh và khổ.
Vô minh là kẻ tạo ra trần gian
này. Mara hay Ma vương là kẻ sáng tạo thế gian. Mara có nghĩa là kẻ cám dỗ.
Mara không phải là ma quỷ như Phật Giáo thường nói đến mà Mara là Trời khát ái.
Vị đó là trời. Loại trời nào? Ðó là Trời khoái lạc, sáu giác quan. Thế giới là
động chứ không phải tịnh. Ðây là bài học hóa lý và toán. Thế giới không bao giờ
giống nhau trong hai niệm tưởng liên tục.
Mỗi người đang tạo ra thế giới
cho riêng mình hàng triệu lần trong mỗi khoảnh khắc phút giây. Tất cả đang bừng
cháy, tất cả đang bốc lửa. Cái gì đang cháy? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Chúng đang bừng cháy với ngọn lửa tham, sân, si, sinh tử và phiền não. Do vậy
toàn thế giới này đang bốc cao ngọn lửa si mê. Tại sao? Vì sáu giác quan đang
bừng cháy. Nếu ta có khả năng dập tắt được ngọn lửa của sáu giác quan hay làm
cho chúng được thanh tịnh bằng cách tu tập điều phục bản ngã, không đổ thêm dầu
mới vào ngọn lửa, tự nhiên nó sẽ tắt lịm. Vậy thì ta phải làm gì? Ta phải tưới
nước (cam lồ) vào lửa, nó sẽ bị dập tắt Bấy giờ bạn sẽ tận hưởng niềm an lạc vô
biên gọi là Niết Bàn tối thượng.
Có người nói rằng thế giới mà
chúng ta đang ở hôm nay đã được tạo nên trong 6 ngày. Phật tử chúng ta cảm nhận
rằng đời là đau khổ–Dukkha– nó không dành cho 6 ngày để tạo nên thế giới này.
Chúng ta đang tạo ra thế giới trong từng mỗi phút giây. Như tôi đã từng nói
trước đây, thế giới đang biến đổi. Và vì nó đang biến đổi nên ta nói nó đang
được tạo nên và đang bị hủy diệt trong từng mỗi phút giây. Vì biến đổi có nghĩa
là sinh diệt liên tục, chết rồi tái sinh như ngọn lửa. Chừng nào chất liệu tham
ái còn hiện hữu thì ngọn lửa vẫn tiếp tục bừng cháy. Hãy nhớ rằng, thế giới chỉ
là một tiến trình, một tiến trình đang hình thành, đang trở nên. Và tiến trình
đó cứ tiếp tục cho đến khi nào nguyên nhân của nó còn đủ duyên hiện hữu. Khi
nhân đã bị dập tắt thì thế giới không hình thành. Dập tắt trần gian (đau khổ)
này quả là thiện pháp và tạo ra trần gian (khổ lụy) này là bất thiện pháp. Bởi
vì một khi chúng ta tận diệt được sự đau khổ của hiện hữu thì chúng ta mới
hưởng được sự an lạc Niết Bàn tối thượng.
Chúng ta càng thích thỏa mãn
con mắt, chúng ta lại càng muốn nhìn nữa cho mãn nguyện. Chúng ta càng muốn
thỏa mãn lỗ tai, chúng ta càng muốn nghe thêm nữa, càng thích thỏa mãn cái lỗ
mũi, càng muốn ngửi hoài. Không bao giờ mãn nguyện. Chúng ta không bao giờ hài
lòng khi thấy, nghe, ngửi...Khi ta vui hưởng nhiều chừng nào tốt chừng nấy thì
sự hưởng thụ ấy lại càng trở nên một xiềng xích khổ đau.
Nếu bạn bắt đầu thọ thực, món
ăn ngon nhất trên trần gian này, nhưng một khi no bụng rồi mà buộc ăn thêm lại
là một thứ khổ đau nữa. Thái Tử Tất Ðạt Ða sống êm ấm trong hoàng cung, Ngài
tận hưởng những lạc thú trong 29 năm đầu. Sau thời gian hưởng thụ đầy đủ các
khoái lạc trong kiếp người, cuộc sống càng vui sướng càng làm cho Thái Tử chán
nản và trầm tư về thân phận chúng sanh. Và vì vậy Thái Tử đã xuất gia, tìm thấy
một nguồn khoái lạc khác của Niết Bàn tối hậu. Bởi vì đó là niềm an lạc hạnh
phúc cao thượng nhất. Có điều là ta không bao giờ tạo ra được Niết Bàn. Những
gì ta phải tìm là tận diệt tiến trình biến đổi bằng sự tu tập trui rèn trí tuệ,
dập tắt tham ái. Trí tuệ loại trừ sự sinh và cống hiến Niết Bàn tối diệu.
Ta thường nêu câu hỏi: mục đích
của cuộc đời là gì? Là thanh tịnh bản ngã, làm trong sạch tâm thức. Cuộc đời
coi như thất bại nếu tâm thức không được tịnh hóa. Cuộc đời được gọi là thành
công nếu tham ái được tận diệt. Họ nói: này các bạn thanh niên, điều gì đưa đến
lợi lạc cho con người nếu người đó chiếm được toàn thế giới mà lại đánh mất
phẩm chất của mình? Thành công hay thất bại, vinh quang hay ô nhục được đánh
giá bằng sự được hay mất nhân cách của mình. Bởi vì đạo hạnh của con người
khiến cho người đó có tất cả ngoài ra không có cách nào khác hơn được.
Người ta vẫn cho rằng người
thành công trong đời là người tạo ra được một triệu đô la, nhưng trong Phật
Giáo thì không phải vậy. Nến vị đó tạo được một triệu đô la mà đánh mất phẩm
chất đạo hạnh của mình thì vị đó là người loạn trí nhất trên đời. Mặt khác, nếu
một người không đạt đươc một triệu dô la mà đạt được phẩm chất đạo hạnh, vị đó
mới được đánh giá là người đắc thắng trong đời. Thắng không phải là sự đo lường
bằng của cải đã tích lũy mà là sự kết tập vun bồi đạo hạnh, nhân cách con
người. Cho nên đừng bận tâm về tiền tài mà nên quan tâm về đạo hạnh. Chính nó
là nguồn tâm thức an lạc trợ duyên cho giác linh trong lúc lâm chung tử
biệt.
Bởi vậy trước khi muốn làm điều
gì ta phải tự vấn mình: điều mà ta sắp thực hiện đây sẽ làm tăng hay giảm phẩm
chất đạo hạnh? Nếu câu đáp là có tác hại, làm suy giảm, thì ta nên tránh. Nếu
câu trả lời là làm tăng trưởng nhân cách đạo hạnh thì ta cứ dũng cảm tiến hành.
Bạn không có gì phải lo sợ về những hành động làm tăng trưởng phẩm chất đạo
hạnh của mình, mà chỉ sợ làm suy giảm phẩm hạnh cao quý vốn có của ta. Bởi vì
như tôi đã nói khi trước, thành công hay thất bại chỉ được đánh giá bằng toàn
bộ phẩm chất đạo hạnh của con người. Mục đích cuộc sống con người không có gì
ngoài sự thăng hoa, phát huy nhân cách, đạo hạnh của mình. Ðừng nghĩ rằng mục
đích của đời người là sống thỏa mãn sáu giác quan, mà chủ yếu là thành tựu tài
sản tinh thần có nghĩa là sự phát huy phẩm hạnh cao cả nhất cho đến khi nó tràn
dâng khắp nơi.
Ðức Thế Tôn đã là tấm gương mẫu
mực về đạo hạnh siêu thế, phẩm hạnh vô song của Ngài đã tràn dâng tỏa khắp mọi
nơi làm tịnh hóa thế giới 25 thế kỷ qua và vẫn tiếp tục tịnh hóa thế giới trong
nhiều thế kỷ tiếp theo để đi đến đỉnh cao rạng rỡ nhất và hào quang chân lý soi
sáng khắp nhân gian; con người được một cơ duyên hy hữu nỗ lực toàn hảo đời
mình.
Ðức Thế Tôn quả là một bậc y sĩ
vĩ đại nhất trần gian này, bởi vì Ngài đã khai thị sinh lộ (con đường), cứu
nguy ba chứng bệnh nan giải của chúng sanh là Tham(Lodha), Sân(Dosa), và
Si(Moha). Ngài cho ba loại thuốc:
1) Bố thí: diệt trừ tham.
2) Giới hạnh: diệt trừ
sân.
3) Thiền định: diệt trừ si (vô
minh).
Con đường đưa đến sự giàu có là
gì? Diệt trừ lòng tham bằng cách bố thí. Hãy cho! Cho là nhận. Không cho là
không nhận. Hành động và phản ứng đều bằng nhau và đối diện. Người sinh ra bị
nghèo khổ là vì kiếp trước họ quá keo kiệt. Người sinh ra được giàu sang là vì
trong kìếp trước họ vốn rộng lượng, ưa bố thí. Thế nên chớ có ganh tị với người
giàu sang, bề thế sự nghiệp; khi vị đó đang lái một chiếc xe hơi lộng lẫy đắt
giá. Hãy bố thí, vì khi làm như vậy bạn cũng sẽ trở thành giàu có trong tương
lai. Mua một vé số sẽ không dễ gì làm cho bạn trở nên giàu có. Bố thí là con
đường chắc chắn phú quý mai sau. Con người thông thường có tinh thần cờ bạc,
tất cả đều thích tạo một cơ may bất ngờ. Họ tin rằng họ có thể trở nên giàu
sang qua một đêm giản dị bằng cách mua một vé số 1 hay 2 đô la, nhưng rồi họ
chỉ gặp toàn sự bực mình vì không bao giờ trúng số cả. Vì vậy ta không thể nào
trở nên giàu có chỉ nhờ mua một vé số, nhưng đảm bao nhất vẫn là vé số do Ðức
Phật ban cho, nghĩa là bố thí sẽ được đáp ơn. Cho là nhận. Nên nhớ rằng bố thí
giống như trồng một hạt giống trên đất, nếu bạn gieo hạt giống tốt trên đất
lành cây sẽ lên tươi tốt và trái quả sum xuê. Nếu hạt giống tốt gặp đất lại không
tốt, quả trái sẽ ít hơn. Vì vậy nếu bạn bố thí cho người nào không xứng đáng
nhận vật bố thí đó dĩ nhiên bạn không thể kỳ vọng một mùa gặt huy hoàng.
Nhưng nếu bạn thành tâm cúng
dường Ðức Phật, Chư Bồ Tát Thánh Tăng, bạn chắc chắn sẽ nhận được phần thưởng
cao quý nhất. Thế nên bố thí khéo thì đương nhiên sẽ gieo trồng được những hạt
giống siêu xuất trên mảnh đất phì nhiêu thuận duyên nhất để thu hoạch vụ mùa
công đức cao thượng. Ðức Phật là người bố thí trí tuệ, ban cho tri kiến, là
người bố thí thật sự nhằm diệt trừ tham ái. Bởi vì dù bạn bố thí cho ai đi nữa,
dù bạn gieo một hạt giống trên đất cát đá, ít nhất hành động bố thí này chính
là sự xả bỏ và nhờ bố thí, ban cho như vậy bạn mới tiêu trừ được tham ái. Hãy
nhớ rằng chiến tranh đặt biệt đều bắt nguồn từ lòng tham. Chính lòng tham vô
tận này không thể nào dập tắt được. Càng thu hoạch ta càng muốn thu hoạch thêm.
Càng kiếm được tiền ta càng muốn kiếm tiền thêm. Càng tước đoạt của ai ta càng
muốn tước đoạt thêm. Ta không bao giờ thỏa mãn. Khi một người chinh phục toàn
thế giới, sau đó ông ta lại muốn chinh phục mặt trăng, sau cùng lại muốn chiến
thắng cả mặt trời. Chẳng bao giờ thỏa mãn lòng tham muốn ngự trị, nhưng có một
điều mãn nguyện là hình thành được chứng nghiệm đối nghịch–là sự từ bỏ.
Khi ta từ bỏ các vật vô thường
dễ tan vỡ trên trần gian này, ta sẽ được món quà Niết Bàn thường trụ bất diệt.
Khi từ bỏ sự vật dễ hư hoại (pháp vô thường) trên trần thế này ta sẽ được món
quà Niết Bàn bất diệt. Nếu tham ái được khắc phục, ta sẽ hưởng được tâm thức an
lạc như Ðức Phật đã chứng đạt. Khi còn ở hoàng cung, Ngài không thể dập tắt được
ngọn lửa tham ái của chính mình, Ngài cũng không thể diệt trừ được những khao
khát lạc thú. Chính khi Ngài cương quyết viễn ly, đoạn tuyệt mọi cám dỗ, Ngài
mới chấm dứt được tất cả mê vọng.
Trong Kinh phân biệt vật cúng
dường có đoạn ghi: “Ở đây này Anan phước quả đạt được do đem của thí cho một
con vật gấp 100 lần công đức; đem cho một thường dân không có đạo hạnh được
1000 lần công đức; đem cúng dường một Thánh Tăng đang tu tập thánh Ðạo thì được
vô lượng công đức không thể nghĩ bàn. Huống gì những cấp bậc tu tập cao hơn thì
công đức không thể có lời nào diễn tả nổi. Huống gì là Thánh giả đã tìm ra chân
lý như Ðức Phật–bậc Giác Ngộ tối thượng lại càng không thể kể hết công đức của
người thí chủ cúng dường đó.”
Ðiều này ý muốn nói nếu bạn đem
một ly nước bố thí cho một con chó, bạn sẽ nhận lại 100 ly nước về sau. Nếu bạn
đem một ly nước bố thí cho một người dân thường, bạn sẽ nhận 1000 ly nước về
sau. Nếu bạn đem một ly nước cúng dường cho một vị Thánh hay vị Alahán thì phần
hồi hướng sẽ vô tận. Thế nên đây là một bảo hiểm về mặt tinh thần cao thượng
nhất, bởi vì bố thí hay cúng dường một ly nước mà bạn có thể nhận lại rất nhiều
ly nước. Vì lẽ đó ta nên đầu tư vào cuộc xổ số tinh thần hơn là cuộc xổ số
thông thường không mấy hy vọng.
Làm thế nào để trở nên đẹp đẽ?
Phương cách gì để có được sắc đẹp? Hãy diệt trừ sân hận bằng tình thương. Thực
hành 5 học giới là đầy đủ tình thương.
1) Không sát hại và tàn bạo
sinh vật (tránh ác) mà phóng sanh cứu mạng (làm lành).
2) Không lấy của không cho (tránh ác) mà cứu khổ (làm lành).
3) Không được có những thèm
khát nhục dục hay tà dâm (tránh ác) mà khuyên giữ đạo lý thủy chung (làm
lành).
4) Không nói láo, nói chuyện
tầm phào, chia rẽ, ác khẩu (tránh ác) mà nói đúng thực tế, nói đoàn kết, ôn
hòa, nhã nhặn, có văn hóa (làm lành).
5) Không uống ruợu và các chất
say tương đương kể cả ma túy, cờ bạc, đàng điếm (tránh ác) mà thận trọng giữ
gìn thân thể tráng kiện, tâm trí minh mẫn để khỏi mê mờ vi phạm các giới khác
(làm lành).
Khi còn là một tín hữu của
Thiên Chúa Giáo La Mã, tôi được dạy 10 điều răn và hiện nay khi tìm kiếm trong
10 điều răn tôi vẫn không thấy có điều răn nào dạy: “các con không nên uống
rượu”.
Vì vậy tôi hết sức vui mừng
được trở thành một Phật tử mà chỉ thọ trì có 5 giới thay vì 10 điều răn. Xét ra
5 giới còn hoàn hảo và cô đọng hơn 10 điều răn: Trong Phật Giáo không có điều
răn nào; bởi vì không có ai ra lệnh cho chúng ta cả. Ðức Phật chỉ khuyên bảo
chúng ta thọ trì 5 học giới chứ không có lệnh nào hay khuyến cáo nào. Chúng ta
hoàn toàn tự do. Chúng ta được đối xử như những triết gia chứ không phải con
nít.
Giống như những triết gia,
chúng ta hiểu biết điều gì đúng, điều gì sai. Một khi bạn được chỉ cho thấy con
đường chân chính của mình, nếu bạn có kinh nghiệm, bạn sẽ giữ gìn chánh đạo mà
không sợ bị cưỡng ép bằng bất cứ một đe dọa hình phạt nào. Vì vậy vốn có khuynh
hướng khoa học và triết học, tôi đương nhiên trở thành người con Phật; bởi vì
tôi không muốn bị xử lý như một đứa trẻ nít mà là một người lớn. Trong Phật
Giáo chúng ta đứng vững trên đôi chân của chính mình, chúng ta thực hành lòng
tự tin. Ðức Phật là bậc Ðạo Sư chỉ đường, còn chúng ta là những hành giả đi
trên con đường đó.
Con đường nào đưa đến sắc đẹp?
Hãy mở rộng lòng yêu thương, lòng yêu thương ban cho sắc đẹp. Lòng yêu thương
là mỹ phẩm đắt giá nhất. Sự sân hận đưa đến xấu xí. Xấu xí là cơn giận dữ kinh
niên. Một thử nghiệm thực tế để chứng minh điều này. Hãy chọn một người đẹp
tlai, đánh bất ngờ đằng sau lưng anh ta một cú đấm thật mạnh. Hãy xem lập tức
gương mặt anh ta trở nên giận dữ và xấu xí làm sao. Cùng lúc đó bạn thấy sự
giận dữ làm anh ta xấu xí. Cơn giận làm thô kệch dị tướng con người.
Bạn thấy đó, lập tức giận dữ
biến sắc đẹp thành xấu xí qua thử nghiệm này–có điều hơi nguy hiểm, bởi vì nếu
bạn cố thử nghiệm đối với anh ta, thì anh ấy cũng có thể làm một cuộc thử
nghiệm như vậy với chính bạn. Vì thế, thay vì tạo một thử nghiệm thực tế, bạn
có thể áp dụng lời của tôi là thử nghiệm vào chính bản thân mình. Chúng ta hãy
tràn ngập lòng yêu thương nếu bạn muốn được sắc đẹp, bởi vì lòng yêu thương là
mỹ phẩm tuyệt hảo nhất.
Sau chiến tranh, hầu hết chúng
ta đều bị suy liệt mọi mặt. Do sự kiện đó mà người ta tiêu phí quá nhiều, thay
vì sử dụng tiền của để xây dựng trường đại học và những viện nghiên cứu trọng
yếu, họ lại thích sử dụng đồng tiền để mua vũ khí. Thế nên những gì chúng ta
phải làm là phải cố gắng thực hiện cuộc thử nghiệm đối diện. Nghĩa là cổ vũ
lòng yêu thương, bởi vì nếu ta sinh ra bị xấu xí, cho dù gương mặt ta có khó
nhìn thế nào đi nữa, nếu ta rèn luyện lòng yêu thương vô lượng thì lòng đại tứ
bi này sẽ ban cho ta vẻ duyên dáng thầm kín phát lộ bên ngoài và tỏa ra toàn bộ
chân tướng với vẻ duyên dáng nơi khuôn mặt. Chúng ta có thể gặp một người đẹp
trai nhất, vậy mà nhiều khi ta không bị lôi cuốn, bởi vì vẻ đẹp của anh ta có
thể bị méo mó, thô kệch do lòng tự phụ kiêu căng về vẻ đẹp cúa mình. Ta có thể
thấy một người xấu xí mà tràn đầy lòng yêu thương vô tận, bạn thấy anh ta thật
hấp dẫn làm sao, và lôi cuốn được mọi người.
Chúng ta có thể chọn những tấm
gương sống động trong lịch sử. Nếu bạn nhìn về lịch sử Hy Lạp, hiền giả Socrate
là người thông thái nhất Hy Lạp nhưng không minh triết nhất thế giới như Ðức
Phật dù cả hai cùng thời đại. Thật là kinh khủng làm sao trước Thiên Chúa giáo
600 năm, chúng ta lại có những bộ óc siêu phàm như Ðức Phật ở Ấn Ðộ, Khổng Tử,
Lão Tử ở Trung Quốc, Socrates, Platon và những vị khác ở Hy Lạp. Dù sao trí tuệ
của Phật là trí tuệ tâm linh còn trí tuệ của Socrates có khuynh hướng vật chất.
Tuy nhiên trí tuệ của Socrates tỏa ra lòng thương vô hạn nên nhờ vậy đã thu hút
được nhiều người.
Hiện nay bạn cứ nhìn vào tấm
gương của thánh Gandhi tại ấn Ðộ, tuy Ngài không đủ duyên để sinh ra có khuôn
mặt đẹp như bạn biết rõ đó, nhưng với tinh thần Ahimsa bất bạo động của Ngài và
bằng Giáo Pháp của Ðức Phật, Ngài đã đạt được vẻ duyên dáng kỳ lạ, vẻ đẹp đã
làm cho Ngài lôi cuốn được dân Ấn Ðộ và những người khác trên thế giới.
Vì lẽ đó chúng ta chớ nên tin
vào những mỹ phẩm hóa trang, chúng chỉ tạo nên những sắc đẹp giả dối, không phải
là vẻ đẹp chân thật. Chúng ta chỉ có thể trau dồi sắc đẹp bằng mỹ phẩm do chính
Ðức Phật ban tặng. Mỹ phẩm này vô giá nhưng đưa đến sắc đẹp chân thật mà người
ta gọi là vẻ duyên dáng ở phương đông nhưng cũng gọi là vẻ quyến rũ ở phương
tây.
Con đường đưa đến tuệ giác thì
sao? Tu thiền định sẽ đoạn diệt vô minh. Cố gắng hiểu biết ba đặc tính của vạn
pháp. Không có cái ngã nào biệt lập. Ðoạn diệt lòng vị kỷ sẽ trở nên vô ngã.
Người ta sinh ra bị ngu dốt là do kiếp trước họ không bao giờ quan tâm đến tri kiến.
Họ luôn luôn kết thân với bạn bè thiếu trí tuệ, kể cả ngay lúc bất chợt gặp một
vị Thánh Tăng họ cũng không bao giờ băn khoăn đặt câu hỏi để nhờ quý Ngài khai
thị các nghi vấn của mình.
Còn người sinh ra được khôn
ngoan là nhờ kiếp trước họ luôn luôn tìm cầu tri kiến bằng cách tham học với
các bậc Thánh Tăng. Cái gì đúng, cái gì sai, điều gì lầm lỗi, điều gì vô tội,
điều gì nên tu tập và điều gì không nên; hành động nào đưa đến hạnh phúc an
lạc; hành động nào đưa đến bất hạnh và đau khổ. Hãy tìm, bạn sẽ thấy rằng bằng
cách kiên trì tìm cầu tri kiến bạn sẽ đạt được tuệ giác.
Khi tham, sân, si đã đoạn diệt
thì pháp hạnh bố thí, trì giới, thiền định đưa đến kết quả vô tham, vô sân, vô
si gọi là Niết Bàn tối thượng. Khi ta đến diện kiến một nhà Sư, ta không phải
đến để nhìn mặt vị đó mà phải nhìn thấy được tâm thức của vị đó. Nhưag cách
nhìn tâm người không phải chỉ giữ im lặng để chiêm ngưỡng mà phải hỏi Ðạo, vấn
Pháp để tìm ra nguyên nhân của những sự việc nan giải và cần cầu Pháp học để có
thể đoạn diệt điều ác.
Phải nhớ rằng Chân lý là tài
sản cao quý nhất. Một người có thể giàu sang, nhiều tiền bạc nhưng nếu vị đó
kém trí tuệ thì vẫn là kẻ bần cùng thua kém; ngược lại một người có thể nghèo
kém tiền của nhưng lại là hàng trí giả, vị đó vẫn là bậc giàu sang được trọng
nể.
Trong vài phút qua mà quý vị có
thể học được làm thế nào để trở nên giàu có–bằng sự rộng lòng bố thí; trở nên
sắc đẹp bằng tấm lòng chan hòa yêu thương và trở nên khôn khéo bằng sự tinh tấn
tìm cầu Chân lý. Vì vậy tôi cứ tưởng tượng rằng sau khi học được cách trở nên
giàu có, sắc đẹp và khôn khéo trong một thời gian ngắn, bạn sẽ hưởng được tiền
của xứng đáng đó. Dù sao bạn cũng cần nhớ rằng điều đó không đủ để gọi là biêt
cách làm giàu, làm đẹp, làm cho khôn ngoan hơn người nếu bạn không có toa thuốc
và lại không uống theo toa đó. Ðương nhiên thuốc sẽ không có giá trị gì nếu bạn
chỉ cầm thuốc và ngắm nghía mãi thay vì uống liền.
Trong Phật Giáo món ăn mà ta
phải dùng là thực phẩm tâm linh và tinh thần, bởi vì toàn thế giới đang đau khổ
vì thiếu thực phẩm tinh thần, đó là nguyên nhân của chiến tranh. Chúng ta phải
thường dùng món ăn tinh thần hàng ngày. Thử nghĩ nếu chúng ta chỉ mất một bữa
ăn thường thôi thì chắc chắn chúng ta sẽ la hét quạu quọ đủ thứ, còn khi mất
một bữa ăn tinh thần thì chúng ta lại hoàn toàn hài lòng.
Một hôm khi đang thuyết giảng
trong một trường học, một số nam sinh chợt nhớ có trận đấu bóng đá đang diễn
ra. Chúng liền rời khỏi buổi giảng đang nửa chừng để tham dự trận đấu. Sau khi
chúng đi khỏi tôi mới nói với số thính giả còn lại rằng trận đấu của chúng ta
là trận đấu tâm linh và chúng ta phải học cách nào để đá tung quả bóng Vô Minh
để tận hưởng niềm an vui toàn thắng Niết Bàn. Chúng ta dùng thức ăn vật chất
trong sạch thì tại sao ta lại không dùng món ăn tinh thần tinh khiết. Nếu bạn
ngỏ lời với hiệu sách và hỏi sách nào bán giá cao nhất, ông ta sẽ trả lời rằng
loại sách càng bẩn thỉu thì giá bán càng cao nhất. Nói cách khác, người ta
thích món ăn loại văn chương ghê tởm chớ không thích loại đúng đắn. Vì vậy
chúng ta nên dùng món ăn tinh khiết cho tâm thức. Món đó là “Kinh sách Phật”.
Nếu bạn ham đọc sách Phật , tâm ý bạn sẽ được thuần hóa, minh triết. Nếu bạn
đọc loại văn chương uế nhiễm thì tâm thức bạn sẽ trở nên hôi tanh như đống rác.
Nhân nói chuyện về thức ăn khiến tôi nhớ đến mẩu chuyện như sau: xưa có hai vợ
chồng và đứa con cùng vượt qua sa mạc, khi tất cả đến nửa đường sa mạc thì bỗng
lương thực khô cạn, và trong lúc tuyệt vọng không biết giải quyết cách nào,
người chồng liền đề nghị với vợ: “Này hiền thê ! Trong tình thế nguy nan này,
một người chết thì tốt hơn cả ba đều chết: Thế nên đây là cơ hội duy nhất chúng
ta ăn thịt đứa con của chúng ta, có vậy chúng ta mới sống và vượt qua nửa đường
sa mạc còn lại. Nếa không làm vậy thì cả ba đều chết”. Và rồi với nước mắt đầm
đìa thương tiếc, họ giết và ăn thịt đứa con. Không phải họ ăn thịt con để được
to mập hay dễ nhìn hoặc để trở thành một võ sĩ hay nhà đô vật, mà chỉ vì muốn
vượt qua sa mạc, duy trì mạng sống chứ không mong gì hơn.
Tương tự Ðức Phật đã dạy: này
các Sa Môn, trong mỗi đĩa thức ăn ta dùng đều có cái chết. Tất cả đều là xương
thịt của con cái mà chúng ta đành đắm lệ nhai nuốt để phương tiện vượt qua biển
khổ luân hồi mong tới được bờ bên kia giải thoát. Thế nên chúng ta chỉ ăn để
sống chứ không phải sống ăn.
Không phải ăn vì lòng tham dục
mà chỉ ăn để có sức khỏe vững bước trên đường Chánh đạo. Tại La Mã có số người
ăn nhậu từ sáng đến tối, họ luôn luôn có mặt trong các quán rượu và ăn uống bội
thực đến nỗi phải ói mữa tại phòng tắm và rồi sau đó phải hối hả trở lại bàn
nhậu và khởi sự trở lại một lần nữa. Thật bi thương khổ lụy.
Ðó là nguyên nhân đưa đất nước
đến chỗ suy sụp. Thế nên nếu bạn không muốn đất nước mình đi xuống, bạn nên có
ý thức ăn để sống chứ không phải sống để ăn, bởi vì thức ăn giống như món y
dược có công năng làm tỉnh lặng chứng bệnh đói khát của chúng sanh.
Nhân đây tôi muốn nói qua về
món ăn tinh thần đầu tư chất xám. Quý vị hãy dũng mãnh cố gắng thiết lập một
trường Bồ Ðề ở Singapore.
Chúng ta nên cổ vũ thực hiện cho được một cơ sở giáo dục Phật học (trường Bồ
đề). Bởi vì nếu chúng ta gởi con em vào trường ngoại đạo là mở đường cho họ có
dịp bắt cóc tâm thức các con em chúng ta. Họ rất muốn nắm giữ tâm hồn trẻ thơ
nhỏ dại và dễ uốn nắn. Tôi dám chắc rằng nếu như người ta cố ăn trộm thân xác
con em mình thì quý vị sẽ đau khổ rất nhiều, nhưng nếu họ ăn trộm tâm linh con
em mình thì quý vị lại điềm nhiên, chớ không hề nhận ra đó là một đại họa của
gia đình, cho họ hàng, xóm làng, đất nước, quê hương.
Nếu quý vị yêu thương con em và
tín ngưỡng của mình thì quý vị phải làm sao thấy được con em của mình thông
suốt nền giáo dục Phật học, có vậy tôn giáo của quý vị mới phát triển, con em
của mình mới có một tương lai Phật học sáng chói, bởi vì trẻ em sẽ tránh sát
hại súc vật và từ bỏ uống rượu.
Ở Tây phương người ta nói bắn
giết thú vật là một hình thức thể thao và những ai giết giỏi nhiều con vật được
gọi là nhà thể thao quán quân. Vì vậy quý vị nên cho con em mình theo học ở các
trường Phật học. Ở Penang (Mã Lai) có nhiều
trường Phật học nổi tiếng. Tôi vô cùng phấn khởi khi đề cập đến các học sinh ở
trường đó. Vì thế hãy nhớ rằng chân lý chỉ thấm nhuần khi nào nó phát triển.
Khi nó ngừng không phát triển, nó sẽ ứ đọng và suy tàn. Tín ngưỡng sẽ bế tắc và
diệt vong nếu nó không phát huy. Phương pháp làm cho nó trưởng thành và sống
mãi là thấy các con em của quý vị mãi mãi là Phật tử thuận thành. Tôi sắp sang
hoằng Pháp bên Mỹ để nâng cao số Phật tử trên khắp thế giới, đáp lại với số nhà
truyền giáo nước ngoài đã đến đây. Tôi còn nhớ ngày xưa Java là một nước Phật
Giáo. Quý vị có thể đọc nhiều sách trong đó có đề cập nhiều ngôi chùa kỳ diệu
lừng danh thế giới. Ðừng cho phép tín ngưỡng của quý vị bị suy tàn do đặt tâm
hồn mềm yếu non trẻ của con em quý vị trong tay những người không phải là Phật
tử. Họ giống như những nhà điêu khắc dùng đất sét uốn nắn theo mẫu hình của họ.
Khi nào thấy rằng các con em của chúng ta được huấn luyện theo đường lối của
Phật Giáo nghiêm túc thì Ðạo Phật của chúng ta mới hy vọng phát huy rộng khắp
thế giới. Trong những năm Phật lịch 2500 trở đi, Phật Giáo như một cái dù che
kín vũ trụ thoát khỏi ngọn lửa đau khổ. Khổ đau và khoái lạc chỉ là một; chúng
không tách rời nhau, chính Phật Giáo đã khai thị con đường giải thoát như vậy.
TT Thích Giải Thông-Phỏng dịch theo bản tiếng Anh
The light of truth của Giảng sư LOKANATHA Do The Singapore Maha Bodhi School
xuất bản