Phật Học Online

Thời điểm du nhập Phật giáo tại Chăm Pa
Thông Thanh Khánh

Từ khi hình thành nhà nước dưới dạng sơ khai Lâm Ấp{190 – 193 sau công  nguyên), đời sống văn hoá của cộng đồng người Chămpa đã chịu sự tác động mạnh mẽ của sự đối lưu qua các nền văn hoá bên ngoài. Vấn đề phát  triển kinh tế – văn hoá mà đòn bẩy chính là sự phát triển công kĩ nghệ sắt Sa Huỳnh, cùng với sự tác động mạnh của nền nông nghiệp định cư bằng sản xuất lúa hai vụ đã đưa cộng đồng này tiến đến thời kì thịnh vượng nhất. Không chỉ có sự tác động qua lại  giữa công nghệ – kỹ thuật sắt và nền nông nghiệp với tính ưu việt mà qua đó, chúng tôi còn muốn đề cập đến vấn đề khác có tính tương trợ hết sức quan trọng, đó là tầm quan hệ đối lưu của ngành thương nghiệp thông qua đường biển. Nhờ nhiều sản vật quý hiếm, nhiều kỹ nghệ đồ sắt ưu việt, cộng đồng người Chămpa đã có những tổ chức đưa các  “ mặt hàng” của mình qua trao đổi đồng thời nhập về những “mặt hàng” thiết yếu gia dụng, điều này được khẳng định qua sự có mặt của các đồ đồng của văn hoá Đông Sơn, Phù Nam, và một số có liên quan đến sự đối lưu – trao đổi qua đường biển như các vật trang sức, khuyên tai hai đầu thú, xâu chuỗi bằng thuỷ tinh… xuất phát từ các nước Nam Á. Đặc biệt qua vấn đề hình thành chữ viết dựa trên nền tảng đặc trưng chữ hình tượng của văn hoá Ấn Độ. Bằng chữ Phạn qua các kí tự tìm được từ thế từ thế kỉ thứ I sau công nguyên, đồng với sự tiếp thu và biến thể của một số nền văn hoá ngoại để phù hợp với nền văn hoá bản địa. Trong đó, chịu sự rác động mạnh nhất của văn hoá Ấn Độ – Nam Á là điều tất yếu không thể phủ nhận được, khi mà sự đối lưu hàng hải của Chămpa vào những giai đoạn đó phát triển mạnh nhất vùng Đông Nam Á.

Song song với việc chấp nhận nền văn hoá Ấn ở thời kì dòng Phật giáo và Bà – La- môn đang được phát triển mạnh mẽ. Hai triết học này cùng với nền kinh tế tăng trưởng đã có những bước tác động sâu vào vaasn đề định hìh nền văn hoá Chămpa. Từ những vấn đề chúng tôi vừa nêu ra ta có thể khẳng định rằng nền văn hoá Ấn Độ và Nam Á được truyền về đây từ rất sớm đối với một cộng đồng mà tín ngưỡng tôn giáo là chủ lực chính.

Vậy thì phật giáo được du nhập vào Chămpa như  thế nào? Câu hỏi này đã được nhiều lớp học giả nghiên cứu về văn hoá Chămpa quan tâm và tiếp cận, nhiều nhà sử học cũng dành nhiều thời gian để tìm hiểu vấn đề này. Riêng chúng tôi chỉ là những người thừa kế của các bậc tôn sư đi trước để lại cùng với việc sưu tập tài liệu, các thư tịch cổ có liên quan đến văn hoá Chămpa để phác thảo một trình tự nhất định nào đó của dòng phật giáo, nét tư tưởng nổi bậc của nhiều vương triều Chămpa kế thừa và phát huy. Lật các thư tịch cổ của Trung Hoa có liên hệ mua bán trao đổi với người Chămpa vào những thế kỷ VII, Nghĩa Tịnh (I – Sting ) đã kể lại cộng đồng người Chămpa vào  thời kì này rất kính mến Phật Thích Ca. Khi tìm hiểu các sử liệu Trung Hoa khác, một số nhà nghiên cứu còn cho biết thêm vào năm 605, quân nhà Tuỳ khi đánh chiếm Chămpa đã thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó nổi bật nhất là 1.350 pho kinh phật. Đồng thời dựa trên một văn bản được tìm thấy trên bia Võ Cạnh – Nha Trang – Khánh Hoà – cho rằng vào thế kỉ thứ I, phật giáo là tôn giáo chủ đạo xung quanh khu vực trung tâm của xứ kauthara. Sự sùng bái đạo Phật có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng cộng đồng Chămpa đương thời. Khi tiến hành nghiên cứu về văn hoá Chămpa, nhà nghiên cứu L.Finot đã có những khảo cứu sưu tra bia Võ Cạnh – Nha Trang, cho biết thêm: “Nhà vua dựng bia để thể hiện ý thức về sự bất thường của cuộc đời, về lòng trất ẩn đối với chúng sanh, sự hy sinh của cải mình cho lợi ích chung…” đây là biểu hiện rỏ nét về sự ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo về tinh thần nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội Chămpa lúc bấy giờ.

Căn cứ vào những chứng  cứ trên, chúng ta có thể cho rằng tư tưởng cùng dòng Phật giáo được truyền về và phát sinh ở đây vào những giai đoạn niên kỉ I  sau Công nguyên, cùng song song với sự du  nhập “ nở rộ” của nền văn hoá Ấn Độ và Nam Á. Thật vậy,miền duyên hải miền Trung vốn có điều kiện thuận lợi về tìm năng hàng hải có các cửa biển tự nhiên ưu đãi về vấn đề an toàn nơi trú ngụ của tàu thuyền, từ đây cùng với sự phát triển phồn thịnh cùng với tính ưu việt của nền văn hoá ảnh hưởng đến là biến chuyển từ nền văn hoá bản địa tiền Chămpa  đưa đến một văn hoá Chăm. Sự tác động mạnh mẽ đó làm ảnh hưởng nhất định đến tôn giáo trong thời kì này. Xét về bối cảnh thời kì trước của Ấn Độ về khía cạnh tôn giáo cho đến lúc đức Phật nhập diệt, trải qua một trăm năm biến chuyển trong cộng đồng Tăng lữ. Từ sự ủng hộ nhiệt tình của các vương quốc, các trưởng giả giàu có và danh tiếng. Cũng từ đây, dư âm và uy đức  của đức Phật vẫn còn đang bao trùm các vương quốc nên vấn đề qui ngưỡng về Tam bảo theo tinh thần tuyệt đối vẫn còn sâu đậm. Từ đó tư tưởng của Arya- Samiti – Nikaya và Sarvativada theo đà đó phát triển mạnh mẽ, nhiều vị vua trị vì ủng hộ sùng bái Phật giáo tạo nên một thời phồn vinh. Tất nhiên những thương buôn là những Phật tử và những vị Sa môn theo gót viễn du về những vùng đất mới còn mang bên mình một triết học – tôn giáo bản địa của mình do mình hấp thụ được qua khắp vùng Châu Á. Trong những chuyến diễn du để trao đổi hàng hoá trước yêu cầu ngày một lớn ấy, theo điều kiện của từng vùng đất và điều kiện thuận lợi về hải cảng tạo nên một nền kinh tế phồn vinh – giao lưu văn hoá có những bước thành tựu khả quan : trong đó hải cảng Chămpa là địa điểm các thương buôn thường chú ý và tìm đến nhất bởi tầm quan  trọng của vấn đề trao đổi hàng hoá. Cũng từ đây một số vị Sa môn nhìn nhận và thấy rằng vùng đất này có thể phù hợp để truyền bá chánh pháp và được cộng đồng này chấp nhận một cách tích cực. Những vị chân  tu Phật  giaó theo thời gian phiêu du tìm về nơi vắng vẻ để tụ tập – đồng thời hoằng hoá khai ngộ cho chúng sanh trước công nguyên, và từ đó đưa  triết lý của Phật giáo lên tuyệt đỉnh. Cùng với sự phát triển đa chiều của Bà- la –môn,  giáo, hai tôn giáo này đã bắt đầu ăn sâu vào tư tưởng cuả cộng đồng người Chămpa đương sự. Bước vào thời kì sau công nguyên, sự hoàn thiện về tư tưởng  - tôn giáo được khẳng định tại vùng đất này với một quốc gia phong kiến mang tên Chămpa. Một loài hoa tinh khiết để cúng dường đức Phật đồng thời các phạm thiên ( đối với Bà-la – môn) để chính thức lấy làm tên quốc hiệu của cộng đồng này


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage