Giới thiệu sách:
Thiền giúp ta thư giãn, khiến trí tuệ ta thêm mẫn
tiệp, và tăng cường khả năng sáng tạo của ta. Trong "Thiền Thư Tây
Tạng", Lama
Christie Mc Nally khiến cho ta thấy thiền còn dâng tặng chúng ta một món
quà
lớn hơn. Nó đánh thức tiềm năng ẩn giấu ở bên trong để tạo nên hiện
thực, khiến
mỗi phút giây cuộc sống trở thành an lạc mãi mãi, và mang tới cho chúng
ta hòa
bình, sự hài lòng mà chúng ta mãi kiếm tìm.
Cuốn sách đi từ
những điều căn bản nhất là tại sao bạn cần
phải thiền định, cho tới những lời khuyên thiết yếu cho việc hành thiền
(theo
cách của Tây tạng). Thông qua những lời giải thích, những khái niệm đơn
giản về
thiền định tác giả đưa tới người đọc khái niệm rộng hơn về tính không.
Trình
bày nhiều kiểu hành thiền khác nhau, từ mỗi kiểu này tác giả đều đưa ra
lý do,
cách thức hành thiền và những lời khuyên thực tiễn. và cuốn sách xuyên
suốt
theo cách này, mỗi mục đều gồm có; khái niệm, phương cách thực hiện, và
lời khuyên.
Cùng với những hướng
dẫn
như thế, nhờ giọng văn thiết tha và thân mật, tác giả lồng ghép rất khéo
léo
những triết lý đạo Phật, những khái niệm tưởng chừng rất khó như; tính
không,
lòng từ tâm, phát bồ đề tâm... đến với người đọc. là một cuốn sách thực
hành rất
hữu hiệu cho những ai quan tâm tới cách thiền quán tưởng Tây Tạng.
Trích đoạn sách
hay:
"Chúng
ta đang nói với nhau về những vấn đề không mấy
đơn giản. Ý tôi là đói và nghèo và đói là một vấn đề - chúng ta có thể
tưởng
tượng làm thế nào để một ngày nhân loại thoát khỏi nó. Nhưng sự thật là
chúng
ta chắc chắn sẽ phải già và chết, rồi mất hết mọi thứ - điều này dường
như là
một phần tất yếu cố hữu khi làm con người vậy. Vì thế thật đúng đắn nếu
bây giờ
bạn nên hỏi tôi: làm thế nào học cách thiền để thay đổi điều đó? Bạn có
định
dạy chúng tôi làm saothế nào để không chết không? Thật là một tuyên bố
lớn lao
và thú vị!
Ồ, thực ra thì, có, tôi có ý định đó
đấy. Tất cả những điều chúng ta phải làm là hiểu được thể cách thế giới
này
thực sự vận hành như thế nào.
Có một từ đơn giản, một nguyên tắc
trong Phật giáo, điều mà có thể giải thích mọi thứ, và đó là khái niệm
về tính
không.
Tính Không.
Thật dễ dàng để nói lên từ "tính
không" này, nhưng trong tu viện nó đã khiến các tu sĩ phải mất 25 năm
trường
mới có thể hiểu nắm được ý nghĩa của nó.
Ý nghĩatưởng cơ bản nền tảng của điều
này là: mọi thứ xung quanh bạn - tất cả bao gồm cả con người và sự việc
bạn
thấy, bạn nghe, bạn cảm nhận và giao tiếp tương tác theo nhiều cách -
thì không
phải là những gì dường như nó vẫn là. Toàn thể Tthế giới mà bạn đang có
thật
nhiều niềm tin này đang lừa dối bạn. Người Tây Tạng nói rằng nó giống
như là
mộng huyễn. Nó trống rỗng ngay từ chính bên trong nó và nó trống rỗng
trong
việc có bất cứ bản chất nào của ngay từ bản tính tự nhiên từ chính nó.
Lửa không có bản tính
tự nhiên là nóng, không có phẩm tính
chất là đốt cháy được mọi thứ từ bên trong nó. Và đó là lí do tại sao
một số
Yogi có thể cho tay vào lửa mà không bị đốt cháy. Nước không có bản tính
tự
nhiên là ở trạng thái lỏng và đó là lí do tại sao một số người có thể đi
trên
mặt nước. Vậy cái nóng hay , cái trạng thái lỏng ấy đến từ đâu? Nó đến
từ chính
bạn.
Mọi thứ bạn nhìn, cảm
nhận, nghe, ngửi thấy, hay thậm chí
là nghĩ đếnvề chỉ là một bức màn hình phóng chiếu. Tất cả đến từ tâm trí
của
bạn - một bức hình nhỏ xíu, một hìnhlinh ảnh trong tâm thức, nó đã được
phóng
chiếu từ bạn và xuất hiện trước bạn như là điều gì đó tách biệt ở bên
ngoài
bạn. Nhưng nó không hề tách biệt ra một chút nào - nó gắn chặt có mọi
thứ để
làm với bạn. Bạn đang sáng tạo ra nó.
Hãy nghĩ về một đứa
trẻ nhỏ đang xem một bộ phim. Chúng
có thể nghĩ rằng những điều trên màn hình là thực sự là những gì đang
diễn ra ở
ngoài, con voi lớn mà chúng thấy trên màn hình thật sự lao về phía
chúng. Những
gì mà lũ trẻ không hiểu là tất cả những hình ảnh chúng đang trải nghiệm
đó chỉ
là những hình ảnh phóng chiếu đến từ một chiếc hộp nhỏ ở đằng sau căn
phòng.
Nó hoàn toàn tTương
tự như vậycho chúng ta. Chúng ta
giống như đứa trẻ đó - chúng ta đang nhìn vào thế giới và tin rằng nó ở
ngoài
đó, khi ở trong khi sự thật thì thì chúng
ta đang là những người phóng chiếu ra nó.
Những hình ảnh phóng
chiếu của chúng ta thì tinh vi hơn
rất nhiều - ngoài hình ảnh và âm thanh như máy chiếu phim thông thường
ra,
chúng còn có thể chứa đựng cảm xúc, mùi vị từ các giác quan. Vì thế ngày
nay
chúng ta có thể ví chúng như là trò chơi giả lập thực tại. Và đó là lí
do tại
sao chúng ta rất khó để nhận ra. Làm thế nào chúng ta có thể nắm bắt
được bản
thân mình, khi chúng ta đang say sưa mắc kẹt trong trò chơi?
Đó là xuất phát điểm
của thiền định. Chúng ta có thể học
cách để đóng các giác quan lại trong một chốc lát, và thật sự phân tích
được
bản tính thật của thực tại. Hãy xem chính bản thân chúng ta đang phóng
chiếu
thế giới từ một chiếc hộp nhỏ xíu bên trong tâm của chúng ta.
Điều gì sẽ là tốt đẹp
nào sẽ xảy racho điều đó? Ý tôi là,
việc nhận ra cái gì đó điểm nào thì không phải là "thật" dù nếu trông nó
nhưlà
thật,cảm giác là thật và có thể ảnh hưởng đến tôi thế nào? Điều này khác
hẳn Nó
thì khác với một bộ phim, bởi vì nếu tôi thấy con voi đến và dẫm lên
người tôi,
và con voi dẫm gãy chân tôi, nó làm tôi đau, và tôi ngồi đây tự hỏi liệu
thay
vào đó tôi không biết có phải đó là một hình ảnh phóng chiếu hay không.
Câu hỏi quan trọng ở
đây là thiền định có thể dừng cơn
đau lại không?
Có.
Chúng ta càng hiểu rõ
về những hình ảnh phóng chiếunó,
chúng ta sẽ càng hiểu nguyên nhân gây ra những hình ảnh phóng chiếu mà
của
những hình ảnh phóng chiếu cchúng ta trải nghiệmm bản chất là cái gì.
Tại sao
con voi lại đến và tại sao nó lại dẫm lên bạn? Bởi vì nếu chúng ta suy
luận ra
- nếu chúng ta tìm ra ính toán được ra nguyên nhân thực sựhật của vấn đề
mang
lại nỗicơn đau - thì chúng ta có thể giải thoát bản thân mình khỏi chúng
mãi
mãi.
Vì vậy chúng ta cần có một trạng thái vượt lên trên
những hình ảnh phóng chiếu, đúng vậy, nhưng đó mới chỉ là bước đầu tiên.
Mục
tiêu của chúng ta không phải là để ngồi mãi mãi trong một vài khoảnh
khắc trống
khôngrỗng. Không, cChỉ cần một lần chúng ta nhận ra ngay được toàn thể
cái thực
tại mà ấy của chúng ta trong cái thật được phóng chiếu lên từ trong tâm
mìnhtrí,
chúng ta có thể sử dụng hiểu biếtkiến thức này để điều khiển những hình
chiếu.
Và rồi chúng ta có thể đơn giản chạm tới vào bbên trong chiếc hộp nhỏ
đó, viết
lại đoạn mã lập trình cuộc đời mình, để rồi không còn những con voi nào
nữa
(hay có thể chỉ còn những người bạn thân thiện xuất hiện). Và như thế sẽ
chỉ
cần một lần chúng ta làm chủ được điều đó, bầu trời sẽ là sự giới hạn:
hãy viết
lên thế giới của những giấc mơ của bạn."
Về tác giả: Lama Christie McNally tốt nghiệp ngành văn học đại học
New York, cô đã từng chu du qua Ấn độ, tây tạng, Nepal, Úc ... ; là
người đồng
sáng lập Viện nghiên cứu Yoga, Đại học Núi Kim cương. Cô còn là tác giả
của The Eastern Path to Heaven, The Tibetan Book of Yoga, How
Yoga works
và đồng tác giả của cuốn Karmic
Management (Quản lý nghiệp).
Thông tin về cuốn
sách:
Tên sách
|
Thiền thư Tây Tạng
|
Tác giả
|
Lama
Christie
McNally
|
Giá
|
63.000 (vnđ)
|
Số trang
|
327
|
Nhà xuất bản
|
Phương Đông
|
Khổ
|
12 x 20 (cm)
|
Dạng bìa
|
Bìa mềm
|
Công ty CP Sách Thái
Hà trân trọng giới thiệu.