Lời người dịch
Trong suốt 49 năm hoằng pháp lợi sinh của Ðức Phật, từ bước đầu chuyển
bánh xe pháp “Tứ diệu đế” tại vườn Lộc Uyển độ năm anh em Kiều Trần Như,
đến phút cuối Niết bàn độ Tu Bạt Ðà La. Với hơn 300 hội thuyết pháp của
bậc Ðạo sư đã “khai quyền hiển thực” hướng dẫn chúng sinh chuyển mê thành
ngộ đạt tới đích giải thoát. Ðứng trên phương diện giáo dục Ngài dạy chúng
sinh theo phương pháp “Tứ tất đàn” để tùy thuận căn cơ lợi độn, đưa con
người trở về cội nguồn chân tâm thường trụ thanh tịnh. Giáo pháp ngài
thuyết giảng được các bậc Ðại Tổ sư chia thành mười hai bộ Kinh, một trong
mười hai bộ Kinh này có nền giáo lý Tịnh độ. Một trong ba bộ Kinh “Vô vấn
tự thuyết” căn bản của Tịnh độ, đều từ kim khẩu của Ðức Phật ca ngợi tán
thán vẻ đẹp kỳ diệu, công đức thù thắng của cõi Tây phương. Ðồng thời Ngài
khuyên tất cả chúng sinh nên phát nguyện niệm Phật cầu sinh Tây phương. Vì
sao? Vì pháp môn Tịnh độ là phương tiện hàng đầu trong các phương tiện,
liễu nghĩa nhất trong các pháp liễu nghĩa, viên đốn trong các pháp tối
viên đốn. Không luận là hạng người nào, từ người quê mùa chân lấm tay bùn
đến hàng người trí thức, từ tuổi trẻ thanh niên cho đến ông già bà cả, từ
những người bệnh cho đến những người
khỏe mạnh. Nếu ai có lòng tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên sự lý
thông suốt, phát nguyện vãng sinh thì nhất định đạt được mục đích.
Nói đến những khổ đau trong thế gian này thì không khổ gì bằng khổ tử
vong, đối với việc tử vong thì mỗi chúng ta ai ai cũng biết và không thể
nào trốn tránh được, vì đó là định luật tự nhiên. Song, điều quan trọng
nhất vào giờ phút lâm chung là tâm niệm của mỗi người. Vì tâm niệm cuối
cùng đó sẽ tùy theo nghiệp tạo tác lúc hiện tiền mà đầu thai vào các cõi.
Ðối với người tu Tịnh độ ba món tư lương quan trọng nhất là Tín, Hạnh,
Nguyện. Nhưng điều tối quan trọng hơn là vào giờ phút lâm chung làm sao
phải giữ được tâm niệm cầu sinh Tây phương, không nên quyến luyến con cháu
cho đến của cải tài sản để rồi tùy theo tâm niệm luyến ái đó đánh mất nhân
duyên trăm nghìn kiếp vãng sinh Tịnh độ của chính mình.
Nhận thấy tập sách “Những vấn đề cần biết khi lâm chung” của Pháp sư Thế
Liễu soạn, có thể đáp ứng phần nào vấn đề khúc mắc, sai lầm trong giờ phút
lâm chung của người Phật tử tại gia. Chúng tôi là hàng sơ cơ bước vào đạo,
đối với sở học còn non kém, nhưng được sống trong môi trường tu học pháp
môn Tịnh độ và tổ chức các Khóa tu Phật thất. Nên chúng tôi mạo muội dịch
tập sách này từ chữ Hoa sang chữ Việt, để mong đóng góp được phần nào
trong việc hoằng dương Tịnh độ.
Trong quá trình soạn dịch chắc chắn sẽ có nhiều điều sai sót, kính mong
chư tôn đức từ bi chỉ dạy cho, để lần tái bản được hoàn thiện hơn. Ðồng
thời cầu mong cho quý vị đồng tu không nên chấp trước vào văn tự hẹp hòi
mà điều thiết yếu y theo đó thực hành thì nhất định tránh được những sai
lầm vào giờ phút lâm chung mà thành tựu
việc liễu sinh thoát tử, xa lìa khổ não, vãng sinh Tịnh độ.
Nam mô
A
Di Ðà Phật
Tâm An
LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC NGƯỜI NIỆM PHẬT
LÂM CHUNG CÓ ÐƯỢC VÃNG SINH HAY KHÔNG?
Ðức
Phật Thích Ca Mâu Ni ở thành Xá Vệ vườn trưởng giả Cấp Cô Ðộc đã
thuyết
Kinh A Di Ðà, Ngài ca ngợi tán thán sự trang nghiêm của thế giới
Cực Lạc,
từ đó khuyên đại chúng nên phát nguyện vãng sinh Tây phương trong
Kinh nói: “Như ta ca ngợi tán thán cái lợi công đức bất khả tư nghì của
Phật A Di
Ðà, ở phương Ðông có A Súc Bệ Phật v.v... phương Nam có Nhật
Nguyệt Ðăng
Phật... phương Tây có Vô Lượng Thọ Phật... hạ phương có Sư Tử
Phật... các
Ngài đều hiện ra tướng lưỡi rộng dài, nói lời chân thật, khuyên
bảo chúng
sinh nên một dạ tin kinh thì công đức lớn lao vô cùng, vì tất cả
các chư
Phật đều luôn hộ trì tưởng nhớ”. Ðiều này cho thấy rằng vãng sinh
Tịnh độ
là một nhân duyên lớn, mười phương chư Phật, đồng nghe kinh và tán
thán,
phàm có sinh niềm tin, có phát nguyện niệm Phật cầu sinh về cõi
Cực Lạc
thì nhất định đều có thể vãng sinh.
Hỏi: Nếu nói rằng người niệm Phật đều được
vãng sinh Tây phương, thì tại sao tôi thấy có
nhiều người tại gia cũng như xuất gia
bình thường niệm Phật nguyện vãng sinh Tịnh độ, nhưng đến phút lâm
chung thì chết một cách mơ mơ hồ hồ chẳng thấy mấy ai chân thật vãng sinh là vì sao?
Ðáp: Ðó là do người niệm Phật vào giờ phút lâm chung do nhân duyên không đầy
đủ. Nếu có đầy đủ nhân duyên thì nhất định sẽ được vãng sinh.
Hỏi: Thế
nào là nhân duyên?
Ðáp: Người niệm Phật bình thường tin sâu nguyện thiết, niệm Phật cầu sinh Tây
phương, cho đến giờ phút lâm chung vẫn giữ được tâm niệm đó, thì đó là
“nhân” tự lực, tuy nhiên đối với người lúc bình thường chưa biết tín
nguyện niệm Phật cầu sinh Cực Lạc, nhưng đến giờ phút sắp lâm chung may
mắn gặp được thiện hữu tri thức khai thị mới sinh tín nguyện, cầu sinh Tây
phương thì đây cũng là “nhân” tự lực. Giáo chủ Cực Lạc, là Ðức Phật A Di
Ðà cùng với vạn đức hồng danh, có thể khiến cho chúng sinh vãng sinh Cực
Lạc đây là “Duyên” tha lực, và cho đến giờ phút lâm chung gặp được thiện
hữu trợ niệm và đây cũng chính là “duyên” tha lực.
Hỏi: Người niệm Phật đến lúc lâm chung đầy đủ nhân duyên thì có thể vãng sinh
Cực Lạc, xin giải thích rõ nguyên tắc trên.
Ðáp: Người niệm Phật đến giờ phút lâm chung mà tin sâu nguyện thiết niệm Phật
là “duyên” tha lực, còn cái tâm năng niệm Phật là “nhân” tự lực. Vào ngay
lúc đó dùng cái tâm năng niệm Phật mà niệm Ðức Phật A Di Ðà thì Ðức Phật A
Di Ðà nhân cái tâm năng niệm mà hiển hiện. Tâm năng niệm Phật lại nhờ sự
hiển hiện cầu Phật A Di Ðà mà được thanh tịnh và ngay chính lúc đó, khiến
cho sự tự lực có sự cảm ứng đạo giao, chính sự nhân duyên hòa hợp này cho
nên thành tựu việc vãng sinh. Ðây chính là nguyên tắc “Nhân duyên” vậy.
Hỏi:
Người niệm Phật đến lúc lâm chung, mà nhân duyên không đầy đủ thì không
thể vãng sinh có đúng vậy không?
Ðáp: Người niệm Phật bình thường tín nguyện có công phu niệm Phật nhưng chưa
thuần thục. Ðến giờ phút lâm chung tuy có tâm tín nguyện cầu sinh Tây
phương (có “nhân”) song bị bệnh khổ và các phiền não khác bức bách nên tâm
niệm Phật không phát khởi, lại không gặp được thiện hữu khai thị và trợ
niệm (không “duyên”) cộng với gia quyến không biết đạo lý, cứ khóc lóc,
thở than khiến trong tâm người niệm Phật khởi lên nhiều phiền não, chính
sự khóc lóc đó là “duyên” làm chướng ngại cho tâm niệm người vãng sinh.
Trường hợp này gọi là có nhân nhưng không gặp thiện duyên nên không thể
vãng sinh được.
Lại
có người bình thường tín nguyện niệm Phật tha thiết, đến giờ phút lâm
chung được sự trợ duyên rất tốt, lại gặp được thiện hữu tri thức khai thị
và trợ niệm (có “duyên”), cộng gia quyến không khóc lóc làm xao động.
Nhưng vì tự tâm của người niệm Phật lại sinh điên đảo, tham luyến thế
gian, cho đến quyến luyến con cháu, của cải, vì thế không phát khởi tâm
nguyện cầu sinh Tây phương Cực Lạc (không “nhân”). Bởi vậy theo tâm niệm
ái dục mà đi đầu thai vào các đường thiện ác. Ðây gọi là có “duyên” mà
không “nhân” nên không thể vãng sinh được.
Lại
có người bình thường niệm Phật chỉ cầu cho gia đình bình an hạnh phúc thọ
mệnh lâu dài v.v... Nhưng do vào giờ phút lâm chung chỉ sợ chết, như có
bệnh mà chưa đến giai đoạn trầm trọng, tuy cũng có niệm Phật nhưng chỉ
muốn cầu bệnh mau lành, chứ không cầu sinh Tây phương Cực Lạc (không
“nhân”). Khi đến giai đoạn bệnh trầm trọng, bấy giờ các khổ não đau đớn
hiện hành không thể niệm Phật, chỉ than trời trách đất, kêu mẹ gọi cha.
Lại vì gia quyến không tin Phật pháp, hoặc có tin nhưng không hiểu rõ lý
nghĩa Kinh Phật, lại không gặp được thiện hữu khai thị và trợ niệm (không
“duyên”) đây là cả nhân lẫn duyên không đầy đủ nên không thể vãng sinh
vậy.
Hỏi:
Người tu niệm Phật vào giờ phút lâm chung thế nào gọi là đầy đủ nhân duyên
có thể vãng sinh Cực Lạc?
Ðáp: Như có hạng người có căn cơ rất lớn, lúc bình thường hết sức tin sâu
nguyện thiết niệm Phật, tín nguyện lại tha thiết, công phu niệm Phật lại
thuần thục, đến giờ phút lâm chung không cần người trợ niệm, mà tự họ có
thể tín nguyện niệm Phật như bình thường, không có một mảy may tưởng khổ
vui... làm xao động, mà niệm niệm luôn an trụ vào hồng danh, A DI ÐÀ PHẬT
vì vậy trong Kinh A Di Ðà Phật nói: “Nhất tâm bất loạn, tức được vãng
sinh” là vậy (“nhân” của tâm niệm tự lực cảm ứng với “duyên” cảnh giới của
Phật) đây là ý nghĩa đầy đủ nhân duyên vậy.
Lại
có người bình thường tu niệm Phật tin sâu nguyện thiết, nhưng công phu
chưa thành thục, vào giờ phút lâm chung, lòng tín nguyện cầu sinh Tây
phương lại càng tha thiết, không bị các bệnh khổ hoặc nghiệp chướng phiền
não làm dao động. Lại gặp được thiện hữu tri thức khai thị, được sự trợ
niệm. Nhờ thế nên tâm của người bệnh niệm niệm an trụ vào nơi hồng danh A
Di Ðà Phật mà được vãng sinh. (“nhân” của tự lực cộng “duyên” tha lực)
Lại
có hạng người, bình thường không biết tín nguyện niệm Phật cầu sinh Tây
phương. Nhưng đến giờ phút lâm chung lại gặp được thiện hữu tri thức khai
thị, nói đến sự vui sướng cùng sự trang nghiêm thanh tịnh của thế giới Tây
phương, và 48 lời nguyện tiếp dẫn chúng sinh niệm Phật của Phật A Di Ðà
khiến cho tâm người bệnh trở nên hoan hỷ, tâm sinh chánh tín niệm Phật,
phát nguyện vãng sinh. Cho đến quyến thuộc không khóc lóc hỏi han lại được
sự trợ niệm mà người bệnh được vãng sinh.
Hỏi: Người bình thường chưa biết tín nguyện niệm Phật, đến giờ phút lâm
chung, gặp được thiện hữu khai thị sinh tâm hoan hỷ, tín nguyện, phát
nguyện niệm Phật cầu sinh Tây phương, cho đến gia quyến không khóc lóc,
lại được sự trợ niệm liền được vãng sinh. Sự việc trên nói sao mà dễ dàng
như vậy?
Ðáp: Xin giải thích rõ sự việc người bình thường chưa tín nguyện cầu sinh Tây
phương là vì không biết đến giờ phút lâm chung được thiện hữu tri thức
khai thị mà sinh tâm hoan hỷ quyết định tín nguyện niệm Phật cầu sinh Tây
phương. Người này đời trước đã có căn duyên là “nhân” thù thắng cộng thêm
nhân thù thắng được sự thiên hữu khai thị, và trợ niệm. Lại có nguyên lực
từ bi của Phật A Di Ðà. Nhân duyên hòa hợp lại, đến giờ phút lâm chung
nhất định được vãng sinh, điều này còn có thể nghi ngờ được hay sao?
Hỏi:
Chúng tôi là hàng Phật tử tại gia. Nếu đến giờ phút lâm chung của thân
nhân, đối với Phật pháp, chưa từng biết, tuy có khai thị nhưng chẳng hiểu
phương pháp trợ niệm. Xin hỏi trong Kinh sách có dạy phương pháp trợ niệm
nào mà dễ hiểu, dễ học tập hay không?
Ðáp: Nếu chúng ta có tâm thành thật, muốn tu hạnh từ bi, hiếu thuận, thương
yêu những người quyến thuộc muốn họ thoát khỏi khổ đau của luân hồi sinh
tử, được vãng sinh về Tịnh độ xin chỉ cần y theo những điều hướng dẫn dưới
đây thì nhất định thành tựu.
NHỮNG VIỆC MÀ GIA QUYẾN CỦA
NGƯỜI SẮP LÂM CHUNG CẦN CHÚ Ý
1.-
Cha mẹ là người có công sinh thành dưỡng dục vì thế chúng ta phải luôn
hiếu thuận, còn đối với anh, chị, em... là người cùng huyết thống nên phải
thương yêu. Như vậy thế nào được gọi là hiếu thuận, thương yêu, thế nào
được xem là bất hiếu, không hiếu thuận? Người được gọi là hiếu thuận là
thương yêu, trước tiên người đó đối với mọi sự tình hết sức nhẫn nhịn hòa
thuận, trên kính dưới nhường, biết chăm sóc quan tâm, yêu thương giúp đỡ
đối với gia quyến... bằng ngược lại thì được xem là đại ngỗ nghịch. Cách
tốt nhất là người này biết hướng dẫn gia quyến quy y Tam Bảo, tu tập thiện
pháp thì lợi lạc vô cùng.
2.-
Theo Phật pháp đến giờ phút sắp lâm chung là giây phút rất quan trọng của
một kiếp người. Chúng ta là gia quyến, đối với giây phút ngắn ngủi ấy nên
đối xử hết sức hiếu thuận và đầy lòng thương yêu đối với họ, dù họ có đòi
hỏi hay yêu cầu bất kỳ việc gì nhất nhất tùy thuận theo ý tứ của họ, không
nên để tâm họ sinh một mảy may phiền não nào.
3.-
Khi có người thân sắp lâm chung, nếu có hội trợ niệm nên mời họ đến. Lúc
họ đến những người trong gia quyến phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn
của họ, không nên có mảy may nào làm theo ý riêng của mình. Trường hợp
những nơi không có ban trợ niệm thì gia quyến có thể tự trợ niệm cũng
được, chỗ cốt yếu là đúng theo Phật pháp. Ðiều quan trọng cần tuân theo là
làm ma chay không nên sát sinh mà làm tổn giảm phước đức vãng sinh của
người niệm Phật. Nếu muốn cho người vừa mất được sinh về cõi lành, điều
tốt nhất là gia quyến cùng nhau ăn chay trong thời gian này. Khi bệnh họ
trở nên nặng thì chỉ lo trợ niệm, tuyệt đối không nên cho uống nhân sâm
hay thuốc bổ hồi sinh vì làm như vậy rất chướng ngại cho sự vãng sinh.
4.-
Phải biết rằng khi một người lâm chung họ sẽ theo một trong bảy con đường
sau đây: Ba đường dữ: Ðịa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ba đường lành: Trời,
Người, A tu la và một đường Thánh đạo là Tây phương Cực Lạc. Vì vậy gia
quyến nên nhận thức rằng chúng ta trợ niệm là để cho người quá vãng được
vãng sinh Cực Lạc thọ hưởng sự vui sướng hạnh phúc. Nếu chúng ta khóc lóc,
kêu réo, thở than thì làm cho họ rơi vào sáu nẻo luân hồi chịu mãi thống
khổ.
5.-
Nên biết rằng trong kinh Phật dạy hết sức rõ ràng. Nếu bị đọa lại vào ba
đường dữ thì thọ nhận sự khổ đau không cùng tận. Nhất là cõi địa ngục, một
ngày một đêm ở đó người ta phải chịu chết đi sống lại muôn vạn lần, còn
cái khổ của ngạ quỷ kéo dài cả trăm vạn kiếp, nước uống không thể được nói
gì đến việc ăn. Nếu lỡ rơi vào ba đường khổ này, thì chịu khổ ít nhất năm
ngàn đại kiếp, mỗi một đại kiếp như vậy có
34.384 vạn năm. Thật là một thời gian
dài vô cùng tận. Ngược
lại thân nhân được về Tây phương thì mỗi ngày đều được nghe Phật A Di Ðà
thuyết pháp, được gần Ðại Thế Chí Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát cùng các bậc
Thánh hiền, lại được thấy các sắc tướng trang nghiêm, được nghe âm thanh
thuyết pháp tuyệt diệu, ngoài ra còn hưởng được nhiều điều hạnh phúc sung
sướng khác.
6.-
Nếu người bình thường đã có tâm nguyện niệm Phật cầu sinh Tây
phương điều này rất tốt. Bằng ngược lại thì quyến thuộc nên vì người bệnh
mà thuyết giảng rõ ràng: “Nếu đọa lạc vào ba đường ác thì khổ não vô vàn,
còn được sinh về Tây phương thì rất an
lạc, vĩnh viễn không đọa lạc vào ba đường dữ, phước đức người sinh
ở đó không thể nghĩ bàn. Nên khai thị với họ rằng: “Nếu ông (bà) phát tâm
niệm danh hiệu A Di Ðà Phật, tin sâu nguyện thiết cầu sinh Tây phương. Ðến
giờ phút lâm chung, Ðức Phật tay cầm đài sen hiện ra trước mắt tiếp dẫn
vãng sinh về Tây phương, nơi ấy được hưởng an vui không hề còn sinh tử
luân hồi. Nếu ông (bà) quyết định niệm Phật thì chắc chắn được vãng sinh.
Mỗi ngày những người thân nhân nên vì họ mà nhắc lại ba lần như vậy, không
nên nói nhanh hay gấp gáp mà từ từ hòa diệu chầm chậm khuyên họ. Ðiều quan
trọng chúng ta phải hiểu được tâm người bệnh, điều hết sức e dè và ngần
ngại là đừng để họ khởi tâm phiền não. Ðối với trường hợp người bệnh đã có
tin sâu nguyện thiết niệm Phật, hãy để họ nằm yên, không nên hỏi han, hay
than khóc mà chỉ cần khuyên họ nhất tâm niệm Phật, cầu sinh về Tây phương
là được.
7.-
Nếu người bệnh có việc quan trọng cần nói cho quyến thuộc nhưng do bệnh
tình không thể. Do đó gia quyến nên hiểu rõ tâm thức của họ đến trước họ
hỏi họ cần căn dặn điều gì hay không, trường hợp người bệnh tâm thần quá
mê muội thì không nên hỏi han mà làm rối loạn tâm ý của họ, làm họ mất đi
chánh niệm (chánh niệm là chỉ cho sự niệm Phật). Còn đối với trường hợp
tâm thần người bệnh còn minh mẫn nên đến trước họ mà nói rằng: “Hãy yên
lòng, tất cả các việc trong gia đình đã
có người đảm đang. Ông (bà) (người lâm chung) hãy nhất tâm
niệm Phật cầu sinh Tây phương”. Mỗi
ngày nên vì họ nói như vậy, nếu
tâm thức của họ ngày càng trở
nên mê mờ chỉ cần chuyên môn trợ niệm cho họ.
8.-
Nếu có thân hữu bà con đến thăm viếng người bệnh, trước tiên nên nói cho
họ biết người sắp lâm chung tâm niệm vô cùng quan trọng vì vậy xin họ đừng
nên nói hay làm gì mà có thể chướng duyên cho vấn đề vãng sinh của người
bệnh.
9.-
Nếu người bệnh do nghiệp chướng hiện tiền, không hoan hỷ và chán ghét
người niệm Phật, nghe người trong nhà niệm Phật trong lòng khó chịu, hoặc
thấy quỷ thần hiện đến dẫn dắt. Ðây là do người đó nghiệp chướng phát
hiện, làm chướng ngại cho việc vãng sinh. Vì thế quyến thuộc nên vì họ đến
trước Phật tiền niệm Phật sám hối thay thế cho họ, khiến họ nghiệp chướng
được tiêu trừ, vãng sinh Tịnh độ. Ví như năm ngoái có một cư sĩ mà mẹ cư
sĩ này lâm bệnh sắp chết. Người này thỉnh đoàn trợ niệm đến nhà trợ niệm.
Bà ta nghe niệm Phật, tâm lý khó chịu khởi lên cho rằng những người trợ
niệm tâm không chuyên chú. Lúc bấy giờ có một vị cư sĩ quy y Sư phụ (tác
giả) biết được bà này do nghiệp chướng khởi đến nên đem Kinh Ðịa Tạng đọc
tụng sám hối thay thế hết sức thành khẩn, lại vì bà mà niệm Phật, khiến
cho tâm bà ta vô cùng hoan hỷ niệm Phật mà vãng sinh Tịnh độ. Phần trên có
nói là đọc tụng Kinh Ðịa Tạng có thể tiêu trừ nghiệp chướng oan gia, giả
như không thể đọc tụng được thì chỉ niệm danh
hiệu của ngài cũng có thể tiêu trừ
nghiệp chướng. Lại có một vị cư sĩ cha lâm bệnh lúc gần chết, thấy
có một người đàn bà và một con chó đến đòi mạng. Vị cư sĩ này liền thay
cha mà niệm Phật và sám hối, về sau chẳng thấy hình ảnh trên đến nữa, mà
ngược lại cha cư sĩ lại thấy hai vị tăng đến trước ông mà nói rằng “Ðời
trước ông làm trở ngại việc vãng sinh của chúng tôi, nên nay chúng tôi
cũng làm ngăn trở việc vãng sinh của ông”. Một lần nữa cư sĩ này lại thay
cha tiếp tục sám hối niệm Phật, đồng thời cầu nguyện cho hai vị tăng cũng
như cha mình được vãng sinh. Nếu trường hợp cha ông được vãng sinh thì sẽ
trở lại trợ giúp cho hai vị tăng được vãng sinh để sám hối lỗi lầm xưa kia
ông đã tạo, khoảng một thời gian sau, thì cha vị cư sĩ này không còn thấy
hai vị tăng đến nữa. Sau cùng ông lại thấy một vị lão tăng đến và nói:
“Ông đã được tiêu trừ tội chướng, trong vòng ba thất sẽ được vãng sinh vào
cấp thứ năm của chín phẩm”. Lại nói tiếp: “Sở dĩ vì ba thất là do con ông
biết đạo, trong ba thất đầu tức là 21 ngày, gia đình của ông trợ niệm rất
nhiều cho ông, khi hết 21 ngày thì ông được vãng sinh vào địa vị thứ năm
của chín phẩm hoa sen tức là Trung phẩm Trung sinh”. Hãy lấy đó mà suy
nghĩ kỹ, quyến thuộc chỉ thay thế người bệnh sám hối và niệm Phật, hoặc
đọc tụng Kinh Ðịa Tạng, hoặc niệm danh hiệu A Di Ðà Phật mà có công năng
như vậy.
10.-
Nếu người bệnh sắp đến giờ phút tắt thở và đã có nhiều người trợ niệm,
quyến thuộc nên đến trước bàn Phật, hoặc quỳ, hoặc đứng niệm một cách chí
thành khẩn thiết cầu Phật từ bi tiếp độ hương hồn của người quá vãng được
về Tịnh độ. Nếu người trợ niệm quá ít hoặc chẳng có thì thân nhân nên đến
bên cạnh người bệnh mà niệm Phật, tuyệt đối không nên đứng đối diện trước
mặt người bệnh. Vì sao? Vì chính thời điểm này, nếu người thân thấy được
bệnh nhân khó mà tránh được khóc lóc, thương yêu, làm phương hại cho chánh
niệm của người bệnh. Tốt nhất là thân nhân nên đứng hai bên, hoặc ngồi
phía sau bệnh nhân, cố gắng niệm Phật, tuyệt đối là không được khóc lóc,
kêu réo. Nếu bệnh nhân nghe được liền khởi sự luyến ái, đau thương buồn
rầu làm mất đi chánh niệm niệm Phật. Nếu mất chánh niệm rồi thì chắc chắn
không được vãng sinh Tây phương. Vậy vào giây phút này, chúng ta là những
người thân nhân nên hết sức cẩn thận, hết sức chú ý, tuyệt đối không được
khóc than mà nên lớn tiếng niệm Phật, từng câu, từng chữ thật rõ ràng. Nhờ
vào sự trợ niệm của thân nhân cộng với bi nguyện của Phật A Di Ðà sẽ gia
hộ cho người bệnh thân tâm an lạc chánh niệm rõ ràng, nhanh chóng vãng
sinh Tây phương.
11.-
Sau khi người chết đã tắt hơi thở, nhưng thi thể chưa hoàn toàn lạnh hẳn.
Thì quyến thuộc nên tiếp tục lớn tiếng niệm Phật trợ niệm cho vong nhân,
không nên khóc lóc. Ðồng thời không để ruồi muỗi đậu lên thi thể, vì lúc
này thần thức chưa rời khỏi thể xác, giả sử có một vật gì chạm vào thân
thể thì họ cảm thấy đau đớn vô cùng. Có một số người thường hay khám xét
thân thể người chết để xem thử người bệnh sẽ đi về đâu, điều này không có
lợi ích gì mà có hại rất lớn đối với người chết. Vào giây phút quan trọng
này, đối với gia quyến nên thỉnh ban hộ niệm đến trợ giúp, nếu họ chưa đến
kịp nên y theo phương pháp trợ niệm mà thực hành, trường hợp họ đến rồi
nên tuân theo mọi sự chỉ giáo của họ, không nên tùy tiện làm theo ý kiến
riêng tư. Tuyệt đối đừng nên tuân theo những tập tục mê tín vô căn cứ của
thế gian. Họ thường nói: “Phàm là người chết thi thể còn nóng, khớp xương
còn mềm mại nên thay y phục cho họ.” Lại có quan niệm cho rằng, nếu người
chết rồi lo liệm ngay nếu không sẽ mắc nợ miên sàng. Lại một quan niệm là
người nhà mất là phải khóc lớn để đẩy lùi hung khí, trên đây là những quan
niệm mê tín, tương truyền cho đến ngày nay, nó có hại cho người thân chúng
ta. Chính nó đã khiến cho nhiều người quyến thuộc chúng ta khi mất phải
chịu oan uổng nhiều khổ não, để rồi phải rơi vào ba đường ác đạo: địa
ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Xưa
có một vị vua tên là A Kỳ Ðạt bình sinh tin phụng Phật pháp bố thí xây
dựng chùa tháp công đức to lớn vô cùng. Thế nhưng vào giờ phút lâm chung,
vị quan phục vụ cho ông nhân vì nhiều ngày chưa ngủ, tinh thần yếu đuối
trong khi hầu hạ cho ông, vô tình lấy
tay quạt mạnh vào người ông, làm cho vị vua này cảm thấy đau đớn,
tâm sinh sân hận, sau khi thân thể rời khỏi thể xác vì tâm sân hận này mà
thác sinh thành một con mãng xà, có một vị cao tăng biết được
những công đức của vị vua này tạo tác,
và có lòng tin sâu Tam Bảo, nên vì mãng xà thuyết pháp. Nhân vì
nghe pháp được phước đức, ba ngày sau mãng xà qua đời, thần thức liền được
sinh cõi trời. Lại một trường hợp khác. Xưa có một đôi vợ
chồng, sống rất thương yêu hòa thuận,
bình thường cũng tin theo Phật pháp, ăn chay giữ giới. Một ngày nọ
người chồng bỗng nhiên qua đời. Người vợ vô cùng đau đớn khóc than thảm
thiết. Tuy thân thể người chồng đã chết nhưng thần thức vẫn chưa rời khỏi
thể xác, nghe âm thanh than thở của vợ mà tâm ông sinh luyến ái, sau khi
thần thức rời khỏi thể xác. Vì tâm niệm luyến ái đó ông liền hóa sinh
thành một loại sâu sống trong lỗ mũi
của bà. Một thời gian sau bà cảm thấy khó chịu, phát hiện trong mũi
mình có con sâu nên muốn lấy nó ra mà giết. Nhân đó có một vị cao tăng gọi
bà ta mà bảo: “Hãy thương xót chồng bà”. Bà ta kinh sợ hỏi nhân duyên vì
sao? Vị tăng nói: “Chồng bà bình thường giữ giới phụng trì Tam Bảo đáng
lẽ phải sinh thiên. Nhưng vì do bà khóc lóc, làm cho tâm chồng bà sinh
luyến ái nên đọa làm con sâu sống trên thân bà như vậy!”. Nghe nói như
vậy bà thấy thương xót vô cùng, thỉnh cầu vị tăng nên vị chồng bà mà nói
pháp. Nhân vì nghe được Phật pháp, sau đó con sâu qua đời được sinh về
thiên giới.
Qua hai câu chuyện trên đều do Kinh nói
hoàn toàn có căn cứ. Ðối với các tập tục cổ hủ
nói ra thì hoàn toàn không có bằng
chứng. Chúng tôi nhân vì chỗ mê tín dị đoan mà mạnh dạn nói ra sự
thật miễn sao cho người mất về sau không
còn đọa vào ba đường ác nữa. Vì thế sau khi người
chết vừa qua đời, thân thể chưa hoàn
toàn lạnh hẳn. Chúng ta là người
gia quyến, nhất định không
được khóc lóc và chạm vào thân thể người mất. Ðiều tốt nhất nên theo sự
chỉ đạo của đoàn trợ niệm. Trường hợp không có đoàn trợ niệm thì gia quyến
hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng êm dịu phải xem đến lúc nào thi thể lạnh hẳn
mới bắt đầu thay y phục tắm rửa cho người mất.
TRỢ NIỆM VẤN ÐÁP
Hỏi: Xin cho biết ý nghĩa của hai chữ “trợ niệm”?
Ðáp: Trợ: là giúp đỡ. Niệm: là chánh niệm, nghĩa là cùng nhau hợp lại trợ
giúp cho người lâm chung chánh niệm hiện tiền.
Hỏi: Thế
nào là “chánh niệm”?
Ðáp: “Chánh niệm” hay nói đúng hơn là “Tịnh niệm” đều chỉ cho tâm nhớ Phật và
niệm Phật, không cùng lục trần tiếp xúc, chính vì nhân tâm niệm Phật nên
dẫn đến duyên tâm thanh tịnh, mà chính cái duyên thanh tịnh dẫn đến vãng
sinh nên gọi là chánh niệm.
Hỏi: Vì
sao người lâm chung cần người khác trợ niệm?
Ðáp: Lúc con người đến giờ phút sắp lâm chung là lúc tứ đại phân ly, các khổ
não bắt đầu bức bách, tay chân co rút nên người xưa thường so sánh như cái
khổ của con cua rơi vào chảo nước sôi vậy. Bình thường có công phu niệm
Phật nếu chưa thuần thục đến giờ phút quan trọng này, ai mà không cần trợ
giúp? Bình thường nếu người lâm chung có công phu niệm Phật khoảng 6, 7
phần thì đến giây phút này thì sự dụng công cao lắm là 2, 3 phần thôi. Hà
huống gì là người bình thường không có công phu lại không cần trợ niệm hay
sao? Chỗ cần hiểu là người lúc lâm chung chỉ có mảy may làm chủ chính
mình, mà hoàn toàn nương theo sự trợ giúp của người khác niệm Phật.
Hỏi: Khi
người bệnh đã tắt thở rồi vì sao người trợ niệm cần phải niệm Phật?
Ðáp: Bởi vì tuy người bệnh đã chết, tuy hơi thở không còn, song thần thức của
người đó vẫn chưa hoàn toàn lìa khỏi thể xác, chỗ tái sinh của họ vẫn chưa
được quyết định, cho nên sự trợ giúp cho người mất niệm Phật có công dụng
vô cùng thù thắng. Chúng ta từ đời vô thỉ kiếp đến nay đã tạo các ác
nghiệp và thiện nghiệp vô lượng vô biên, niệm ác này qua thì niệm thiện
liền đến niệm niệm tương tục không gián đoạn, niệm ác thì chiếm phần lớn,
còn niệm thiện vô cùng ít ỏi. Con người đến lúc lâm chung tâm niệm vô cùng
quan trọng, nếu khởi niệm ác thì liền rơi vào ba đường ác, còn khởi niệm
thiện thì cảnh giới thiện hiện ra, sau đó tùy nơi mà sinh vào hoàn cảnh
thiện. Nếu người biết khởi tín tâm niệm Phật cầu sinh Tây phương liền thấy
Phật A Di Ðà cùng thánh chúng hiện ra tiếp dẫn, nhân đó mà được vãng sinh
Tịnh độ. Tóm lại việc cốt yếu của việc trợ niệm là tạo cho người lâm chung
chánh niệm niệm Phật để vãng sinh. Một khi đã vãng sinh thì vĩnh viễn xa
rời thế giới sinh tử Ta Bà mà hưởng vô lượng sự vui sướng thù thắng ở Cực
Lạc. Vì vậy sự trợ niệm vào giờ phút lâm chung vô cùng thù thắng.
VẤN ÐỀ NHẤT NIỆM VÃNG SINH
TÂY PHƯƠNG
Hỏi: Thế giới Tây phương Cực Lạc xa đến
mười vạn ức cõi Phật. Người lâm chung niệm Phật làm sao một niệm mà
vãng sinh về đó được?
Ðáp: Người niệm Phật đến giờ phút lâm chung nhất niệm vãng sinh Tây phương.
Nhân vì ba sức mạnh không thể nghĩ bàn.
Một là Phật lực: Ðức Phật với lòng đại từ, đại bi, cùng với 48 lời nguyện nhiếp thọ chúng
sinh tín nguyện niệm Phật được vãng sinh Tây phương.
Hai là Tâm lực:
là sức nguyện của tâm tha thiết của chúng ta. Tâm lực lại có ba nghĩa:
1.
Tâm thể: Là bản thể thanh tịnh của tâm, tâm thể này cùng với chư Phật không mảy
may sai khác. Chỉ vì chư Phật thường thường giác ngộ không mê muội như
chúng sinh, lìa trần hợp giác, tâm thanh tịnh, vốn đầy đủ vô lượng công
đức trí tuệ, chúng sinh thì ngược lại thường mê không ngộ, lìa giác hợp
trần, tâm đầy dẫy nhơ nhớp, đầy đủ vô số phiền não và nghiệp cảm. Nếu
chúng ta có thể phát khởi tâm niệm Phật, thì giờ phút niệm Phật ấy là lìa
mê mà quay về tịnh giác, tức là hiệp giác.
Lúc
đó vô lượng các phiền não và nghiệp cảm trở nên thanh tịnh, khiến phát
sinh vô lượng công đức và trí tuệ, tâm thể niệm Phật trở nên đồng với tâm
thể của Phật. Cho nên cổ đức có nói rằng: “Nhất niệm tương ứng nhất niệm
Phật. Niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”. Vậy Thánh nhân và phàm phu đồng
một tâm thể, chư Phật và chúng sinh cũng vậy, niệm Phật là thành Phật, ví
như việc nấu gạo là thành cơm vậy, đây là nói về sự.
2.
Tâm lượng: tâm lượng thì rộng lớn vô biên. Trong Kinh có nói: “Tâm bao quát cả
thái hư, dung chứa vô lượng thế giới”. Vì sao tâm lượng lại rộng lớn như
vậy? Trong Kinh có nói: “Trong vũ trụ không thể kể hết các thế giới sát
vi trần số thế giới của chư Phật. Một trong các thế giới đó có một thế
giới tên gọi là Phổ Chiếu Sí Nhiên Bảo Quang Minh. Thế giới này lại có 20
cõi thế giới, thế giới Ta Bà chúng ta cách thế giới Cực Lạc 10 vạn ức cõi
Phật. Khoảng cách này tương đồng với tầng thứ 13 của thế giới Phổ Chiếu Sí
Nhiên Bảo Quang Minh so với Ta Bà thế giới. Ðiều này cho thấy chỉ có một
thế giới lớn lao như vậy, hà huống gì cả sát na vi trần cõi nước của chư
Phật lại lớn lao biết chừng nào! Hằng hà các thế giới ở trong thái hư, mà
vũ trụ thường ở tại tâm lượng của mỗi người. Ðiều này ta thấy tâm lượng
của mỗi người rộng lớn vô biên, hàm chứa cả vũ trụ và nhiều thế giới khác.
Như vậy đối với người niệm Phật vào giờ phút lâm chung chỉ một niệm vãng
sinh Tây phương là điều hoàn toàn không còn nghi ngờ.
3.
Tâm đầy đủ: Một niệm của tâm đầy đủ mười pháp giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh
Văn, Trời, người, A tu la, ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục. Mười pháp giới này
chỉ trong một tâm niệm của chúng ta mà tạo thành nó. Nếu tâm niệm tạo thập
ác thì rơi vào ba đường dữ, nếu tạo tâm niệm thập thiện thì rơi vào ba
đường lành: Trời, Người, A tu la. Nếu niệm Phật A Di Ðà thì về với cõi
Phật. Vì thế trong Kinh có nói: “Nếu tâm nghĩ Phật thì tâm là Phật”. Ta
có thể đổi câu trên lại: “Nếu tâm nhớ nghĩ chúng sinh thì tâm là chúng
sinh”. Cho nên nếu tâm ta nghĩ Phật, nhớ Phật thì làm Phật, tâm niệm Phật
sẽ thành Phật vậy thôi. Chỗ quan trọng là chúng ta phải biết được tâm thể
chúng ta vốn đầy đủ công đức trí tuệ như Phật. Nếu niệm Phật thì chắc chắn
thành Phật. Ðã hiểu được như vậy thì không còn nghi ngại gì cả. Tuy phân
thành ba loại như vậy nhưng ba tâm: tâm thể, tâm lượng và tâm đầy đủ,
không thể lìa nhau mà có, mà chúng nương nhau. Trong mỗi tâm đều có hai
mặt hai tâm kia và ngược lại, Do tâm có công dụng diệu ngộ như vậy nên
không thể nghĩ bàn được.
Ba là pháp lực: Là sự cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn. Phàm là người niệm phải tin
sâu, nguyện thiết, hành chuyên, cộng với ba lực: Phật lực, pháp lực, tâm
lực chúng sinh thì hợp lại không thể nghĩ bàn.
Như
vậy việc người lâm chung niệm Phật một niệm có thể vãng sinh Tây phương là
điều không còn nghi ngờ gì nữa.
NHỮNG ÐIỀU MÀ NGƯỜI TRỢ NIỆM
CẦN PHẢI BIẾT
1.-
Phát tâm trợ niệm giúp người khác được vãng sinh Tây phương là việc thay
thế chư Phật rộng độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi, là việc vô
cùng lớn lao. Công đức này không thể nghĩ bàn. Vì vậy phải hết sức cẩn
thận nếu không sẽ làm mất đi nhân duyên vãng sinh của người lâm chung!
Xin hãy cẩn thận! Xin hãy cẩn thận!
2.-
Khi đến nhà người lâm chung, trước tiên hãy mời toàn thể gia quyến đến để
nói cho họ biết đây là thời điểm vô cùng quan trọng của người lâm chung.
Vì họ đang ở ngưỡng cửa của siêu thăng hay đọa lạc. Trách nhiệm này là của
toàn thể gia quyến, nếu gia quyến muốn người lâm chung được siêu thăng
không đọa lạc thì mỗi mỗi sự việc đều tuân thủ theo sự chỉ đạo của ban hộ
niệm, không được làm điều gì trái lại, đó là việc để người lâm chung nhất
định được vãng sinh Tịnh độ.
3.-
Khi vào trong phòng người bệnh, ban hộ niệm phải có thái độ thành khẩn,
lời nói ôn hòa, để người bệnh nghe được tâm lý không hoài nghi. Trước tiên
nên ôn lại và tán thán những việc lành mà bình thường người bệnh đã tạo,
khiến cho tâm họ phát khởi sự hoan hỷ, kế đến nói về công đức và bốn tám
lời nguyện của Phật A Di Ðà, cùng cõi Cực Lạc vui sướng, làm cho người
bệnh sinh vui mừng và phát khởi chánh tín cầu sinh Tây phương. Người trợ
niệm nên xem người bệnh như thể người quyến thuộc để có thể có tâm thành
khẩn tha thiết. Tuy nhiên, đời nay tuy không phải quyến thuộc của họ mà có
thể đời trước, hoặc nhiều đời trước họ đã từng là quyến thuộc của chúng
ta. Vì vậy trong Kinh Phạm Võng có nói: “Tất cả người nam là cha ta, tất
cả người nữ là mẹ ta”, điều này bằng con mắt phàm phu chúng ta trong đời
sống hằng ngày không thể nhận ra được, chớ hoàn toàn giữa ta và người bệnh
lại không có quan hệ hay sao?
4.-
Trong phòng người bệnh, ngoại trừ người khai thị ra, không để một lời nói
hay một người nào ở lại, không được nói chuyện tạp gì vì khi họ nghe được
làm phân tâm, mất đi chánh niệm. Nếu như có bà con thân quyến đến thăm nom
thì người trợ niệm nên hỏi họ: “Có phải anh (chị) đến đây vì trợ niệm hay
không?”. Nếu họ bảo phải thì mời họ cùng trợ niệm. Bằng không thì gia
quyến phải nói rõ cho họ biết để khỏi mất lòng, nên mời họ đến phòng khách
tiếp đãi vì khi người bệnh thấy được họ chắc chắn sinh ra sự luyến ái làm
mất chánh niệm. Ðây là trách nhiệm của người trợ niệm, không nên vì sợ mất
lòng, vì làm chướng ngại cho sự chánh niệm của bệnh nhân, làm mất đi khả
năng vãng sinh Tây phương. Ðiều này là hoàn toàn trái với bản hoài độ sinh
của chư Phật, lại không thích hợp với tôn chỉ của người trợ niệm.
5.-
Lúc trợ niệm hoặc niệm bốn chữ “A Di Ðà Phật” hoặc niệm sáu chữ “Nam mô A
Di Ðà Phật”. Niệm nhỏ hay lớn, thấp hay cao nên hỏi qua người bệnh là tốt
hơn cả. Nếu như bệnh nhân bị cấm khẩu, vậy thì không nên niệm Phật quá
nhanh, nếu nhanh thì nghe không rõ ràng, cũng không nên quá chậm vì chậm
sẽ gây nên hôn trầm, cũng không nên quá cao, nếu cao thì người trợ niệm
không thể trì niệm lâu dài và cuối cùng cũng nên đừng thấp quá, nếu thấp
quá sẽ nghe không rõ ràng. Vì vậy người trợ niệm nên niệm không cao, không
thấp, không nhỏ cũng không to, mà nên niệm từng câu, từng câu rõ ràng,
từng chữ từng chữ khoan thai, khiến cho thần thức người bệnh nghe từng chữ
từng câu rõ ràng. Niệm Phật như vậy mới là chân chính trợ niệm. Không nên
tùy tiện theo ý nghĩ riêng mà niệm, lúc thì cao, lúc thì thấp, lúc nhanh
lúc chậm, trợ niệm như vậy thì người bệnh không lợi ích chi. Tóm lại,
chúng ta phải hiểu rằng nguyên nhân trợ niệm cho người lúc lâm chung vì họ
khí lực cạn kiệt suy sụp không thể tự mình khởi lên ý niệm nhân duyên niệm
Phật mà họ hoàn toàn nhờ vào sự trợ giúp của tha nhân niệm hồng danh A Di
Ðà Phật. Vì vậy chúng ta cần phải niệm rõ ràng, làm cho tâm người bệnh,
niệm niệm quay về an trú trong câu niệm Phật, luôn luôn thấy rõ hết thảy
sự việc, và luôn chánh niệm. Niệm niệm tương tục không gián đoạn, đến lúc
lâm chung nhất niệm niệm Phật, liền được vãng sinh. Ðây cũng là trách
nhiệm chung của chúng ta thay thế Ðức Phật nhiếp độ chúng sinh thoát khỏi
sinh tử luân hồi.
6.-
Có khi trợ niệm trong một thời gian đã lâu, bỗng nhiên người bệnh tinh
thần trở nên tỉnh táo, hoặc có thể nói chuyện, hoặc than thở, hoặc cơ thể
có thể hoạt động và nhiều dấu hiệu khác. Trong trường hợp này người trợ
niệm nên biết đây là dấu hiệu cho thấy trong vòng khoảng 2 giờ nữa họ sẽ
tắt thở. Ví như một ngọn đèn dầu, dầu trong đèn từ từ cạn thì ánh sáng
cũng do đó từ từ mà tắt. Nhưng trước khi dầu hoàn toàn hết thì tự nhiên
ngọn đèn bùng lên trong giây lát rồi mới tắt. Thỉnh thoảng nghe nói có
trường hợp người bệnh như trên, vì người trợ niệm chưa có kinh nghiệm nhận
thức nên ngừng việc trợ niệm, trường hợp này hết sức nguy hiểm. Vì vậy
chúng ta là những người trợ niệm cần nhận thức rõ vấn đề nêu trên.
7.- Khi
ban trợ niệm vừa mới đến nơi mà gặp trường hợp bệnh nhân vừa mới tắt thở
hoặc đã tắt thở trước đó một, hai hoặc ba tiếng đồng hồ, người trợ niệm
nên biết đây là giây phút vô cùng quan trọng, tốt nhất trước tiên
lớn tiếng khai thị, sau đó mới bắt đầu trợ niệm. Vì sau khi người bệnh tắt
thở, không luận là thân quyến có khóc hay là không, tâm họ luôn luôn rối
loạn. Nếu lớn tiếng khai thị tâm của họ, có thể biết được do hai nguyên
nhân sau :
1.-
Tâm người bệnh có quy y (quy vào danh
hiệu Phật) nên biến phiền não thành chánh định.
2.-
Cũng đã có phát nguyện cầu sinh Tây phương (tâm vui vẻ nghe danh hiệu là
có thể sinh Tây phương).
Người khai thị nên lớn tiếng hướng dẫn họ như sau: “Hỡi ông (bà) gì! Mọi
chuyện lành dữ trong quá khứ xin ông (bà) đừng nên suy nghĩ đến nữa, tài
sản con cháu trong nhà hãy nên xả bỏ, không nên mảy may một niệm chạy
theo, một lòng niệm Phật A Di Ðà để được vãng sinh sang cõi Cực Lạc. Tất
cả chúng tôi sẽ niệm Phật trợ niệm cho ông (bà), ông (bà) nên dồn hết tâm
lực nghe câu niệm Nam mô A Di Ðà Phật. Hãy an trụ vào đó mà vãng sinh Cực
Lạc”. Sau khi khai thị xong là bắt đầu trợ niệm ngay. Nếu như người làm
chung bình thường có tín nguyện niệm Phật cầu vãng sinh Tây phương thì
nhất định được vãng sinh Tây phương. Nếu như bình thường có tín nguyện cầu
sinh Tây phương thì nghe được danh hiệu trợ niệm thì công đức không thể
nghĩ bàn. Như trong Kinh Ðịa Tạng có nói: “Người nào lúc lâm chung, nghe
được một danh hiệu Phật, có thể tiêu trừ được trọng tội vô gián địa ngục”.
Cho nên người trợ niệm vào giây phút lâm chung công đức niệm Phật thật lớn
lao thay.
NHÂN QUẢ THÙ THẮNG CỦA
NGƯỜI TRỢ NIỆM
Có
nhân thì có quả, có quả thì tất phải có nhân. Chúng ta nếu có thể phát tâm
trợ niệm cho người vào giờ phút lâm chung được vãng sinh Tịnh độ thì trong
tương lai đến giây phút lâm chung của chúng ta thì tự nhiên có người phát
tâm trợ niệm trở lại cho chúng ta được vãng sinh Cực Lạc. Chúng ta trợ
niệm cho người là nhân, niệm Phật khiến người lâm chung được vãng sinh
Tịnh độ là duyên. Trong tương lai người được chúng ta trợ niệm được vãng
sinh, đến lúc lâm chung của chúng ta thì nhất định họ sẽ theo Phật A Di Ðà
cùng đến tiếp dẫn, đồng thời dùng thần lực gia hộ cho chúng ta, khiến cho
chúng ta không mất đi chánh niệm mà được vãng sinh Cực Lạc. Lại nữa,
thường thường chúng ta hay đi trợ niệm cho người được vãng sinh, do đó
những đặc điểm lợi hại lúc lâm chung, chúng ta thường biết rõ hơn ai hết,
cho nên trong tương lai đến lúc lâm chung của chúng ta nhất định chúng ta có
thể vận dụng những kinh nghiệm hiểu
biết đó đúng theo pháp, không để
phát sinh bất kỳ một sự việc nào
làm cản trở việc vãng sinh của chúng ta.
Như
chúng ta đã biết, Ðức Phật sở dĩ xuất hiện ra đời là độ thoát tất cả chúng
sinh đều được thành Phật. Thích Ca Như Lai thuyết pháp 49 năm, Ðức Phật A
Di Ðà phát 48 lời nguyện, trang nghiêm cõi Cực Lạc.
Tất
cả những pháp môn khác trong Phật giáo đều nương vào tự lực. Người tu tập
phải đoạn dứt hết tất cả các phiền não mới có thể thoát khỏi sinh tử thật
là khó thực hành. Ðối với pháp môn Tịnh
độ, Ðức Phật A Di Ðà có nguyện lực tiếp dẫn người niệm Phật vãng
sinh Cực Lạc, mà không đoạn dứt phiền
não mà vẫn thoát khỏi luân hồi
sinh tử, thật là pháp môn dễ tu tập thay. Chúng ta hiện tại thường
hay trợ niệm cho người được vãng sinh là đang thay thế cho chư Phật đảm
nhiệm trọng trách độ thoát chúng sinh công đức thật lớn lao vô cùng. Ðây
là cái nhân giúp cho chúng ta trong tương lai được vãng sinh vậy.
VẤN ÐỀ SẠCH SẼ TRONG PHÒNG
NGƯỜI BỆNH
Trong phòng bệnh nhân nên quét dọn sạch sẽ, đối với những vật không cần
thiết nên dọn đi, càng sạch càng trống càng tốt. Một là khỏi làm người
bệnh động tâm, hai là tiện lợi cho việc ra vào của người trợ niệm thoải
mải. Nếu bệnh nhân tâm thức còn tỉnh táo nên khuyên họ hướng về phía Tây,
nằm kiết tường phía bên hông tay phải, tâm tưởng đến việc vãng sinh. Nếu
như người bệnh bị bệnh khổ đau đớn bức bách, tâm không thể an định, thì
mọi việc nên thuận theo họ chớ nên miễn cưỡng.
Nếu
như người bệnh tự mình biết được làm sao mới có thể làm cho tâm an định
làm sao mới có thể duy trì chánh niệm. Nên tùy theo tâm ý của họ. Trước
giường nên thiết lập tượng Tây phương Tam Thánh hoặc tôn tượng Phật A Di
Ðà. Trước tôn tượng cần phải cúng dường hương hoa quả phẩm. Tượng Phật nên
cho quay về hướng đối diện với mặt người bệnh, để họ sinh tâm kính ngưỡng.
Nếu
bệnh nhân có đại tiểu tiện thì thân quyến nên lau chùi sạch sẽ ngay. Khi
bệnh nhân sắp tắt thở, trên thân của họ nếu có tiểu tiện dơ dáy thì chớ
nên lau rửa, hãy lo niệm Phật trợ niệm, dù có hôi hám như thế nào thì
người trợ niệm cần phải hiểu rằng việc trợ niệm là đảùm nhiệm trách nhiệm
thay thế Như Lai độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử là việc vô cùng quan
trọng, há chỉ vì một chút duyên hôi hám mà bỏ đi trách nhiệm hay sao? Ðối
với mỗi chúng ta đến lúc lâm chung thân thể hư hoại, ai có thể tự cho rằng
mình không có sự nhơ nhớp? Nếu cứ nghĩ tưởng như vậy thì tâm chúng ta
không còn quan tâm đến sự hôi hám nữa. Ðối với sự dơ bẩn trên thân người
bệnh phải chờ đến khi thi thể lạnh hẳn toàn thân sau đó mới tắm rửa.
Ðối
với tượng Phật đặt trước giường người
bệnh nếu có dơ dáy cũng không được lau chùi, có
thể chiếu cố vì sợ bệnh nhân lúc tắt thở mất
chánh niệm nên mất đi cơ hội vãng sinh,
điều này dù tượng Phật có dơ dáy cũng không mang tội.
PHÁ TRỪ NGHI CHƯỚNG
Nếu bệnh nhân bệnh
tình nặng nề, nên hỏi họ xem còn vướng mắc việc gì hay không. Nếu có thì
nên giảng giải, sớm giải quyết cho họ để không còn chướng ngại việc vãng
sinh. Nếu bệnh nhân không có việc gì vướng mắc vậy thì nên hỏi họ một lần
rồi sau đó không nên hỏi nữa, vì sợ làm phân tâm họ mất đi chánh niệm. Hãy
chú ý, Chú ý!
Nếu
bệnh nhân có sự nghi ngờ hỏi: “Tôi phát tâm niệm Phật, thời gian
chưa
được bao lâu, lại sợ nghiệp chướng tội nặng nề, không hiểu có được
vãng
sinh hay không?”. Nên trả lời với họ rằng: “Việc phát tâm niệm
Phật sớm
hay muộn không thành vấn đề, điều quan trọng từ khi phát tâm cho
đến giờ
phút lâm chung tâm không thối chuyển mới là quan trọng. Vậy đến
lúc lâm
chung của ông, gặp được nhân duyên thiện hữu khai thị, mới có thể
phát tâm
niệm Phật, điều này cũng tốt lắm. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật có
nói: “Người bình thường tạo nghiệp chướng rất nhiều lại nặng nề đến
giây phút
lâm chung, gặp được thiện hữu khai thị, mới phát tâm niệm Phật, có
thể
vãng sinh Tây phương”. Trong Kinh này cũng có nói: “Niệm một câu A
Di Ðà
Phật có thể tiêu trừ 80 ức đại kiếp trọng tội!”. Cho nên việc phát
tâm
niệm Phật dù chưa lâu dài lại tội chướng nặng nề, tâm không nghi
ngại, chỉ
cần nhất tâm niệm Phật, quyết chí nguyện cầu sinh Tây phương, đến
giờ phút
lâm chung, nhất định được thấy Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn vãng sinh
không
nghi ngờ.
Nếu
như người bệnh có tâm niệm luyến ái quyến thuộc và tham trước tài sản. Nên
đối trước họ mà nói: “Chúng ta làm người sống trong cõi Ta Bà này thật
khổ sở vô cùng tận, ai sinh ra rồi cũng già, rồi cũng bệnh, rồi cũng chết,
sự khổ ấy không thể kể hết vì nó vô cùng vô tận. Ðược vãng sinh Cực Lạc
thì thoát khổ mà còn an vui vĩnh viễn, lại có thể trở lại độ cho gia quyến
cũng được vãng sinh, cùng an hưởng hạnh phúc lâu dài. Vì vậy ông (bà)
không nên quyến luyến con cháu và tham đắm tài sản mà làm trở ngại cho
việc vãng sinh của mình, lại mất đi việc đời đời kiếp kiếp của gia quyến
và những người khác.
Nếu
bệnh nhân có tâm nghi ngờ hỏi rằng: “Tôi niệm Phật mà sao chẳng
thấy Phật?”. Họ lại hỏi: “Khi tôi lâm chung không biết có được Phật A Di
Ðà đến
tiếp dẫn hay không?”. Vậy người trợ niệm nên vì họ mà giảng: “Hiện
nay
được thấy Phật hay chưa được thấy Phật là điều không có quan hệ.
Nếu hiện
tại chưa được thấy Phật thì lúc lâm chung nhất định thấy Phật.
Ðiều quan
trọng là sáu chữ Nam mô A Di Ðà Phật niệm niệm hiển lộ trong tâm
ông, đến
lúc lâm chung thì Phật A Di Ðà tự nhiên ở trong tâm ông hiện ra
tiếp dẫn.
Xin ông (bà) cần lưu tâm niệm Phật, không nên sinh tâm nghi ngờ,
nếu còn
một mảy may nghi ngờ thì ông (bà) với Phật cách xa còn làm chướng
ngại cho
việc vãng sinh. Nếu ông (bà) không sinh tâm nghi ngại mà nhất tâm
niệm
Phật thì nhất định có sự cảm ứng đạo giao, không nghi ngờ việc
vãng sinh.
Phải biết rằng người tu Tịnh độ đến giây phút lâm chung thấy Phật
hiện
tiền, thời gian có sớm có muộn. Sớm thì thấy trước một hoặc hai
ngày, hoặc
vài tiếng đồng hồ hay trong chốc lát, thời gian hoàn toàn không
giống
nhau. Nếu trễ thì ngay sau khi tắt thở Phật mới hiện ra (chỉ trong
một sát
na). Lúc Phật hiện ra cũng là lúc người niệm Phật được vãng sinh.
Nếu
bệnh nhân ban đêm và ban ngày hoặc trong khi niệm Phật, hoặc nằm mộng thấy
những hình thù ghê gớm, hoặc nghe những âm thanh kỳ quái, tâm sinh kinh sợ
làm trở ngại cho chánh niệm. Vậy người trợ niệm nên vì họ mà nói: “Những
âm thanh, hình tướng kỳ quái này là oan gia nhiều đời do ông (bà) sát hại
mà đến. Nay họ biết được ông (bà) niệm Phật cầu sinh Tây phương, nên hiện
ra các cảnh giới xấu ác khiến cho tâm ông (bà) lo sợ, làm trở ngại cho
việc vãng sinh. Vì thế ông (bà) đừng sợ họ, không chạy theo các hình ảnh
và âm thanh, chuyên tâm nhất ý vào câu Nam mô A Di Ðà Phật. Niệm niệm khẩn
thiết chí thành, không cho gián đoạn thì các loại oan nhân không có chỗ
nương tựa, tự nhiên tiêu trừ”.
Nếu
đến phút lâm chung thấy ông bà cha mẹ, tổ tiên hay người thân quyến hiện
ra tiếp dẫn, nên biết rằng họ đều là do quỷ thần từ ba đường ác biến hóa
mà thành để lừa gạt chúng ta rơi vào ba đường ác. Vì vậy chúng ta cũng nên
chuyên tâm vào câu niệm Phật thì họ tự nhiên biến mất. Nếu thấy thiên nhân
và thần nhân hiện ra tiếp dẫn đưa ta về quốc độ của họ phải hết sức cẩn
thận đừng để một mảy may tâm niệm dao động theo họ mà chỉ khi nào Phật A
Di Ðà hoặc Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát hiện ra tiếp dẫn mới
được. Nên biết rằng Phật A Di Ðà do từ tâm niệm Phật được thanh tịnh hiện
ra tiếp dẫn ông (bà), mà cũng do tâm ông (bà) chuyên tâm niệm Phật được
thanh tịnh mới được vãng sinh. Hãy chú ý! Chú ý!.
KHAI THỊ CHO NGƯỜI LÂM CHUNG
Ông
(bà) nên hiểu rằng không luận là người nào, hai việc bệnh khổ và tử vong
là điều không thể tránh được. Nếu ông (bà) có bệnh khổ thì không nên để
tâm vào bệnh khổ đó mà hãy chuyên tâm nhất ý niệm Nam mô A Di Ðà, niệm
niệm rõ ràng, tưởng đến việc vãng sinh thì bệnh khổ tự nhiên giảm nhẹ bình
thường.
Người niệm Phật chúng ta, đến giây phút lâm chung bất luận là việc gì đều
nên buông xả để tâm được thanh thản nhẹ nhàng, chỉ nương tựa vào một câu
Nam mô A Di Ðà, thanh minh rõ ràng, niệm niệm chấp trì danh hiệu thì
khoảng 3 ngày, 5 ngày, cho đến 7 ngày được vãng sinh. Từ đầu chí cuối chỉ
một tâm niệm cầu sinh Tây phương nếu có thể y theo lời tôi nói, thì tôi
bảo đảm ông (bà) nhất định được vãng sinh, không nên giống như người thế
tục không có sự hiểu biết đến lúc lâm chung nếu có bệnh khổ chỉ kêu mẹ kêu
cha, chỉ cầu thiên thần, quỷ thần giúp đỡ, đây là sự mê lầm vô cùng lớn
lao. Chúng ta cần hiểu rằng người niệm Phật lúc lâm chung, không luận có
bệnh hay là không. Cốt yếu là nên cầu lòng từ bi của Phật A Di Ðà sớm đến
tiếp dẫn. Còn Thiên, Thần, Quỷ chỉ nằm trong lục đạo luân hồi, là còn sinh
tử, làm gì có sức mạnh năng lực mà ông (bà) cầu nguyện, cầu thoát khỏi
sinh tử luân hồi?
Chỉ
có lòng từ bi và 48 lời nguyện của Phật A Di Ðà cùng năng lực và
thần
thông quảng đại của Ngài mới có thể cứu độ chúng ta thoát ly sinh
tử được.
Nếu ông (bà) còn ôm lòng cầu nguyện thiên thần, quỷ thần giúp đỡ
thì hãy
nên xả bỏ đi, nhất tâm niệm Phật cầu sinh Tây phương. Còn quý ông
(bà) thọ
mạng chưa hết thì niệm Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng của
mình, như
vậy bệnh cũng đã hóa vui rồi. Bằng ngược lại thọ mạng ông (bà) đã
hết thì
ông (bà) nhất định vãng sinh. Giá như niệm Phật chỉ cầu lành bệnh
mà không
cầu sinh Tây phương thì dù thọ mạng ông (bà) đã hết thì Tây phương
khó mà
sinh, hoặc thọ mạng chưa hết, bệnh nhất thời khó mà lành, song
chẳng những
không tốt mà sự khổ vì bệnh lại càng gia tăng. Ông (bà) cần hiểu
rằng: Chúng ta sống ở cõi Ta bà ô trược này phải chịu nhiều khổ não hay
sao?
Nếu được vãng sinh thì thọ hưởng được nhiều vui sướng hay sao? Nếu
ông
(bà) còn có tâm cầu khẩn trời, thần, quỷ gia tâm giúp đỡ, điều này
cho
thấy ông (bà) còn sợ chết, nếu còn tâm sợ chết thì tâm ông (bà)
cùng với
tâm nguyện của Phật A Di Ðà cách xa nhau. Vì thế Tây phương khó mà
sinh
được, phải chịu khổ hải sinh tử mãi mãi, không có ngày xuất ly.
Nếu
ông (bà) còn tâm sợ chết thì tự trách mình. Tại sao ta đã phát tâm niệm
Phật, quyết chí cầu sinh Tây phương làm sao còn đeo mang tâm niệm sợ chết
tự mình làm chướng ngại cho việc vãng sinh của mình? Vì vậy mình muốn
vãng sinh thì nên khẩn thiết nhất tâm niệm Phật cầu Phật từ bi sớm đến
tiếp dẫn.
Tóm
lại bệnh khổ phát hiện lúc lâm chung, là do oan gia ác nghiệp nhiều đời
của chúng ta sở cảm, họ hiện ra ngăn cản nên phát hiện thành nhiều loại
khổ não khiến tâm chúng ta sinh phiền não, làm chướng ngại cho việc niệm
Phật vãng sinh. Nếu chúng ta hiểu rõ được như vậy thì không bị các loại ma
chướng sở chuyển. Ðiều tốt nhất là chúng ta nên chí thành khẩn thiết niệm
Phật, niệm niệm không buông lơi, dồn hết tâm lực nương tựa vào danh hiệu
Nam mô A Di Ðà Phật thì được vãng sinh Tịnh độ.
QUYẾT NGHI VỀ BỆNH KHỔ
LÚC LÂM CHUNG
Người niệm Phật đến giây phút lâm chung nếu bị bệnh khổ nặng nề hiện hành
xin chớ nghi ngờ, cũng chớ nên sợ hãi. Ngay như Huyền Trang Tam Tạng Pháp
sư xưa kia lúc lâm chung cũng phải chịu bệnh khổ, huống gì là hàng phàm
phu chúng ta, lại không có bệnh khổ hay sao?
Chỗ
cần yếu là chúng ta phải biết rằng những bệnh khổ này do ác nghiệp từ
nhiều đời trước chúng ta tạo ra. Nếu chúng ta không có niệm Phật thì những
oan nghiệp này sẽ chiêu cảm chúng ta đời sau phải chịu quả báo vào địa
ngục. Khi chúng ta có thiện căn biết niệm Phật thì những ác nghiệp này sẽ
nhờ vào lòng từ và sức gia hộ của Phật A Di Ðà mà chuyển thành nhẹ, hiện
ra thành bệnh khổ tạm thời, nếu trải qua bệnh khổ rồi thì nhất định được
vãng sinh. Ðiều quan trọng chúng ta nên dồn hết tâm lực
vào danh hiệu, niệm niệm không gián
đoạn thì dù có bệnh đi chăng nữa thì vẫn thấy bình thường.
Như vậy lộ trình đời
sau chúng ta sinh địa ngục hoặc Tây phương, đều do tâm chúng ta quyết
định. Nếu tùy theo bệnh khổ phiền não thì sinh địa ngục. Nếu tâm niệm Phật
thì được vãng sinh. Hãy hết sức cẩn thận!
Ðối
với trường hợp khi bệnh khổ, khí lực đã cạn kiệt, bốn chữ A Di Ðà Phật
cũng không thể khởi niệm, vậy nên để tâm vào một chữ Phật cũng có thể
được. Tâm ông (bà) nên niệm niệm duyên theo chữ Phật đó, tưởng nhớ đến
việc vãng sinh. Còn nếu quả thật bệnh khổ bức bách quá trầm trọng một chữ
Phật cũng không niệm được thì ông (bà) nên hết sức chí thành khẩn thiết
tưởng nhớ trước mặt mình. Phật A Di Ðà từ bi đang đưa tay tiếp dẫn ta.
Ðồng thời tâm tâm niệm niệm tưởng nhớ đến việc vãng sinh thì lúc lâm chung
tùy theo tâm niệm đó, chúng ta được vãng sinh. Cổ đức có dạy trong Kinh
Pháp Cổ: “Lúc lâm chung nếu không thể quán cho đến niệm thì chỉ nên biết
đến Phật cũng được vãng sinh”.
Giải thích: Phàm phu bình thường tu tập quán tưởng, có người tu quán tượng niệm
Phật, cho đến trì danh niệm Phật mà công phu chưa được đắc tam muội, cho
đến nhất tâm bất loạn, song đến lúc lâm chung, vì bị bệnh khổ bức bách,
thân tâm không thể an định, không thể đề khởi hay trì danh niệm Phật. Nếu
có tưởng nhớ và tâm chí thành tưởng nhớ Phật A Di Ðà đưa tay tiếp dẫn và
niệm niệm cầu sinh Tây phương thì lúc lâm chung được sinh về Tịnh độ.
Lời
này do từ kim khẩu Ðức Thế Tôn thuyết trong Kinh Phật Cổ, chớ tôi không
dám tự nói.
PHƯƠNG PHÁP TRỢ NIỆM
Ðối
với vấn đề trợ niệm, trước tiên phải xem bệnh tình của bệnh nhân ra sao?
Nếu chưa nặng lắm thì theo nghi thức tụng như sau :
-
Tây phương phát nguyện văn của Liên Trì Ðại sư (1 lần)
-
Phật thuyết A Di Ðà Kinh (1 quyển)
-
Chú vãng sinh (3 lần) (tốt nhất là 21 lần)
-
Bài tán Phật A Di Ðà (1 lần)
- Niệm Nam mô Tây phương... A Di Ðà Phật.
Sau đó niệm liên tục: Nam mô A Di Ðà Phật.
Nếu
bệnh tình đã nguy kịch, nên niệm ngay Nam mô A Di Ðà Phật hay bốn chữ cũng
được. Vấn đề pháp khí nên dùng khánh không nên dùng mõ vì âm thanh của mõ
nặng nề. Ban trợ niệm ban ngày nên chia thành hai nhóm, ban đêm chia thành
ba nhóm. Mỗi nhóm có ít nhất là hai người, thời gian trợ niệm cứ mỗi nhóm
là 1 giờ.
Phương pháp trợ niệm :
Ban ngày thì giờ đầu nhóm 1 niệm lớn tiếng, nhóm 2 niệm thầm, giờ thứ hai
thì nhóm 2 niệm lớn tiếng, nhóm 1 niệm thầm, cứ vậy mà tiếp tục. Ban đêm,
giờ đầu nhóm 1 niệm lớn tiếng, nhóm 2 và 3 niệm thầm hoặc nghỉ ngơi; giờ
kế tiếp nhóm 2 niệm lớn tiếng, nhóm 1 và 3 niệm thầm hoặc nghỉ ngơi, giờ
tiếp theo nhóm 3 niệm lớn tiếng, nhóm 1 và 2 niệm thầm hoặc nghỉ ngơi.
Tiếp tục luân phiên như thế thì không luận 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, nửa
tháng cho đến 1 tháng đều có thể trợ niệm lâu dài, vì nhóm này thay thế
nhóm kia không hề mệt mỏi, làm cho tiếng niệm Phật ngày đêm không dứt.
Lúc
trợ niệm, trước tiên đến trước bệnh nhân mà hướng dẫn rằng: “Tất cả chúng
tôi niệm Phật đây là vì ông (bà). Vậy ông (bà) nên cùng chúng tôi đồng
niệm Phật. Nếu hơi sức đã cạn kiệt không nên để tâm buông lơi theo trần
cảnh mà hãy chú tâm lưu ý nghe chúng tôi niệm Phật, tai phải nghe từng câu
từng chữ rõ ràng, trong tâm cũng vậy, nên để hết tâm lực vào âm thanh của
danh hiệu Nam mô A Di Ðà Phật”. Thuyết như vậy xong, mới bắt đầu trợ niệm.
Nếu trong lúc trợ niệm thấy bệnh nhân bị hôn trầm giống như ngủ, không thể
nghe được thì người trực trong ban trợ niệm hãy dùng khánh đến gần bên tai
của người bệnh gõ vài tiếng đồng thời lớn tiếng niệm Phật khiến cho người
bệnh không còn bị hôn trầm.
Khi
người bệnh sắp tắt thở, nếu ban trợ niệm đã có đủ người trợ niệm thì tốt
nhất thân quyến nên đến trước bàn Phật A Di Ðà (trong phòng bệnh nhân) mà
quỳ niệm Phật, hoặc lạy niệm, cầu xin Phật A Di Ðà phóng đại hào quang,
tiếp dẫn vong linh được vãng sinh Tịnh độ. Trong lúc này thì ban trợ niệm
nên chia thành hai nhóm, mỗi nhóm niệm Phật khoảng nửa giờ, từ giây phút
này trở đi nên lớn tiếng niệm Phật, niệm như vậy cho đến 3 tiếng đồng hồ
sau khi người chết đã tắt thở, rồi trở lại luân phiên niệm như bình
thường.
Khi
bệnh nhân sắp tắt thở, người trực ban trợ niệm cần lưu ý những hiện tượng
sau: Nếu mặt người bệnh đổ mồ hôi hoặc nhăn nhó, thân thể co giật, thì đó
là do bệnh khổ bức bách, hoặc bệnh nhân giống như ngủ không hay không biết
gì cả. Gặp những trường hợp như thế, người trợ niệm cần đến gần họ mà lớn tiếng sách
tấn rằng: “Này ông (bà) Tây phương Cực Lạc đang hiện tiền, hãy chú
tâm niệm Phật mà vãng sinh”. Nói lớn như vậy hai lần, rồi lại quán sát xem
có bất động gì hay không, nếu không thì nên gọi lại một lần cho đến ba lần
như thế.
Khi
bệnh nhân đã tắt thở mà thi thể vẫn chưa lạnh hẳn, người trực ban
trợ niệm
phải hết sức chú ý không cho một ai thăm dò trên thi thể. Nếu thân
nhân
khóc lóc thì yêu cầu họ nên đi chỗ khác
hoặc khuyên gia đình cùng phát tâm niệm Phật, trải qua một ngày
một đêm,
mới có thể thỉnh các bậc trí thức có kinh nghiệm giám định xem thi
thể đã lạnh hẳn chưa. Nếu đã lạnh hẳn thì mới ngừng niệm Phật, hồi
hướng công đức trợ
niệm cho người quá vãng được vãng sinh. Trường hợp thi thể vẫn còn
nóng đến một hoặc hai cho đến ba ngày, thì gia đình cần phải phát tâm
liên tục niệm Phật trợ niệm. Con cháu trong gia đình phải hiểu
được
như vậy. Nên phát tâm niệm Phật, không nên khóc lóc không những
không có
lợi chi mà còn làm mất đi cơ hội vãng sinh của người mất.
THỜI GIAN TẮM RỬA THAY QUẦN ÁO
CHO NGƯỜI MẤT
Thi thể người mất đã lạnh hẳn thì sau hai giờ mới nên tắm rửa, thay y
phục. Nếu các khớp xương bị cứng nên dùng khăn vải nhúng vào nước nóng đắp
vào nơi đó, chỉ vài phút sau là mềm ra. Mắt không nhắm lại được, cũng làm
như vậy. Ðối với vấn đề quần áo của người mất nên ăn mặc giống lúc bình
thường, hợp với họ, không nên dùng quần áo quá tốt. Nếu có thương người
mất chỉ cầu cho họ được vãng sinh hưởng được an vui hạnh phúc miên viễn
nơi miền Cực Lạc. Ðó mới là chân thật hiếu thuận là tình thương của sự
hiểu biết. Nếu cho người mất ăn mặc đẹp đẽ hơn lúc bình thường chẳng qua
là để lừa dối thiên hạ, muốn họ tán thán mà thôi.
PHƯƠNG PHÁP TIẾN VONG (SIÊU ÐỘ)
HAY NHẤT
Sau
khi vong nhân đã vãng sinh, đối với việc siêu độ, cách hay nhất là nên
trai giới mà niệm Phật. Nếu muốn có công đức lớn lao tốt nhất là thỉnh vài
vị Tăng Ni (Người tu Tịnh độ) đến trợ niệm Phật. Thời gian lâu mau thì nên
tùy theo hoàn cảnh gia đình mà định liệu. Ðối với việc siêu độ người mất
tốt nhất gia quyến nên tham gia niệm Phật, vì gia quyến có quan hệ thân
thiết hơn nên dễ giao cảm hơn. Việc niệm Phật, không luận là người xuất
gia hay tại gia, nếu tâm có sự khẩn thiết chí thành thì công đức vô cùng
lớn. Công đức niệm Phật mỗi ngày nên hồi hướng cho người mất được vãng
sinh. Nếu người mất đã được vãng sinh thì sẽ tăng cao phẩm vị ở liên đài.
Nếu như chưa vãng sinh thì nhờ vào công đức đó mà được vãng sinh. Chẳng
những người mất được vãng sinh mà thân quyến lại gieo được duyên lành với
Phật pháp, nếu tăng trưởng lòng tin, thực hành tu tập niệm Phật thì cũng
được vãng sinh.
Ðối với người thế tục cho rằng việc tụng kinh, sám hối, niệm Phật là tầm
thường... Sở dĩ như vậy là họ không hiểu Phật lý. Trong Kinh Quán Vô Lượng
Thọ Phật có nói: “Niệm một câu
Nam mô
A Di Ðà có thể tiêu trừ trọng tội của 800 vạn đại kiếp sinh tử”. Vậy ai
dám bảo rằng niệm Phật là tầm thường? Lại cũng trong Kinh này, phẩm Hạ
Phẩm Thượng Sinh lại ghi: “Nghe 12 bộ Kinh thì tiêu trừ 1000 kiếp ác
nghiệp nặng nề”. Lại chép: “Có thể nghe niệm danh
Nam mô
A Di Ðà Phật trừ được vô lượng đại kiếp sinh tử trọng tội”. Trên
đây là
dẫn chứng những lời do chính Ðức Phật Thích Ca dạy để làm căn cứ,
chứ
không phải do ai nói. Như vậy những lời nói trên cho thấy rằng
những người
đó chưa biết công đức thù thắng của việc niệm Phật. Ấn Quang Ðại
sư có dạy: “Các nhà sư hiện nay, phần lớn là bày vẽ, chẳng được như
pháp. Chỉ cốt
giữ thể diện mà thôi. Nếu chuyên môn niệm Phật thì người người đều
biết
niệm, công đức lại rộng lớn, lại thiết thực. Nếu đem công đức niệm
Phật
hồi hướng khắp cùng chúng sinh, đồng sinh Tịnh độ, thì công đức
lợi ích
đối với người mất cũng rộng lớn hơn nhiều”.
Sau
khi vong nhân đã vãng sinh Tây phương, trong vòng 49 ngày thì thân quyến
nên ăn chay niệm Phật, giữ gìn ngũ giới (không nên sát sinh, trộm cắp, dâm
dục, nói dối cho đến bày vẽ tiệc rượu vui chơi) thì cả người sống lẫn
người mất, đều được lợi ích không thể nghĩ bàn.
VẤN ÐÁP VỀ THÂN TRUNG ẤM
Hỏi:
Trong đạo Phật, sau khi người nhà chết, trong vòng 49 ngày, gia quyến nên
ăn chay, niệm Phật, tạo các phước lành mà hồi hướng cho người mất là ý
nghĩa như thế nào?
Ðáp: Nếu
vong nhân quả thật đã được vãng sinh, mà trong vòng 49 ngày gia quyến ăn
chay niệm Phật, tạo nhiều phước lành (bố thí, phóng sinh, trai tăng...)
hồi hướng cho người mất thì có các lợi ích sau :
1.-
Một là người mất tăng cao phẩm vị ở liên trì.
2.-
Gia quyến được phước đức vô lượng.
Nếu
vong nhân chưa biết có được vãng sinh
hay không thì có nghĩa là họ đang ở giai đoạn thân trung ấm. Do đó thời gian này gia quyến
vì họ mà ăn chay niệm Phật, tạo
phước lành, thì họ nương nhờ công đức này mà phát tâm cầu sinh Tây phương.
Hỏi:
Trung ấm thân nghĩa là sao?
Ðáp: Sau
khi người mất, thần thức rời khỏi thể xác, nhưng chưa thọ sinh, giống như
người ra khỏi phòng này mà chưa vào phòng khác còn ở thời kỳ trung gian
nên gọi là trung ấm. Có những trường hợp sau đây thần thức không phải qua
giai đoạn thân trung ấm :
1.-
Một là người đủ tín hạnh nguyện niệm Phật được vãng sinh.
2.- Người cực thiện được sinh ngay về cõi trời.
3.- Người cực ác liền đọa vào địa ngục vô gián.
Ðối
với người bình thường không làm ác không làm thiện, thì phải trải qua thân
trung ấm, giai đoạn thân trung ấm, thời gian lâu hay chậm tùy theo nghiệp
lực của mỗi người, nhưng chậm nhất có thể là 49 ngày.
Hỏi: Phàm
là người sau khi đã chết, tại sao không đi thọ sinh ngay, mà phải trải qua
thời gian thân trung ấm?
Ðáp: Nguyên nhân là vì các nghiệp thiện ác nhiều đời cho đến nay chưa quyết
định dứt khoát, do tâm thức của người mất lúc nghĩ thiện, lúc nghĩ ác, cứ
thay nhau sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, nghiệp ác, nghiệp thiện thay đổi
không ngừng. Nếu nghiệp thiện nhiều, thì trong tâm họ phát hiện ra cảnh
giới trời, người, A tu la, cảnh thiện cũng có ba phẩm: Thượng phẩm thiện
(trời), trung phẩm thiện (người), hạ phẩm thiện (A tu la). Tâm thức người
mất cũng tùy theo các phẩm thiện trên mà thọ sinh.
Nếu
người mất nghiệp và ác nghiệp nhiều thì cũng tùy theo ba phẩm ác
sau: thượng phẩm ác (địa ngục), trung phẩm ác (ngạ quỷ), hạ phẩm ác (súc
sinh)
mà thọ sinh không giống nhau.
Vì
vậy, gia quyến đã biết được như vậy rồi, thì trong vòng 49 ngày nên ăn
chay niệm Phật, tạo công đức cho người mất, khiến cho họ nương nhờ vào
công đức vô lượng này mà tội chướng được tiêu trừ, tăng trưởng thiện
phước, được vãng sinh Tây phương, hoặc được siêu thăng cõi trời, hoặc trở
lại làm người.
Nếu
gia quyến bằng ngược lại không phát tâm ăn chay niệm Phật, tu tạo phước
lành, lại chuyên sát sinh, tà dâm, mở tiệc ăn nhậu, đàn ca hát xướng, đồng
thời tạo vô lượng các ác nghiệp khác thì dầu cho bổn nguyện của người quá
vãng dù là thiện thì cũng mất đi. Nếu vốn là ác nghiệp thì càng chồng chất
thêm, khi ác nghiệp càng gia tăng thì nhất định rơi vào các đường ác tức
là địa ngục, vĩnh kiếp chịu vô lượng thống khổ vậy.
Hỏi: Nếu
gặp hoàn cảnh gia quyến nghèo khổ mà phải ăn chay niệm Phật làm phước
trong vòng 49 ngày thì quá khó khăn. Phải giải quyết như thế nào đây?
Ðáp: Niệm Phật là công đức vô cùng lớn. Nếu gặp hành cảnh gia quyến khó khăn,
thì không cần thỉnh các vị Tăng Ni, chỉ cần cả nhà ăn chay niệm Phật là đủ
rồi. Thời gian niệm Phật mỗi ngày nên quy định sáng tối hai lần, sau khi
niệm thì hồi hướng cho vong linh.
Phương pháp niệm Phật độ người mất, tùy theo kinh tế gia đình nên đơn
giản, không làm chướng ngại cho cuộc sống mà công đức lại lớn, gia đình
lại được phước đối với người mất thì hưởng lợi ích vô cùng. Kẻ mất người
còn đều được lợi ích không thể nghĩ bàn.
DẪN CHỨNG KINH ÐỊA TẠNG, PHẨM
“LỢI ÍCH TỒN VONG” ÐỂ LÀM LỜI KẾT LUẬN
Trưởng giả Ðại Biện chắp tay cung kính hỏi Ðịa Tạng Bồ Tát rằng: “Thưa
Ðại sĩ! Chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Ðề, sau khi mạng chung, nếu thân
nhân quyến thuộc, vì họ mà làm phước, tạo những nhân lành như bố thí, trai
tăng, niệm Phật, ăn chay, giữ giới, cúng dường Tam Bảo v.v... Thì người
mất có được lợi ích, giải thoát sinh tử hay không?
Bồ
Tát Ðịa Tạng đáp rằng: “Này ông trưởng giả, các chúng sinh đời hiện tại
hay vị lai, đến lúc lâm chung mà nghe được danh hiệu của một Ðức Phật, Bồ
Tát hay Bích Chi Phật, thì chẳng kể người đó có tội hay không có tội, đều
được giải thoát (vãng sinh Tịnh độ)”. Trưởng giả lại dạy rằng: “Quỷ vô
thường không hẹn mà đến, thần thức ngu mê, chưa rõ tội phước, trong vòng
49 ngày như ngây như dại, hoặc ở tại các Ty mà biện luận nghiệp quả. Sau
khi thẩm định thì căn cứ theo nghiệp mà thọ sinh. Trong thời gian chưa
quyết định, phải chịu trăm nghìn vạn lần sầu muộn, khổ đau, huống gì đọa
vào các nẻo ác. Vong nhân chưa được thọ sinh, trong vòng 49 ngày niệm niệm
mong cầu sự cứu giúp của thân quyến. Qua 49 ngày thì tùy nghiệp thọ sinh.
Nếu tội nhẹ thì đọa vào ngạ quỷ súc sinh. Nếu tội nặng thì đọa vào địa
ngục mà chịu khổ lâu dài vạn kiếp”. (một đại kiếp là bằng 3.440.000 năm ở
nhân gian). Lại dạy rằng: “Nếu trong vòng 49 ngày mà thân quyến vì vong
nhân tạo các phước đức thì có thể khiến cho họ xa lìa các nẻo ác (địa
ngục, ngạ quỷ, súc sinh), mà sinh về cõi trời thọ hưởng sự vui sướng thù
thắng, mà quyến thuộc hiện đời cũng được lợi ích vô cùng tận.
PHỤ LỤC
Hỏi: Có người bình thường tín nguyện niệm Phật, nhưng đến lúc lâm chung bị
phong thất, cấm khẩu, thần thức hôn mê trong thời gian này, người trợ niệm
có tác dụng hay không? Nếu có tác dụng mà người đó vẫn hôn trầm, không
hay không biết, thì nói tác dụng là có tác dụng chỗ nào? Nếu không có tác
dụng thì công đức niệm Phật bình thường của người mất có bị tổn giảm hay
không?
Ðáp: Công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn. Nếu người bình thường tín nguyện
niệm Phật mà đến lúc lâm chung bị trúng gió cấm khẩu, thần thức hôn mê.
Nếu gặp được thiện hữu trợ niệm, thì lợi ích cho người ấy không thể nghĩ
bàn. Nếu thần thức trước đó chưa rời thể xác, vẫn còn tỉnh táo, có thể
nghe âm thanh niệm Phật, thì có thể phát khởi tâm niệm Phật như bình
thường, đến lúc làm chung, nhất định được Phật lực tiếp dẫn Tây phương
không nghi ngờ.
Nếu
như người chết thần thức hôn mê, sau khi thần thức lìa thể xác, do túc
nghiệp chưa định, đang còn ở giai đoạn thân trung ấm. Trong thời gian thân
trung ấm lại được quyến thuộc và thiện hữu niệm Phật, nương vào đó mà vong nhân nhớ lại rồi phát tâm niệm Phật như
lúc bình thường thì cũng được vãng sinh Tây phương.
Nếu
không được như trên, nhưng lại gặp thiện hữu trợ niệm, tuy không được vãng
sinh thì thiện căn vãng sinh Tịnh độ lại được tăng trưởng, như trong kinh
có chép: “Vào thời Ðức Phật còn tại thế, có một ông lão dòng Phạm Chí tên
Tu Bạt Ðà La 120 tuổi, ở ngoài thành Câu Thi Na tu theo ngoại đạo, chứng
được năm phép thần thông, vì được định “Phi phi tưởng” thông minh đa trí
nhưng chưa xả được lòng kiêu mạn. Bấy giờ nghe Ðức Phật Niết bàn liền đến
thăm nghe Phật thuyết pháp, ông nhận rõ đạo lý nhiệm mầu, chứng được A La
Hán, ông xin vào hầu Phật, A Nan không cho, Ðức Phật xem biết ông này có
căn lành tu hành trong nhiều kiếp lâu xa về trước, thường làm ông tiều đốn
củi trên núi. Một ngày bị cọp rượt, ông sợ hãi nhảy thót lên cây, chỉ
niệm một tiếng “Nam mô Phật” mà cũng chưa hết câu, từ đó trải qua vô lượng
kiếp được Phật độ. Hà huống gì người bệnh niệm Phật thì sao? Cho nên công
đức niệm Phật chúng ta không hề bị tổn giảm.
Hỏi:
Người đến lúc lâm chung tuy có người trợ niệm nhưng không nghe biết, vậy
việc trợ niệm có tác dụng gì?
Ðáp: Ðây là nguyên nhân do túc nghiệp nhĩ căn của người lâm chung đã tạo nên
mới có sự việc như vậy. Lúc lâm chung tuy có người trợ niệm, không thể
nghe được nhưng vẫn được vãng sinh. Vì sao? Vì tuy nhĩ căn người sắp lâm
chung không nghe, nhưng tính căn của sự nghe không mất, chỉ cần tự tâm
người đó tỉnh táo, tín nguyện kiên cố, dồn hết tâm lực cầu sinh Tây
phương, thì nhất định lâm chung được Phật đến tiếp dẫn, lại được thiện hữu
trợ niệm và công đức niệm danh hiệu Phật bất khả tư nghị, thì người ấy
nhất định được vãng sinh. Giống như buồm thuận gió thì từ từ tiến lên vậy.
LỜI BẠT
Kinh nói: “Lìa ba đường ác, được thân người là khó, chúng ta ngày nay tuy
được thân người, nhưng mấy ai bảo đảm thọ mạng của mình được một trăm
tuổi. Sắc thân tứ đại chúng ta một ngày rồi cũng phải tán diệt, lại tùy
theo nghiệp thức mà cứ thọ sinh. Như người thiếu nợ, chủ nợ theo đời. Nếu
người bình sinh tạo nghiệp thiện mạnh, kiêm tu giới định huệ, sau khi chết
thác sinh thiên giới, thọ mạng vạn kiếp, đến khi phước báo hết, lại bị đọa
lạc, chung cuộc không có cứu cánh. Ðức Phật nhập diệt đã lâu, bậc thánh
không còn, phần lớn nhân loại nghiệp chướng sâu dày, căn cơ bạc nhược, kém
cỏi. Tuy cũng có thiền giáo diệu lý, nhưng ít người có thể tu tập. Nếu có
tu tập ít ai mà chứng đắc. Nếu muốn liễu sinh thoát tử, siêu phàm nhập
thánh, há phải làm sao đây?
Trong Kinh Ðại Tập, Phật có nói: “Ðời mạt pháp, ức ức người tu hành, ít
người được đạo, duy chỉ có nương theo pháp môn niệm Phật mới được độ”. Hãy
thử xem cách đây 3.000 năm, Ðức Thích Ca Như Lai cho biết như thế, Ngài
thật từ bi triệt để. Ở trong tam thừa Ngài khuyên răn chúng sinh nên tu
Tịnh độ. Vì Tịnh độ pháp môn phổ nhiếp ba căn: thượng, trung, hạ trí...
tùy theo năng lực tu tập công đức, rồi hồi hướng phát nguyện vãng sinh Tây
phương, đến lúc lâm chung đều được tiếp dẫn vãng sinh, hóa sinh trong hoa
sen, thọ mạng vô lượng, từ đó tiến tu không còn thối chuyển, cho đến ngày
thành Phật. Ðiều này cho thấy pháp môn Tịnh độ vô cùng thù thắng diệu kỳ.
Nên được gọi phương tiện nhất trong các phương tiện, ngắn tắt nhất trong
các đường tu tập. Từ xưa đến nay, người tu tập theo pháp môn này được vãng
sinh, dùng toán số khó mà biết được.
Hoặc có người niệm Phật mà chưa được vãng sinh là do nhân duyên chưa đầy
đủ, cho đến các mê lầm, làm mất chánh niệm dẫn đến cùng Phật cách xa, nên
không được vãng sinh, không được Phật tiếp dẫn. Hoặc có người bình thường
tuy có phát tâm niệm Phật, chỉ mong cầu phước báo, không phát nguyện vãng
sinh. Hoặc lại có người bình thường tín nguyện không tha thiết, lại niệm
Phật không thường xuyên. Hoặc lại có người lúc lâm chung, thiếu sự trợ
niệm của người, hoặc có người được trợ niệm, lại bị những người nhàn rỗi
nói chuyện tạp, làm cho tâm sinh phiền não bất an. Hoặc lại có người lúc
lâm chung, quyến thuộc bạn bè khóc lóc kêu réo nên bị tình luyến ái dắt
dẫn, khó xả bỏ được. Hoặc có người lâm chung, gia quyến thỉnh mời bác sĩ
đến chích thuốc hồi sinh phải chịu khổ sở. Hoặc có người tuy đã tắt thở
nhưng chưa lạnh hẳn, thần thức chưa rời
khỏi thể xác, thì bị người dùng tay dò xét nóng ở nơi đâu. Lại có người sau
khi lâm chung liền bị thay quần áo tắm rửa hết sức miễn cưỡng.
Trên đây là các nguyên nhân mê lầm đều có thể khiến cho người lâm chung
mất chánh niệm, không được vãng sinh. Vì vậy phàm là người niệm Phật phải
nên biết những điều đó. Lấy đó làm kinh nghiệm cho bản thân. Chúng tôi
thiết nghĩ rằng suốt cả cuộc đời chúng ta tu tập công trình ấy thật lớn
lao vô cùng. Song đến giây phút lâm chung chỉ vì gia quyến không có sự
hiểu biết về Phật pháp và phương pháp trợ niệm ra sao vì thế mà mất đi
nhân duyên trăm nghìn kiếp vãng sinh Tịnh độ thật là tiếc thay. Vậy mong
quý vị nhất là người tu Tịnh độ hãy theo sự hướng dẫn của sách này mà khởi
thực hành chắc chắn sẽ thu hoạch được nhiều lợi ích trong giờ phút lâm
chung, lại thành tựu việc vãng sinh về thế giới Cực Lạc.
Mấy
lời tâm huyết
Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật
hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ. Ðược như
thế công đức vô lượng, đó gọi là pháp thí.
Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, thì thỉnh
một số kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, rồi sau đó lại
lần lượt cho nhà khác mượn nữa, hoặc đọc cho kẻ khác nghe, nhất là cho
người không biết chữ nghe, cũng được công đức vô biên, đó cũng gọi là Pháp
thí.
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có
Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng”.
Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng ta đừng lo
nghĩ vội, mà điều tối cần là làm sao cho rạng rỡ chánh đạo trước cái đã.
Ðó là mục đích chính và thiêng liêng cao cả của chúng ta. Nền móng đạo
pháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúng ta. Vậy mỗi người nên xây đắp
vào đó một ít vôi, một ít nước, hoặc một tảng đá hay một viên gạch v.v...
ngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vững và kiên cố đời đời.
Chúng ta không
nên quan niệm ở công đức vô lượng vô biên, mà điều cần thiết là nên nghĩ
nhiều đến những người lầm đường lạc lối, sống trong vòng đầy tội lỗi không
có lối thoát, hãy mau cứu vớt họ, cảnh tỉnh họ để cùng quay về chân lý.
Nếu được như thế chính ta đã làm lợi ích cho Phật Pháp vậy.
Với hoài bão cuộc đời, chúng
ta hãy “Tất Cả
Vì Phật Pháp”. Hy vọng mấy lời tâm
huyết này được nhiều vị hảo tâm in kinh sách cho muôn dân xem.
Ðược như vậy công đức không gì
sánh bằng!
Tha thiết mong mỏi như thế!
Tặng cho thân
nhân một số tiền nhỏ, lòng mình không vui.. Nhưng mình không đủ sức tặng
nhiều hơn. Chỉ có một cách là tặng các loại sách tu hành để xây dựng cho
đời sống thanh cao, thì dù một quyển sách giá chỉ có vài ngàn, nhưng vẫn
còn quý hơn bạc vạn.
--- o0o ---