Có hai Tỳ Kheo phạm
luật hạnh, hổ thẹn không dám bạch Phật, đến hỏi ông Ưu Ba Ly nhờ giải tội chọ
Đây là môt phương pháp sám hối, trình bày lỗi lầm cho vị Thanh Văn giữ luật bậc
nhất, vị này cứ y theo luật Phật mà giải nóị Ngài ưu Ba Ly đứng về sự tướng mà
nói, phạm giới gì thì bị trừng phạt như thế nào để họ ăn năn chừa lỗi, không
dám tái phạm. Đứng về sự tướng thì thấy có người phạm giới, có giới luật bị
phạm, có người bị trừng phạt. Nhưng theo Trưởng giả Duy Ma Cật đứng về Thể Tánh
tuyệt đối mà luận thì ông Ưu Ba Ly chẳng nên nói vậy, chớ kết thêm tội cho họ,
chớ làm rối loạn lòng họ, phải dứt bỏ ngay lời kết tội sai trái nàỵ Họ phạm tội
đã hối hận khổ lắm rồi, trừng phạt làm họ khổ thêm, ví như họ bị kết thêm tội
nữạ Tâm họ đã lo sợ buồn phiền, trừng phạt làm họ rối loạn trong lòng, thêm
phần đau khổ. Lời ông Duy Ma Cật quy tất cả về Tâm, nhất thiết do Tâm tạo, Tâm
tạo Thiên Đường, Tâm tạo Địa Ngục, nhưng tìm Tâm chẳng thấy đâu, giống như Kinh
Lăng Nghiêm đã giảng rõ. Tâm như thế nào thì tội tánh cũng như thế đó. Nói Tâm
nhơ là để cho dễ hiểu, đó là vọng tâm vọng thức, chứ Chân Tâm thì chẳng phải
nhơ chẳng phải sạch.
Trong nghi thức sám hối có câu:
“Tội do Tâm sinh tất do Tâm diệt, Tâm diệt hết thì tội cũng không còn. Tội hết,
Tâm diệt, cả hai đều Không, Thế mới thật là chân sám hốị” Tội lỗi cũng như tất
cả các pháp đều do Tâm sinh ra, rồi cũng đo Tâm diệt đi, tùy Tâm biến hiện. Khi
Tâm không tạo tác thì tội không còn. Nếu thấy có Tâm có tội thì còn chấp ngã
chấp pháp, người tu hành phải thấy tội tánh vốn Không, Tâm cũng Không, chắng
còn chấp gì nữa mới là sám hối chân chánh. Không đây chẳng phải là không ngơ,
mà là do duyên hợp mà thấy có, là giả huyễn, là vọng tưởng điên đảo, không có
thật. Chúng sinh vì si mê vọng tưởng như người chiêm bao, Chân Tâm trở thành
vọng thức, thấy có gây nhiều tội lỗi phạm giớị Khi tỉnh giác, vọng thức biến
đi, Chân Tâm chiếu sáng như người chiêm bao chợt tỉnh, hết mê mờ điên đảo, thì
chẳng thấy có tội lỗi gì nữạ Vì saỏ Vì tội lỗi không thật có. Những gì chúng ta
làm trong gịấc chiêm bao đều là giả cả. Điều quan trọng là phải tỉnh giấc chiêm
bao, biết đâu là Chân, đâu là vọng, đâu là thật, đâu là giả.
Tội là gì? Tội là kếl quả của
một việc làm xấu ác, trái với Chân Lý. Ai làm ? Đã biết rằng không có ta (phá
chấp ngã), không có việc làm tội lỗi sái quấy (phá chấp pháp), không có người
hay vật bị ta làm quấy, tất cả đều là giả, là Không, đã chẳng có người gây thì
làm gì có tộị Đây là ý nghĩa câu: tội Tánh vốn Không. Chỉ vì vọng tưởng đảo
điên, vọng thức che lấp Chân Tâm nên thấy là nhơ, chúng sinh và các pháp đều
nhợ Khi giác ngộ, vọng thức tan biến, Chân Tâm hiển hiện thì chúng sinh và các
pháp trở thành trong sạch. Tất cả đều do Tâm, Tâm Thanh tịnh thì pháp thanh tịnh,
không còn tội cấu nữa.
Vậy nhơ sạch đều do Tâm, do có
vọng tưởng điên đảo chấp ngã hay không. Câu nói tất cả chúng sinh Tâm Tướng
không nhơ là có ý nghĩa chúng sinh đều có Phật Tánh vốn thanh tịnh, không hề
nhơ uế nhiễm ộ Chỉ vì một niệm bất giác vô minh vọng động nổi lên, ví như người
đang chiêm bao mê thấy có ta có người, có cảnh vật nhơ sạch, lúc tỉnh dậy thấy
chỉ là giấc mơ thôi, không thật có. Cuộc đời là giả, các pháp là giả, vô thường
vô ngã, sinh diệt không dừng, như trăng dưới nước, như bóng trong gương. Có ai
bị trừng phạt vì một tội gây ra trong giấc chiêm bao không ? Cuộc đời là giấc
mộng dài, tội Tánh vốn Không, ai biết rõ nghĩa này, thấu được Chân Lý cứu cánh,
gọi là khéo hiểu, gọi là giữ luật chân chánh.
Trích đoạn: Đường
Tu Không Hai, Luận Giải Kinh Duy Ma Cật Phẩm Đệ Tử của Minh Tâm,
Nhà Xuất Bản Thanh Văn 1991 http://www.thuvienhoasen.org/dtkh-03-detụhtm
Có cần giữ giới theo luật Phật
không?
… Đến đây cần phải giải thích
thêm cho rõ, kẻo có sự hiểu lầm tai hạị Sau khi học xong đoạn kinh trên, có thể
có một số người đặt câu hỏi: Tội Tánh vốn Không, vậy có cần giữ giới theo luật
Phật không? Xin đáp: Rất cần. Đứng về Tánh thì không có tội báo chi cả, nhưng
đứng về Tướng thì vẫn có tội báọ Hiểu lý vô thường vô ngã, thâm nhập Bản Tánh
Chân Không, nhưng còn thân xác ngũ uẩn, còn sống trong thế gian thì còn phải
giữ giới luật, giữ cả trong Tâm, giữ cả ngoài thân, mọi hành động tạo tác đều y
theo gịới luật, nhưng khi Tâm đã thanh tịnh, không còn dính các pháp thì giữ
giới mà không thấy mình giữ giới, không thấy giới phải giữ, mới là giữ giớị Vì
saỏ Tâm thanh tịnh thì không thế nào làm việc xấu ác phạm giới luật nữa, cứ
thản nhiên mà sống, tự nhiên mà làm, chẳng chú tâm mà việc làm nào cũng lành
tốt, không vọng tưởng si mê, hết nhiễm ô xấu ác.
Cần hiểu chữ Không của Phật
Giáo Đại Thừa chẳng phải là không ngơ mà là Chân Không Diệu Hữu, là Bản Thể
Chân Như nguồn gốc của các pháp, là Thật Tướng. Đối với người đã có trình độ
hiểu hiết giáo lý khá sâu thì có thể nói Tội Tánh vốn Không, các pháp đều là
Không, vì người ấy đã hiểu rõ đâu là Chân Tâm, đâu là vọng thức. Lúc mê ngủ thì
thấy có, lúc tỉnh giấc thì thấy không.
Nhưng đối với hạng người sơ cơ
chưa nắm vững lý Không của Đại Thừa thì nên phương tiện đứng về Tướng mà nói:
có tội phước, quả báo, có các pháp lành dữ... khiến cho họ sợ tội mà không dám
phạm gíới, họ lam phước mà tu các pháp lành. Rồi lần lần khi họ đã thâm nhập
giáo lý, lúc đó phải đứng về Tánh mà nói lên sự thật: tất cả là Không. Tóm lại,
phải tùy căn cơ chúng sinh mà dạy luật, thuyết pháp.
Theo giáo lý Tiểu Thừa thì có
tội phước nhân quả rõ ràng, gây tội phải đền, phải ăn năn sám hối, làm việc tốt
để chuộc lỗi xưa đền bù lạị Tiểu Thừa coi việc giữ giới tướng hết sức quan
trọng, chuộng hình thức giữ giới bề ngoài, thí dụ: không nhìn ngó người nữ,
không giữ tiền, không ăn quá giờ Ngọ, lỡ phạm tội thì phải ghi nhớ để không tái
phạm. Đại Thừa coi Tâm Giới quan trọng hơn Giới tướng, tuy không bỏ giới tướng.
Đứng về Tánh thì tội là Không. Đứng về Tướng thì lỡ có tội phải tự tâm ăn năn sám
hối thì tội sẽ tiêụ Đại Thừa không dồn ép người lở phạm tội vào chân tường,
không đuổi người xuất gia về thế tục, mà cho họ có cơ hội thực tâm sám hối,
quay về tâm thanh tịnh thì sẽ thấy nhẹ nhàng đã sám hối rồi thì quyết tâm không
phạm tội nữa, như vậy thì sự sám hối mới được gọi là chân chánh. Ai kết tội?
Theo tín ngưỡng bình dân thì có Địa Ngục, Diêm Vương, Quỷ Sứ hành tộị Theo Phật
Giáo Đại Thừa thì tất cả do Tâm tạo, nguồn gốc quan trọng là Tâm, những hành
động phát xuất từ Tâm mới là đáng kể. Tội chia làm hai loại: vô tình hay cố ý.
Nếu vô tình phạm tội thì nhẹ, sám hối có thể hết tội, trong lòng thanh thản.
Nếu cố ý phạm tội thì nặng, phải tốn nhiều tâm cơ thời giờ, phải làm nhiều công
đức mới rửa sạch tội lỗị Nếu vì không biết mà phạm tội thì dễ được tha thứ, nếu
đã biết mà còn vi phạm giới luật thì khó mà trừ bỏ những ám ảnh ray rứt nội
tâm. Trong Kinh điển Đại Thừa có nhiều thí dụ điển hình các Bồ Tát vì lợi tha
mà phạm tội: tiền thân Đức Phật có lần đã giết mấy lái đò tướng cướp để cứu
những người khách thương vô tội, các Bồ Tát thị hiện phạm giới để răn chúng
sinh. Vì lợi ích chúng sinh mà làm những việc người thường cho là tội lỗi,
nhưng đối với các Bồ Tát đã hiểu năm uẩn là Không thì làm gì có tộị Bàn tay có
vết thương khi mó vào thuốc độc thì dễ bị làm độc, còn tay không bị thương thì
dù có mó vào thuốc độc cũng không hề gì. Thấy việc khó làm, cứu người mà phạm
giới thì người tu theo hạnh Tiểu Thừa liền lánh xa, còn người có tâm hạnh Bồ
Tát thì tự nguyện xông vào làm, mong sao cứu giúp được chúng sinh, còn riêng
mình bi thiệt thòi, bị tội cũng chấp nhận. Đó là Tâm Đại Bi, quên mình vì
người.
Ông Ưu Ba Ly tu hạnh Thanh Văn,
luận tội phạm giới do việc làm, còn chấp tướng, thấy có hai Tỳ Kheo phạm giới,
có giới bị vi phạm, có tội phải chịu nhận, lãnh thọ. Còn Trưởng giả Duy Ma Cật
thực hành Bồ Tát Đạo, thấy tất cả do Tâm phát xuất thì dùng Tâm sám hối sẽ thấy
tội tánh vốn Không. Năm uẩn là Không thì tội cũng là Không, là huyễn. Chỉ cần
thức tỉnh giác ngộ là giải quyết mọi vấn đề, dĩ nhiên không bao giờ phạm tội nữa, đó là sám hối, đó
là giữ luật, đó là khéo hiểu.
Đoạn kinh trưởng giả Duy Ma Cật
thuyết cho ông Ưu Ba Ly và hai Tỳ Kheo nghe là nói với những người đã tiến bước
khá xa trên đường giác ngộ để dẫn tư tưởng Tiểu Thừa bước sang tư tưởng Đại
Thừa, từ lý vô thường sinh diệt bước sang lý Chân Không Diệu Hữu bất sinh bất
diệt của Bát Nhã. Hai vị Tỳ Kheo nghe xong, như người chiêm bao chợt tỉnh, dứt
hết nghi hối, tán thán Trưởng giả Duy Ma Cật là bậc thượng trí, cả hai Tỳ Kheo
đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác và phát nguyện cầu cho tất cả
chúng sinh đều được biện tài như vậỵ Đó là tự giác giác tha, tự lợi lợi tha,
không nguyện cho riêng mình mà nguyện cho tất cả chúng sinh đều có biện tài, đó
là bằng chứng hai vị đã bỏ con đường hẹp ích kỷ mà bước sang con đường lớn vị tha.
Trích đoạn:
Đường Tu Không Hai, Luận Giải Kinh Duy Ma Cật của Minh Tâm,
Nhà Xuất Bản Thanh Văn 1991 - http://www.thuvienhoasen.org/dtkh-03-detu.htm
\