Mặc dù không có ý định đi tu như những nhà sư, ni cô
thật sự nhưng nhiều bạn trẻ vẫn tìm đến chùa để tĩnh tâm, không khác
người đi tu là mấy.
|
Giới trẻ bây giờ lên chùa không chỉ để
thắp nhang, cầu nguyện. Ảnh: Minh Quyên |
“Cuộc sống bây
giờ phức tạp, lắm chuyện căng thẳng, buồn phiền. Lên chùa để thấy nhẹ
lòng và thoải mái hơn” – Duy Khoa, SV ĐH Y Dược TP.HCM chia sẻ lí do cậu
lên chùa.
“Tu” vì áp lực cuộc sống
Thời gian học gần như kín mít, Duy Khoa vừa học ở
trường, vừa học thêm tiếng Pháp. Ở nhà, cậu còn phụ mẹ bán hàng, chăm
sóc em. Đôi khi, Khoa cảm thấy căng thẳng trước bài vở, kiến thức và cả
định hướng tương lai… Chưa kể, nhìn cảnh mẹ tất bật với mưu sinh, Khoa
lại thấy buồn.
Không biết giải khuây cùng ai, vì vốn ít nói, ít bạn
bè, Khoa tìm đến nhà chùa. Mỗi tuần, cậu dành ra 2 – 3 lần lên chùa đọc
kinh, nói chuyện với các sư.
“Vừa chăm sóc cây, vừa nghe các thầy nói chuyện về
cây cối, về cuộc đời thấy thú vị lắm. Nó giúp mình thấy yêu đời hơn khi
quay về thực tại” – Khoa cho biết.
Còn Bích Phượng, SV ĐH Hùng Vương TP.HCM sau 1 năm từ
Quảng Ninh vào TP.HCM sống, cô cảm thấy lúng túng với cuộc sống mới, xa
gia đình, không ai thân thích.
Ở nơi sống mới, với những lo lắng trong học tập, sinh
hoạt, kiếm tiền mưu sinh, cùng nỗi nhớ quê khiến cô luôn thấy áp lực và
tủi thân.
Hè năm ngoái, Bích Phượng tìm đến chùa Hoằng Pháp
(Hóc Môn, TP.HCM) và sống ở đó để tìm thấy bình yên cho mình.
“Mình chỉ ở chùa 1 tuần, khi về, thấy mọi thứ đều màu
hồng, thấy ai cũng đáng yêu” – Bích Phượng tâm sự. Nhưng sau 1 tuần,
trạng thái ban đầu gần như ập đến, Bích Phượng phải giữ thăng bằng tinh
thần bằng cách mỗi tuần lên chùa gần nhà trọ một lần để đọc kinh, đọc
sách và trò chuyện cùng các nhà sư.
Lên chùa, chẻ củi, quét sân...
Khác với Duy Khoa lên chùa để chăm sóc cây
cảnh, Bích Phượng chủ yếu lên chùa là để sống, sinh hoạt như một người
đi tu.
Sáng 5h, cô thức dậy ăn sáng rồi đọc kinh. Gần trưa,
sau bữa cơm là nghỉ ngơi và đọc sách. Chiều tối lại ăn cơm và sinh hoạt.
Khoảng 9h cô đi ngủ. “Lịch một tuần nghe có vẻ nhàm chán, chỉ ăn rồi
đọc kinh, rồi ngủ… nhưng thực ra, mỗi ngày, mình thấy thay đổi ở bản
thân rất lớn” – Bích Phượng tâm sự.
|
Lên chùa để tìm phút giây yên bình cho
tâm hồn. Ảnh: Minh Quyên |
Theo
Phượng, xen kẽ trong những lần đọc kinh, đọc sách còn có sinh hoạt, trò
chuyện cùng các thầy. “Có cùng sống, tiếp xúc, nói chuyện và được các
thầy chăm sóc mới cảm nhận được sự tận tình, yêu thương mà người tu dành
cho mình, một người không quen biết” – Bích Phượng xúc động nói.
Hè này, cô đã lên kế hoạch quay trở lại chùa Hoằng
Pháp để… “tu hành”.
Còn bạn Xuân Phúc, SV ĐH Bách Khoa TP.HCM lại tìm
kiếm đến Tịnh Thất Vạn Hoà (Vũng Tàu) để "trút bỏ" những lo lắng trong
cuộc sống.
Mỗi lần đến chùa, Xuân Phúc ở lại 1 – 2 ngày để học…
“tu”. Sáng dậy sớm quét sân chùa. Buổi trưa chẻ củi, gánh nước. Chiều
chiều, cậu ngồi tĩnh tâm một mình hoặc đọc sách.
Yêu đời, yêu người và yêu mẹ...
Việc lên chùa dù nhiều ngày hay ít ngày, nhưng những
gì họ thu về rất lớn. Như Duy Khoa, dù bận rộn, cậu vẫn tranh thủ tham
gia các tổ chức từ thiện vì quan niệm: "Ngoài đời còn nhiều người bất
hạnh hơn mình". Còn Bích Phượng, cô nói: "Tĩnh tâm thư thái trong môi
trường tu hành giúp mình thấy yêu cuộc sống, trân trọng những gì đang có
hơn..."
|
Cho con lên chùa học sống đang phổ
biến tại TP.HCM. Ảnh: VietNamNet. |
Thay
đổi từ phía Xuân Phúc là thái độ quý trọng đồng tiền, công lao của
người mẹ đã nuôi cậu lớn khôn. “Lúc về quê, mình cố gắng làm thật nhiều
việc để giúp mẹ. Vô lại Sài Gòn, phải ăn uống tiết kiệm vì hiểu đó là
những đồng tiền khó nhọc của mẹ làm ra” – Xuân Phúc bộc bạch.
Thanh Uyên, SV ĐH Kinh tế TP.HCM sau 4 năm học cùng
bắt đầu tu tập sinh (những người chuẩn bị đi tu hành) ở chùa Hộc (đạo
Cao Đài) cho rằng: cô học và nghiệm ra nhiều thứ cho bản thân.
Ngoài tìm hiểu về đạo, những buổi sinh hoạt còn giúp
cô có tinh thần tốt hơn, nhờ đó mà thoát khỏi "áp lực" vừa học, vừa làm;
đồng thời vẫn thấy cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng…
Minh Quyên (Viet nam
net)