Khi học về
pháp
môn “Hiện Pháp Lạc Trú” các môn sinh thường được giảng sư kể cho nghe
một
câu chuyện rất hay trước khi bắt đầu đi vào những huyền nghĩa thâm sâu
của
bài học. Câu chuyện ẩn dụ như sau:
Một buổi trưa, trên bờ sông Hằng, một người đàn ông ngồi trầm
tư,
dáng điệu u buồn như có điều băn khoăn, lo nghĩ, mắt nhìn ra sóng nước
xa xa,
tay bâng quơ khẩy khẩy trên cát. Bỗng, cảm tưởng như vừa chạm phải vật
gì,
ông ta nhìn xuống. Đó là một túi nhỏ thô sơ, cột bằng sợi giây gai cũ
kỹ. Mở
ra, người ấy thấy những hạt đá nhỏ. Ồ, bãi biển thiếu gì đá, thiếu gì
vỏ sò
vỏ ốc mà đứa trẻ nào lượm nhặt còn cất dấu nơi đây? Rồi, cùng với tâm
trạng
bâng khuâng, người đó cầm từng viên, ném thật xa ra giòng sông. Mỗi
viên đá,
tuy nhỏ, nhưng khi chạm mặt nước đều dội lên một làn sóng lăn tăn. Cứ
thế,
người ấy ném từng viên đá xuống sông, theo từng giòng suy tưởng bâng
khuâng
trong tâm trí ....
Mặt trời lên cao..... lên cao.... Và rồi, khi người ấy cầm viên
đá
cuối cùng trên tay, sắp ném xuống, là lúc ánh sáng mặt trời chiếu dọi
đúng
trên lòng bàn tay. Người ấy bàng hoàng nhìn, như không thể tin ở mắt
mình.
Trời ơi, dưới ánh nắng chan hòa, viên đá trên tay đang tỏa chiếu rực rỡ
bảy
màu. Đây không phải là những viên đá, viên sỏi tầm thường ngoài bãi
biển mà
trẻ nhỏ thường nhặt chơi. Đây là đá quý. Đây là kim cương…
Với viên kim cương cuối cùng đó, người ấy đã mua ruộng, mua
trâu, đã
tạo được một đời sống sung túc. Người ấy có hạnh phúc không? Có chứ,
nếu
người ấy nghĩ rằng: “May quá! ta còn kịp nhận ra đây là kim cương”.
Nhưng,
cũng vẫn những diễn biến đó, người ấy sẽ đau khổ, sẽ ăn không ngon, ngủ
không yên nếu mang tâm tiếc nuối: “Trời ơi! Chỉ còn một viên kim cương
cuối
cùng mà ta được sung sướng thế này, phải chi ta nhận ra sớm thì với
nguyên
cả túi kim cương, ta sẽ còn sung sướng tới đâu”.
Thật là một thí dụ tuyệt vời để giảng về “Sự an lạc trong giây
phút
hiện tại”. Chỉ thí dụ này thôi, đã quá đầy đủ để nói về pháp môn “Hiện
Pháp
Lạc Trú”. Hãy thông minh hưởng niềm an lạc ngay giây phút hiện tại này
vì
mọi sự vật đều thay đổi, biến thiên không ngừng, giây phút sau không
bao giờ
có thể giống giây phút trước. Nếu ta để giây phút hiện tại trôi qua
trong vô
nghĩa là ta đã vừa đánh mất giây phút hiện tại đó. Khi Khổng Tử chỉ
giòng
sông mà nói: “Thệ giả ư tư phù, bất xả trú dạ”, đại ý là, giòng
sông
cứ đêm ngày không ngừng, chảy hoài, chảy mãi”. Câu này tương tự như
triết
gia Héraclite thời xưa đã nói “Ta không thể nào tắm hai lần ở cùng một
giòng
sông”. Đúng thế, vì dù ta có xuống ngay nơi bờ ấy, ngay con sông ấy thì
giòng nước ta đang tắm không thể là giòng nước ta đã tắm lần đầu.
Nếu
chúng ta dành thêm đôi ba phút tĩnh lặng, lắng tâm, chúng ta có thể
còn
nhìn thấy gì thêm? Chúng ta có từng đã, và đang ném những viên kim
cương ra
khỏi lòng tay không?
Có, chúng ta đã và đang ném đi nhiều lắm vì chúng ta chưa nhận
thức
đủ niềm hạnh phúc kỳ diệu của pháp môn Hiện Pháp Lạc Trú, pháp môn dạy
chúng
ta biết an lạc ngay giây phút hiện tại. Sự an lạc quý như kim cương, có
khi
còn quý hơn nữa vì từ sự an lạc ta có thể vượt thắng vô minh, tìm ra
chân
trời giải thoát. Tâm chúng ta như con vượn truyền cành, nó luôn nhảy
nhót,
đang đứng nơi này đã muốn qua nơi kia. Cái tâm buông lung đó là nguyên
nhân
chính gây ra niềm bất toại ý với hiện tại; Từ bất toại ý với hiện tại,
tất
nhiên, tâm khởi niềm mơ ước tương lai.
Chỉ
cần quán chiếu đơn giản tới đây, ta đã thấy, ít nhất, có hai sự khổ
đau,
phiền não hiển hiện rõ rệt. Đó là, thứ nhất: sự khổ đau vì thấy hiện
tại
không như ý mình muốn mà vẫn đang phải sống trong hiện tại; thứ hai:
thèm
thuồng, mơ ước những gì mình mong muốn ở tương lai, mà tương lai thì
chưa
tới, hoặc có thể không bao giờ tới.
Đây chỉ là hai hiện tượng phiền não căn bản. Nếu chia chẻ, phân
tích
từng hiện tượng ra chúng ta sẽ thấy vô vàn viên kim cương mà chúng ta
đã, và
đang ném đi. Cái nhà ta đang ở, có hơi cũ, hơi nhỏ, so với nhà của bạn
ta
vừa mua trên núi, hay trên biển. Nhưng nhà ta cũng có cái mái che mưa
nắng,
có miếng vườn nhỏ cho ta gieo xuống hạt cải, hạt rền. Cái xe ta đang sử
dụng,
mười tuổi rồi, khá cũ đấy, nhưng nó vẫn là người bạn tốt, đưa ta đi
chợ, đi
bác sỹ. Nó cũ cũng như ta già, chăm chút cho nó chút dầu, chút nhớt thì
nó
tiếp tục thương ta như ta thương nó mà thôi, sao ta lại chuốc lấy khổ
đau
khi nhìn thấy xe người khác vừa đẹp, vừa mới hơn rồi than thân trách
phận
sao tôi nghèo thế này, kém may mắn thế này.
Khi đã bất toại ý với hiện tại, ta đâu có ngừng sự khổ đau ở
đó. Ta
lập tức hành hạ ta thêm bằng những mơ ước tương lai, khởi từ hiện tại
ta cho
là kém may mắn này. Chẳng hạn như, nếu có thật nhiều tiền, ta sẽ mua
cái
biệt thự sát bãi biển, mở cửa sau là khu vườn kỳ hoa dị thảo. Từ thượng
uyển
đó, chân ta sẽ chạm làn cát trắng, thơm tho, sạch sẽ. Từ bờ cát mịn
màng đó
ta sẽ chậm rãi bước xuống làn nước trong xanh. Ta sẽ mua luôn góc biển
này
để những kẻ nghèo nàn, dơ dáy ngoài kia không bước vào được. Giá nào ta
cũng
mua. Ta có tiền mà…
Trong khi chờ tiền tới (không biết bao giờ tới) ta đang khổ,
đang
giận, đang buồn vì những điều do chính ta tạo ra, không ai khác. Nhưng
nếu
biết an trú trong hiện tại, ta có thể, vừa cắp rổ ra vườn hái rau, vừa
hát “Vườn
rau, vườn rau xanh ngắt một mầu. Có bà, có bà mẹ quê nương náu ....”
(*)
Quán chiếu thêm chút nữa, nếu có kẻ lấy cắp của ta cái gì, ta
tiếc
của (khổ tâm), ta nguyền rủa, oán hận kẻ cắp (sân), ta không ngừng
thương
tưởng vật đã mất (si) .v.v.... Trái lại, nếu ta bình tâm nghĩ thế này:
kẻ
kia cướp đoạt của ta có thể vì hai cớ sự. Thứ nhất, kẻ đó muốn vật của
ta
quá, mà không sao có được, đành cướp đoạt; thứ hai, kẻ đó vô minh,
không
biết là đang cướp đoạt, tưởng như ở đời muôn sự của chung.
Với cớ sự thứ nhất, kẻ kia
muốn
vật ta đang có tới mức biết rằng việc cướp đoạt của người khác là không
phải,
không nên, nhưng tâm ham muốn không cưỡng lại được, cứ cướp. Trường hợp
này,
ta thử thực hành hạnh thứ nhất trong Lục Độ Ba La Mật xem. Đó là Hạnh
Bố Thí,
Hạnh Cho. Cho đi. Cứ hoan hỷ cho đi. Biết kẻ kia đang ham muốn thì ta
cho
đây không chỉ là cho của mà còn là cho niềm vui. Kẻ kia đoạt được điều
họ
muốn, tất họ tràn ngập vui sướng rồi. Cho đi. Đừng tiếc, vì cho đây
không
chỉ thực hành hạnh bố thí mà ta còn đang chứng nghiệm hạnh thứ ba trong
Tứ
Vô Lượng Tâm. Đó là Hạnh Hỷ. Trong Từ Bi Hỷ Xả, Hạnh Hỷ đẹp lắm vì Hỷ
không
chỉ có nghĩa là ban vui mà còn là vui với cái vui của người.
Chuyển buồn giận tiếc nuối thành Ba La Mật, ta không có “lời”
quá ư?
Với cớ sự thứ hai, kẻ kia cướp đoạt mà không ý thức là đang cướp đoạt
thì
lại càng dễ dàng cho ta tha thứ vì kẻ đó vô minh mà. Nếu ta oán hận,
nguyền
rủa kẻ vô minh chính là ta đang vô minh đấy.
Loài người được coi là có trí tuệ hơn mọi loài, nhưng hình như
loài
người đang dùng trí tuệ đó để trở thành ác độc hơn các loài khác. Cứ
nhìn
nhân loại đang giết nhau hàng loạt thì đủ biết. Thú lớn ăn thịt thú nhỏ
vì
nhu cầu sinh tồn. Chúng cần ăn để sống. Ngay như sư tử được tôn xưng là
Chúa
Sơn Lâm, uy dũng ngất trời mà khi đã ăn no, nó đâu có giết thêm con
chồn,
con thỏ vì vui, hay vì muốn chứng tỏ quyền sinh sát trong tay? (Xin cám
ơn
tạo hoá đã tạo ra con voi chỉ ăn cỏ. Nếu con voi cũng cần ăn thịt để
sống
thì phải bao nhiêu thỏ, sóc, nai.... mới đủ cho nó một bữa ăn?). Loài
người
đâu có được sinh ra để giết nhau vô tội vạ, vậy mà trong cõi ta-bà uế
trược
này đang có những kẻ ác độc hơn loài thú. Thương thay! Thương người và
thương ta, đã không biết khổ đau hay an lạc do chính ta tạo đấy.
Nương theo lời dạy của Chư Phật, chúng ta hãy cùng nhau thử chuyển tâm
đi,
ta sẽ có vô số kim cương chứ chẳng phải chỉ còn một viên cuối cùng. Kịp
nhận
ra viên kim cương cuối cùng cũng đủ mang lại vô lượng an lạc, huống chi
nhận
ra sớm hơn thì ta không chỉ đang ở cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà mà
không chừng ta còn được rong chơi khắp mười phương Chư Phật, ngay lúc
này,
ngay nơi đây, ngay nơi uế nhiễm ta-bà, ngay giữa lòng người tham lam ác
độc.
Vì sao mà mầu nhiệm thế? Vì lời Phật dạy đã từng có chứng minh, là đất
Phật
ngay nơi tâm an lạc.
(*)Nhạc
phẩm
“Bà Mẹ Quê” của Phạm Duy