1_Hư Không Tạng Thủ Ấn
1. Tam Muội Gia Ấn
Kết Kim Cương Phộc Ấn,
hai ngón trỏ chạm nhau như hình báu, kèm dựng ngóntrỏ ngang trái tim.
Kim Cương Phộc này là Ngoại Phộc. Trong Bạch Bảo KhẩuSao thuật rõ là
nghĩa của Nội Phộc. Đây là Ấn căn bản của Hư Không Tạng.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)(coi hình bên dưới)
Chân Ngôn là:
NAMO ÀKÀ’SA-GARBHÀYA _ OM ARI KAMARI MURI _ SVÀHÀ
2.Hư Không Tạng Thủ Ấn 2
Chắp hai tay lại giữa rỗng (Hư Tâm Hợp Chưởng), kèm co hai ngón cái
vào trong lòng bàn tay(coi hình bên dưới). Đây là Hư Không Tạng trong
Thai Tạng Bộ.
Chân Ngôn đồng với lúc trước.
3_Hư Không Tạng Thủ Ấn (3):
Tay phải hướng năm ngón tay lên trên, ngửa ra rồi giương duỗi, ngón
trỏ và ngón cái cùng vịn nhau như cầm hương, co lóng thứ hai của ngón
trỏ nhưng gắng duỗi thẳng lóng thứ nhất. Hoặc là tay phải nắm quyền,
ngón trỏ và ngón cái cùng vịn nhau như hình báu(coi hình bên dưới).
Chân Ngôn đồng với lúc trước
4_ Hư Không Tạng Bồ Tát Thủ Ấn (4)
Đây là Thủ Ấn của Hư Không Tạng Bồ Tát trong Thích Ca Viện của Thai
Tạng Mạn Đồ La, gọi là Hư Không Tạng Ấn. Kết Pháp là chắp hai tay lại
giữa rỗng, co hai ngón trỏ ngay bên dưới hai ngón giữa, co ngón cái vào
trong lòng bàn tay(coi hình bên dưới).
Chân Ngôn là:
NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ÀKÀ’SA SAMANTA ANUGATA
VICITRÀM VARA DHARA_ SVÀHÀ
5_ Hư Không Tạng Bồ Tát Thủ Ấn (5)
Đây là Thủ Ấn của Hư Không Tạng Bồ Tát trong Hư Không Tạng Viện của
Thai Tạng Mạn Đồ La. Kết Pháp là chắp hai tay lại giữa rỗng, co hai
ngón cái vào trong lòng bàn tay, co hai ngón trỏ phụ bên trên hai ngón
cái(coi hình bên dưới).
Chân Ngôn đồng với lúc trước.
6_ Hư
Không Tạng Bồ Tát Thủ Ấn (6)
Ấn này trích trong đoạn thứ năm của Lý Thú Kinh . Đồng với Hư Không
Tạng Tam Muội Gia Ấn lúc trước. Hai tay tác Ngoại Phộc, hai ngón trỏ
thành hình báu, kèm đứng hai ngón cái để trên đỉnh đầu
* NGŨ ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT
Ngũ Đại Hư Không Tạng Bồ Tát lại gọi là Ngũ Đại Kim Cương Hư Không
Tạng dùng chỉ 5 vị Bồ Tát của nhóm Pháp Giới Hư Không Tạng, Kim Cương Hư
Không Tạng, Bảo Quang Hư Không Tạng, Liên Hoa Hư Không Tạng, Nghiệp
Dụng Hư Không Tạng. Lại xưng là: Giải Thoát Hư Không Tạng, Phước Trí
Hư Không Tạng, Năng Mãn Hư Không Tạng, Thi Nguyện Hư Không Tạng, Vô Cấu
Hư Không Tạng. Hoặc xưng là: Trí Tuệ Hư Không Tạng, Ái Kính Hư Không
Tạng, Quan Vị Hư Không Tạng, Năng Mãn Hư Không Tạng, Phước Đức Hư Không
Tạng… là nghĩa của 5 vị Phật Đại Nhật, A Súc, Bảo Sinh, Di Đà, Thích Ca
trụ ở Như Ý Bảo Châu Tam Muội. Năm vị Bồ Tát tức là nơi biến hiện của 5
vị Phật, thành tựu năm Trí Tam Muội mà thành lập Bồ Tát của 5 Đại này
Năm Tôn này được phân biệt qua vật cỡi là: Sư Tử, voi, ngựa, khổng tước,
Ca Lâu La Điểu (Kim Xí Điểu). Tướng Ấn của Tổng Ấn là Ngoại Ngũ Cổ Ấn,
hai ngón giữa làm hình báu, bốn đầu ngón còn lại đều quán tưởng hình báu
HÌng tượng của Ngũ Đại Hư Không Tạng Bồ Tát, y theo Kinh Du Gia Du
Kỳ,Phẩm Kim Cương Cát Tường Đại Thành Tựu đã ghi chép là: Ở trong một
vòng tròn lớn liền vẽ 5 vòng tròn Chính giữa vẽ Pháp Giới Hư Không Tạng
màu trắng, tay trái cầm móc câu, tay phải cầm báu Vòng tròn phía trước
(phương Đông) vẽ Kim Cương Hư Không Tạng màu vàng, tay trái cầm móc câu,
tay phải cầm Kim Cương báu (Bảo Kim Cương) Vòng tròn bên phải (phương
Nam) vẽ Bảo Quang Hư Không Tạng màu xanh, tay trái cầm móc câu, tay phải
cầm Tam Biện Bảo (vật báu có ba cánh hoa) phóng ánh sáng lớn Vòng tròn
phía sau (phương Tây) vẽ Liên Hoa Hư Không Tạng màu đỏ, tay trái cầm móc
câu, tay phải cầm hoa sen hồng to lớn Vòng tròn bên trái (phương Bắc)
vẽ Nghiệp Dụng Hư Không Tạng màu tím đen, tay trái cầm móc câu, tay phải
cầm Kim Cương báu (Bảo Kim Cương)
1_Ngũ Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Thủ
Ấn (1)_ Ngoại Ngũ Cổ Ấn:
Đồng với Ngoại Ngũ Cổ Ấn. Tức hai tay tác Ngoại Phộc, hai ngón cái,
hai ngón giữa, hai ngón út cùng hợp đầu ngón; co hai ngón trỏ như dạng
móc câu, hai đầu ngón giữa cùng hợp nhau như hình báu, tác Bảo Châu Quán
Tưởng, Các ngón còn lại đều tác Quán này.
Chân Ngôn là:
VAM HÙM TRÀH HRÌH AH
2_ Ngũ Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Thủ
Ấn (2)_ Nội Ngũ Cổ Ấn Đồng với Nội Ngũ Cổ Ấn.
Hai tay tác Nội Phộc, 2 ngón cái, 2 ngón giữa, 2 ngón út cùng hợp
đầu ngón; co 2 ngón trỏ như dạng móc câu để ở bên cạnh lưng của ngón
giữa nhưng không dính nhau, đem 2 ngón giữa làm hình báu, xong quán
tưởng 5 ngọn đều có viên ngọc báu
Chân Ngôn là:
VAM HÙM TRÀH HRÌH AH
3_ Pháp Giới Hư Không Tạng Thủ Ấn
Hai tay tác Ngoại Phộc, dựng đứng hai ngón giữa như hình báu
Chân Ngôn là:
VAM HÙM TRÀH HRÌH AH
Hoặc dùng Chân Ngôn sau:
OM _ VAJRA VAM
4_ Kim Cương Hư Không Tạng Thủ Ấn:
Hai tay tác Ngoại Phộc, dựng thẳng hai ngón giữa như hình báu, co 2
ngón trỏ như Tam Cổ.
Chân Ngôn là:
VAM HÙM TRÀH HRÌH AH Hoặc dùng Chân Ngôn sau:
OM _ VAJRA HÙM
5_ Bảo Quang Hư Không Tạng Ấn:
Hai tay tác Ngoại Phộc, dựng đứng 2 ngón giữa, 2 ngón trỏ như hình
báu
Chân Ngôn là:
VAM HÙM TRÀH HRÌH AH
Hoặc dùng Chân Ngôn sau:
OM _ VAJRA TRÀH
6_ Liên Hoa Hư Không Tạng Thủ Ấn:
Như Pháp Giới Hư Không Tạng Thủ Ấn, chỉ co hai ngón trỏ như hình
cánh sen, dựng đứng hai ngón giữa như hình báu.
Chân Ngôn là:
VAM HÙM TRÀH HRÌH AH
Hoặc dùng Chân Ngôn sau:
OM _ VAJRA HRÌH
7_ Nghiệp Dụng Hư Không Tạng Thủ
Ấn:
Hai tay tác Ngoại Phộc, duỗi thẳng 2 ngón giữa cùng trụ nhau như
hình báu, 2 ngón vô danh 2 ngón trỏ cùng giao nhau.
Chân
Ngôn là:
VAM HÙM TRÀH HRÌH AH
Hoặc dùng Chân Ngôn sau:
OM _ VAJRA AH
HÌNH TỪ ĐẦU TỚI CUỐI BÀI VIẾT
Biên
dịch: HUYỀN THANH
HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT
(Àkà’sa-garbha)